Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3

V/ Bảng đơn vị đo độ dài

Bài 1: Điền dấu >;<,= vào chỗ trống

5m 6cm …….. 560cm 2m 4cm …….. 240cm 5dam 6dm ……… 506dm 3hm 4dam ……… 34m 1m 3cm ……….. 104cm

6dm 8mm …….. 680mm 9m 7dm …….. 99dm 5m 17cm ……… 517cm

420mm ……… 4dm 2mm 8dam 5m ……….. 85m

Bài 2: Tính

8 dam + 5dam

=……………

56 dm × 8 = ……………..

403cm – 58cm = …………..

136 mm : 2 = …………….

12km × 8

= ………………… 69cm : 3

pdf 40 trang Minh Huyền 15/01/2024 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_toan_tieng_viet_lop_3.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán, Tiếng Việt Lớp 3

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 3 HỌC KỲ 1 I/ Cộng trừ các số có 3 chữ số Bài 1: Đặt tính rồi tính 162 + 370 728 – 245 315 + 315 478 - 178 642 + 287 386 + 604 740 – 723 558 - 281 II/ Nhân, chia số có 2 chữ số hoặc 3 chữ số với số có 1 chữ số Bài 1: Đặt tính rồi tính 213 × 3 374 × 2 8 × 113 121 × 6 152 × 4 6 × 109 303 × 3 5 × 176
  2. Bài 2: Đặt tính rồi tính 82 : 4 75 : 3 79 : 6 87 : 5 98 : 7 82 : 4 75 : 3 79 : 6 87 : 5 98 : 7
  3. 381 : 3 250 : 6 587 : 4 727 : 8 634 : 7 314 : 6 434 : 8 239 : 5 565 : 8 972 : 3
  4. III/ Góc vuông, góc không vuông Bài 1: Hình bên có . góc vuông, góc không vuông? . Bài 2: Nêu tên đỉnh và các cạnh góc vuông có trong hình bên: . IV/ Tìm x; Y Bài 1: Tìm x, y
  5. x × 7 = 42 28 : x = 4 49 : x = 7 . . . . . . . . . 472 – x = 50 : 5 x : 4 = 200 : 5 x × 5 = 237 - 137 . . . . . . . . . Bài 2: Tìm Y Y : 5 = 37 × 3 Y × 6 = 84 : 4 56 : Y = 21 : 3 . . . . . .
  6. . . . Y : 8 = 115 - 7 Y × 9 = 183 × 3 Y : 9 = 7 (dư 4) . . . . . . . . . V/ Bảng đơn vị đo độ dài Bài 1: Điền dấu >;<,= vào chỗ trống 5m 6cm 560cm 6dm 8mm 680mm 2m 4cm 240cm 9m 7dm 99dm 5dam 6dm 506dm 5m 17cm 517cm 3hm 4dam 34m 420mm 4dm 2mm 1m 3cm 104cm 8dam 5m 85m Bài 2: Tính 8 dam + 5dam 403cm – 58cm 12km × 8 = = = 56 dm × 8 = 136 mm : 2 = . 69cm : 3 =
  7. 24km : 3 + 102km 63m – 14m : 7 42km : 7 + 348km . . . . . . . . . 14cm × 3 : 2 63 l : 7 + 159 l 28kg × 2 × 3 . . . . . . . . . 5m × 7 – 16m 7kg × 4 : 2 9hm × 7 : 3 . . . . . . . . . 11kg × 6 – 6kg 7m × 4 – 20dm 600kg : 2 – 63kg
  8. . . . . . . . . . VI/ So sánh số lớn gấp mấy lần số bé Bài 1: Con chó nặng 24kg, con thỏ nhẹ hơn con chó 18kg. Hỏi con chó nặng gấp mấy lần con thỏ? Bài giải Bài 2: Nhà Lan nuôi 6 con gà trống, số gà mái nhiều hơn số gà trống là 24 con. Hỏi số gà mái gấp mấy lần số gà trống? Bài giải
  9. Bài 3: Đoạn thẳng AB dài 6dm, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thằng AB 3m. Hỏi đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB? Bài giải
  10. VII/ So sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn Bài 1: Trong vườn có 36 cây táo. Số cây chanh ít hơn số cây táo 27 cây. Hỏi số cây chanh bằng một phần mấy số cây táo? Bài giải Bài 2: Năm nay Lan 9 tuổi, mẹ hơn Lan 36 tuổi. Hỏi năm nay tuổi Lan bằng một phần mấy tuổi mẹ? Bài giải
  11. Bài 3: Một cửa hàng có tất cả 81kg đỗ ×anh và đỗ đen. Trong đó có 9kg đỗ ×anh, hỏi số kg đỗ ×anh bằng một phần mấy số kg đỗ đen? Bài giải VIII/ Tìm 1 trong các phần bằng nhau Bài 1: Một quyển truyện dày 96 trang, Minh đã đọc 1/4 quyển truyện đó. Hỏi Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa mới xong? Tóm tắt Bài giải
  12. . . Bài 2: Trên cây có 56 quả táo, người ta đã hái 1/8 số táo. Hỏi trên cây còn bao nhiêu quả táo? Tóm tắt Bài giải . . Bài 3: Đội múa hát của trường có 96 bạn, trong đó có 1/3 các bạn là nam. Hỏi đội múa hát của trường có bao nhiêu bạn nữ?
  13. Tóm tắt Bài giải . . Bài 4: Một hộp xà phòng nặng 78g. Người ta đã dùng hết 1/3 số xà phòng đó. Hỏi trong hộp còn lại bao nhiêu gam xà phòng? Tóm tắt Bài giải . .
  14. Bài 5: Hai năm nữa ông 63 tuổi và lúc đó tuổi cháu bằng 1/7 tuổi ông. Hỏi hiện nay cháu bao nhiêu tuổi? Tóm tắt Bài giải . . IX/ Gấp một số lên nhiều lần Bài 1: Quãng đường AB dài 172m, quãng đường BC dài gấp 4 lần quãng đường AB. Hỏi quãng đường AC dài bao nhiêu mét? Tóm tắt Bài giải
  15. . . Bài 2: Đàn gà nhà Lan có 6 con gà trống, số gà mái gấp 4 lần số gà trống. Hỏi nhà Lan nuôi tất cả bao nhiêu con gà? Tóm tắt Bài giải . .
  16. Bài 3: Trong đợt Kế hoạch nhỏ, lớp 3A thu được 87kg giấy vụn, lớp 3B thu được số giấy vụn gấp 3 lần số giấy vụn của lớp 3A. Hỏi cả 2 lớp thu được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn? Tóm tắt Bài giải . . X/ Giảm đi một số lần Bài 1: Trên cây có 48 quả bưởi. Sau khi hái, số quả trên cây giảm đi 2 lần. Hỏi đã hái bao nhiêu quả bưởi? Tóm tắt Bài giải
