Chuyên đề Toán Lớp 3 - Giải toán tìm X

I. Một số lưu ý cần nhớ khi giải toán tìm X: 
Để giải được các bài toán tìm X thì cần các thành phần và kết quả của: 
phép cộng: Số hạng + số hạng = tổng 
Phép trừ : số bị trừ - số trừ = hiệu 
Phép nhân : thừa số x thừa số = tích 
Phép chia: số bị chia : số chia = thương. 
Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: như Để (tìm số hạng; tìm số bị trừ 
;tìm số từ; tìm số chia ) ta làm thế nào? 
Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn( hoặc không có dấu ngoặc 
đơn) 
Sau đó tuỳ theo từng dạng bài tìm X mà chúng ta hướng dẫn học sinh đi tìm ra 
cách giải nhanh và đúng.
pdf 3 trang Thùy Dung 26/04/2023 5780
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Toán Lớp 3 - Giải toán tìm X", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_toan_lop_3_giai_toan_tim_x.pdf

Nội dung text: Chuyên đề Toán Lớp 3 - Giải toán tìm X

  1. CHUYÊN ĐỀ GIẢI TOÁN TÌM X Ở LỚP 3 I. Một số lưu ý cần nhớ khi giải toán tìm X: Để giải được các bài toán tìm X thì cần các thành phần và kết quả của: phép cộng: Số hạng + số hạng = tổng Phép trừ : số bị trừ - số trừ = hiệu Phép nhân : thừa số x thừa số = tích Phép chia: số bị chia : số chia = thương. Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: như Để (tìm số hạng; tìm số bị trừ ;tìm số từ; tìm số chia ) ta làm thế nào? Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn( hoặc không có dấu ngoặc đơn) Sau đó tuỳ theo từng dạng bài tìm X mà chúng ta hướng dẫn học sinh đi tìm ra cách giải nhanh và đúng. II. Các dang bài tìm X thường gặp ở lớp 3: 1. Dạng 1(Dạng cơ bản) Các bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ, còn vế phải là 1 số. Ví dụ: Tìm X: 549 + X = 1326 X - 636 = 5618 X = 1326 – 549 X = 5618 + 636 X = 777 X = 6254 2. Dạng 2 (Dạng nâng cao) Những bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ , vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số. Ví dụ: Tìm X X : 6 = 45 : 5 X : 6 = 9 X = 9 x 6 X = 54 3. Dạng 3 Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số. Ví dụ: Tìm X:
  2. 736 - X : 3 = 106 X : 3 = 736 - 106 (dạng 2) X : 3 = 630 (dạng 1) X = 630 x 3 X = 1890 4. Dạng 4: Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số. Ví dụ: Tìm X (3586 - X) : 7 = 168 (3586 - X) = 168 x 7 3586 - X = 1176 X = 3586 - 1176 X = 2410 5. Dạng 5: Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số Ví dụ: Tìm X 125 x 4 - X = 43 + 26 125 x 4 - X = 69 500 - X = 69 X = 500 - 69 X = 431 6. Dạng 6: Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính có dấu ngoặc đơn , còn vế phải là một tổng, hiệu ,tích, thương của hai số Ví dụ: Tìm X (X - 10) x 5 = 100 - 80 (X - 10) x 5 = 20 (dạng 5) (X - 10) = 20 : 5 X - 10 = 4 X = 4 + 10 X = 14 7. Các bài tập thực hành
  3. 1. X x 5 + 122 + 236 = 633 2. 320 + 3 x X = 620 3. 357 : X = 5 dư 7 4. X : 4 = 1234 dư 3 5. 120 - (X x 3) = 30 x 3 6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7 7. 65 : x = 21 dư 2 8. 64 : X = 9 dư 1 9. (X + 3) : 6 = 5 + 2 10. X x 8 - 22 = 13 x 2 11. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3 12. X+ 13 + 6 x X = 62 13. 7 x (X - 11) - 6 = 757 14. X + (X + 5) x 3 = 75 15. 4 X x 4 > 4 x 1 17. X + 27 + 7 x X = 187 18. X + 18 + 8 x X = 99 19. (7 + X) x 4 + X = 108 20. (X + 15) : 3 = 3 x 8 21. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36 22. X : 4 x 7 = 252 23. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5 24. (8 x 18 - 5 x 18 - 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24