  17. . . Bài 2: Một cửa hàng có 45 bao gạo. Sau khi bán, số bao gạo còn lại giảm đi 5 lần. Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu bao gạo? Tóm tắt Bài giải . . Bài 3: Một người có 68kg gạo. Sau khi bán 28kg gạo, người đó san đều số gạo còn lại vào 8 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài giải
  18. XI/ Một số dạng toán khác Bài 1: Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 125 lít. Người ta lấy ra 185 lít dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? Bài giải Bài 2: Cửa hàng có 78kg gạo, buổi sáng cửa hàng bán được 15kg gạo. Số gạo còn lại được chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài giải Bài 3: Một đoàn khách du lịch gồm 39 người muốn đi thăm quan chùa Hương bằng ô tô. Hỏi cần ít nhất mấy xe ô tô như thế để chở hết số khách đó, biết rằng mỗi xe chỉ chở được 5 người khách?
  19. Bài giải Bài 4: Có 62m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m vải. Hỏi có thể may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? Bài giải Bài 5: Em gấp được 18 ngôi sao. Số ngôi sao em gấp bằng 1/3 số ngôi sao chị gấp. Hỏi chị gấp được bao nhiêu ngôi sao? Bài giải XII/ Tính giá trị biểu thức Bài 1: Tính giá trị biểu thức 123 × (42 – 40) (100 + 11) × 9 9 × (6 + 26)
  20. - Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. - Trên một chiếc xe buýt đông người, anh thanh niên cứ lấy hai tay ôm mặt. - Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. - Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa. - Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. - Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. - Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. - Sau lễ khai giảng, chúng em về lớp học bài học đầu tiên. Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: - Trần Đăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi. - Con trâu là đầu cơ nghiệp. - Sách vở là đồ dùng không thể thiếu đối với mỗi học sinh. - Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái sen. - Bộ đội là những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. - Con hổ là loài vật dữ dằn nhất. - Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách. - Đàn bướm bay rập rờn quanh khóm hoa hồng rực rỡ. - Học sinh các lớp 3, lớp 4 trồng cây trong vườn trường. III. Đọc hiểu (Tham khảo)
  21. * Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Cửa Tùng Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi. Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Theo Thuỵ Chương Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất: 1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi. b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ. c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông. 2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực. b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe. c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
  22. 3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? a. Một dòng sông. b. Một tấm vải khổng lồ. c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim. 4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? a. Thuyền b. Thổi c. Đỏ 5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? a. Cửa Tùng. b. Có ba sắc màu nước biển c. Nước biển. Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." Đề 2: II. Đọc hiểu - Đọc thầm bài đọc sau: Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng.
  23. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: - Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2: Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu.
  24. Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4: a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ." b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là: A. đổ. B. mỡ. C. trơn. Câu 5: Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 6: Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. Đề 3 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: BÀI HỌC CỦA GÀ CON Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi.
  25. Gà con đậu trên cây cao thấy Cảo bỏ đi, liền ngảy xuống. Ai dè “tùm” một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - “Cứu tôi với, tôi không biết bơi!” Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bò. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. (Theo Những câu chuyện về tình bạn) 1. Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Gà con sợ quá khóc ầm lên. B. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Gà con bay lên cành cây để trốn, bỏ mặc Vịt con. 2. Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vịt con hoảng hốt kêu cứu. B. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. C. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. 3. Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? 4. Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
  26. A. Vì Gà con ân hận trót đối xử không tốt với Vịt con. B. Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. C. Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. 5. Em có suy nghĩ gì về hành động và việc làm của Vịt con? Hãy viết 1- 2 câu nêu suy nghĩ của em. 6. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (M4- 1) 7. Hãy viết tìm 1 câu trong bài nói về Vịt con có sử dụng hình ảnh nhân hóa theo mẫu “ Ai làm gì?” .(0.5) 8. Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: (M2- 0.5) Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. 9. Đặt dấu hai chấm, dấu phẩy và dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3- 1) Vịt con đáp - Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà
  27. Đề 4 Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4. Cậu bé thông minh Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha: - Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này. Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường. Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi: - Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ? - Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi. Vua quát: - Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! Cậu bé bèn đáp: - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ? Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
  28. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. TRUYỆN CỔ VIỆT NAM Câu 1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? a. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng. b. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà mái biết đẻ trứng. c. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? a. Vì gà mái không đẻ trứng được. b. Vì gà trống không đẻ trứng được. c. Vì không tìm được người tài giúp nước. Câu 3. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? a. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua đưa cho một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. b. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một lưỡi hái thật sắc để xẻ thịt chim. c. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Câu 4. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây: a. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. b. Trẻ em như búp trên cành
  29. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Đề 5 Phần I (Đọc hiểu): – Thời gian: 30 phút Đọc thầm bài đọc dưới đây Chỗ bánh khúc của dì tôi Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc. Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. Lá rau khúc như bạc mạ, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. Những hạt sương sớm đậu trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê. Hai dì cháu tôi hái đầy rổ mới về. Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang chõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng bốc nghi ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. Theo Ngô Văn Phú *Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước mỗi câu trả lời đúng nhất. 1. Tác giả tả lá rau khúc a. Cây rau khúc cực nhỏ. b. Chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. c. Lá rau như mạ bạc, trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng. 2. Câu văn nào sau đây tả chiếc bánh?
  30. a. Những chiếc bánh màu xanh. b. Chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu.làm bằng đậu xanh. c. Nhân bánh được làm bằng nhân đậu xanh 3. Câu "Dì tôi cắp một chiếc rổ lớn, dắt tay tôi đi hái rau khúc" được cấu tạo theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? 4. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy? a. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. b. Bao năm rồi tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. c. Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương. Đề 6 II/ Đọc hiểu Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bài văn của Tôm-mi Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.
  31. Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý Mẹ yêu quý Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người ” (Theo Gian Lin-xtrôm) 1. Gia đình Tôm-mi chuẩn bị có sự thay đổi như thế nào? (0.5 điểm) A. Chuyển nhà B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau. C. Tôm-mi về quê ở với ông bà ngoại D. Mẹ Tôm-mi có em bé 2. Vì sao cô giáo gọi bố mẹ của Tôm-mi đến để trao đổi? (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách B. Vì Tôm-mi thường ngủ gật trong giờ học C. Vì Tôm-mi hay đánh bạn D. Vì Tôm-mi vô lễ với thầy cô giáo. 3. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì? (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt. B. Kết quả học tập trong tháng vừa qua của Tôm-mi C. Bài văn tả gia đình của mình của Tôm-mi
  32. D. Một bức thư được kẹp trong vở bài tập của Tôm-mi 4. Theo em, Tôm-mi viết những điều đó với mong muốn điều gì? (0.5 điểm) A. Kết quả học tập của mình sẽ tiến bộ để bố mẹ vui lòng B. Gia đình mình sẽ không phải chuyển nhà nữa C. Xin lỗi cô giáo và bố mẹ D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. 5. Bố mẹ Tôm-mi đã phải ứng như thế nào khi xem những điều Tôm-mi viết? (0.5 điểm) A. Hai người né tránh, không ai nhìn ai B. Hai người khóc và im lặng rất lâu C. Hai người mong cô giáo quan tâm tới Tôm-mi nhiều hơn D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm 6. Trong những dòng sau đây, dòng nào có chứa những từ ngữ chỉ hành động? (0.5 điểm) A. Chia tay, học tập, phá phác B. Mẩu giấy, cô giáo, phụ huynh C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt D. Mẩu giấy, chia tay, cô giáo, Thượng Đế 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: (1 điểm) gió, lá lành, một lòng, bầy a. . đùm lá rách.
  33. b. Ngựa chạy có ., chim bay có bạn. c. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung d. Góp thành bão. 8. Gạch dưới các câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn sau: (1 điểm) Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà Trống. 9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn có phép so sánh: (1 điểm) a. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như b. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu, được phơi nhìn như . c. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như Đề 7 Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười! Cậu bé ấy bị mù. Một hôm, cậu được đưa đến phòng khám của bố tôi. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng. Một tuần ba lần, bố tôi cắt bỏ những chỗ bị hoại tử, rồi bôi thuốc, băng bó mà không lấy tiền. Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé. Nhưng rồi bố thất bại. Ngày phẫu thuật đến, bố đứng lặng nhìn cơ thể nhỏ bé ấy chìm đắm vào giấc ngủ. Rồi bố giở miếng vải phủ chân cậu bé. Trên ống chân gầy gò của cậu, bố nhìn thấy một bức vẽ mà cậu đã mò mẫm vẽ trong bóng tối của mình để tặng bố. Đó là
  34. một gương mặt đang mỉm cười, bên cạnh là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!” (Sưu tầm) 1. Cậu bé mù được đưa đến phòng khám trong tình trạng như thế nào? (0.5 điểm) A. Cậu bị một vết thương nguy hiểm đến đôi chân và cả tính mạng B. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở mắt C. Cậu bị một vết thương nguy hiểm ở tay và cả tính mạng D. Cậu bị hôn mê sâu vô cùng nguy hiểm 2. Vị bác sĩ đã kiên trì làm việc gì ba lần một tuần? (0.5 điểm) A. Thăm hỏi sức khỏe của cậu bé và gia đình B. Cắt bỏ những chỗ bị hoại tử rồi bôi thuốc mà không lấy tiền. C. Đưa thuốc giảm đau cho cậu bé uống D. Lén nhìn cậu bé qua ô cửa kính nhỏ 3. Vị bác sĩ mong muốn điều gì? (0.5 điểm) A. Bác sĩ mong muốn cậu bé luôn mỉm cười mỗi ngày. B. Bác sĩ mong muốn đôi mắt cậu bé sáng trở lại. C. Bác sĩ mong muốn cứu được đôi chân cho cậu bé. D. Bác sĩ mong muốn bố mẹ cậu bé quan tâm cậu bé nhiều hơn 4. Cậu bé đã tặng vị bác sĩ vật gì? (0.5 điểm) A. Một tờ giấy nhỏ bên trong là dòng chữ nguệch ngoạc: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!” B. Một món đồ chơi có hình một gương mặt đang mỉm cười
  35. C. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là một gương mặt đang mỉm cười với dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!” D. Một bức vẽ trên ống chân: Đó là hình ảnh bác sĩ khi chăm sóc cho cậu bé kèm dòng chữ: “Bác sĩ ơi, hãy mỉm cười!” 5. Trong các dòng sau đây, dòng nào có chứa các từ chỉ hành động? (0.5 điểm) A. Bác sĩ, phòng khám, miếng vải B. Bôi thuốc, mỉm cười, tặng C. Cậu bé, bôi thuốc, hoại tử D. Bố, bác sĩ, cậu bé 6. Câu “Bố rất mong cứu được đôi chân của cậu bé.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm) A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên 7. Em học tập được điều gì ở cậu bé? (1 điểm) 8. Viết lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh: (1 điểm) a. Những con đường đất đỏ mới được mở ra. b. Ruộng lúa đã chín vàng. 9. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: (1 điểm) Bé đưa mắt nhìn quanh: Ông chuối tiêu đang chăm từng quả chuối mập vàng; bà Hồng Xiêm quanh năm cần mẫn với chiếc áo nâu bạc phếch; cô Vú Sữa tròn trịa e ấp giấu mình trong những tán lá tím sẫm với những hạt sương long lanh muôn sắc màu bởi ánh nắng
  36. mặt trời buổi sớm.