Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề số 11 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng)

Câu 1. Số liền sau của số 50 là số:

A. 51 B. 49 C. 48 D. 52

Câu 2. Số 634 được đọc là

A. Sáu ba bốn B. Sáu trăm ba tư

C. Sáu trăm ba mươi tư D. Sáu tăm ba mươi bốn

Câu 3. Thương của phép chia 30 : 5 là:

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

Câu 4. Một ô tô con có 4 bánh xe. Hỏi 10 ô tô con như thế có bao nhiêu bánh xe?

A. 20 bánh xe B. 32 bánh xe C. 40 bánh xe D. 28 bánh xe

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó

B. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó

C. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0

D. Số 0 chia cho số nào cũng bằng chính số đó

Câu 6. Dụng cụ nào sau đây thường dùng để kiểm tra góc vuông?

A. Ê-ke B. Bút chì C. Bút mực D. Com-pa

Câu 7. Nhiệt độ nào dưới đây phù hợp với ngày nắng nóng?

A. 0oC B. 2oC C. 100oC D. 36oC

Câu 8. 17 kg gấp lên 5 lần được:

A. 70 kg B. 75 kg C. 85 kg D. 90 kg

pdf 6 trang Minh Huyền 13/01/2024 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề số 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_toan_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Đề số 11 (Có đáp án)

  1. Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – ĐỀ 11 Lớp: Môn: Toán – Lớp 3 Bộ sách: Kết nối tri thức Thời gian làm bài: 40 phút I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng) Câu 1. Số liền sau của số 50 là số: A. 51 B. 49 C. 48 D. 52 Câu 2. Số 634 được đọc là A. Sáu ba bốn B. Sáu trăm ba tư C. Sáu trăm ba mươi tư D. Sáu tăm ba mươi bốn Câu 3. Thương của phép chia 30 : 5 là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 4. Một ô tô con có 4 bánh xe. Hỏi 10 ô tô con như thế có bao nhiêu bánh xe? A. 20 bánh xe B. 32 bánh xe C. 40 bánh xe D. 28 bánh xe Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó B. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó C. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0 D. Số 0 chia cho số nào cũng bằng chính số đó Câu 6. Dụng cụ nào sau đây thường dùng để kiểm tra góc vuông? A. Ê-ke B. Bút chì C. Bút mực D. Com-pa Câu 7. Nhiệt độ nào dưới đây phù hợp với ngày nắng nóng? A. 0oC B. 2oC C. 100oC D. 36oC Câu 8. 17 kg gấp lên 5 lần được: A. 70 kg B. 75 kg C. 85 kg D. 90 kg II. TỰ LUẬN Câu 8. Tính nhẩm a) 460 mm + 120 mm = b) 240 g : 6 = . c) 120 ml × 3 = . Câu 9. Đặt tính rồi tính a) 116 × 6 b) 963 : 3 1
  2. Câu 10. Tính giá trị biểu thức a) 9 × (75 – 63) b) (16 + 20) : 4 c) 37 – 18 + 17 Câu 11. Mỗi bao gạo nặng 36 kg, mỗi bao ngô nặng 25 kg. Hỏi 2 bao gạo và 1 bao ngô nặng bao nhiêu ki – lô – gam? Câu 12. Hình bên có: hình tam giác hình tứ giác 2
  3. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Số liền sau của số 50 là số: A. 51 B. 49 C. 48 D. 52 Phương pháp Số liền sau của một số thì lớn hơn số đó 1 đơn vị. Lời giải Số liền sau của số 50 là số 51. Chọn A Câu 2. Số 634 được đọc là: A. Sáu ba bốn B. Sáu trăm ba tư C. Sáu trăm ba mươi tư D. Sáu tăm ba mươi bốn Phương pháp Đọc số lần lượt từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị Lời giải Số 634 được đọc là: Sáu trăm ba mươi tư Chọn C Câu 3. Thương của phép chia 30 : 5 là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Phương pháp Dựa vào bảng chia 5 để tính nhẩm Lời giải Thương của phép chia 30 : 5 là 6 Chọn B Câu 4. Một ô tô con có 4 bánh xe. Hỏi 10 ô tô con như thế có bao nhiêu bánh xe? A. 20 bánh xe B. 32 bánh xe C. 40 bánh xe D. 28 bánh xe Phương pháp Số bánh xe = Số bánh xe ở mỗi ô tô x số ô tô Lời giải 10 ô tô con như thế có số bánh xe là: 4 x 10 = 40 (bánh xe) Chọn C Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó 3
  4. B. Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó C. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0 D. Số 0 chia cho số nào cũng bằng chính số đó Phương pháp Đọc các câu rồi chọn câu phát biểu sai Lời giải Nhận xét không đúng là: Số 0 chia cho số nào cũng bằng chính số đó Chọn D Câu 6. Dụng cụ nào sau đây thường dùng để kiểm tra góc vuông? A. Ê-ke B. Bút chì C. Bút mực D. Com-pa Phương pháp Dựa vào kiến thức về góc vuông để trả lời Lời giải Dùng ê ke để kiểm tra góc vuông. Chọn A Câu 7. Nhiệt độ nào dưới đây phù hợp với ngày nắng nóng? A. 0oC B. 2oC C. 100oC D. 36oC Phương pháp Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời Lời giải Nhiệt độ 36oC phù hợp với ngày nắng nóng. Chọn D Câu 8. 17 kg gấp lên 5 lần được: A. 70 kg B. 75 kg C. 85 kg D. 90 kg Phương pháp Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần. Lời giải 17 kg gấp lên 5 lần được: 17 x 5 = 85 (kg) Chọn C II. TỰ LUẬN Câu 8. Tính nhẩm a) 460 mm + 120 mm = b) 240 g : 6 = . 4
  5. c) 120 ml × 3 = . Phương pháp Thực hiện phép tính với các số rồi viết đơn vị tương ứng sau kết quả tìm được. Lời giải a) 460 mm + 120 mm = 580 mm b) 240 g : 6 = 40 g c) 120 ml × 3 = 360 ml Câu 9. Đặt tính rồi tính a) 116 × 6 b) 963 : 3 Phương pháp - Đặt tính theo các quy tắc đã học - Nhân lần lượt từ phải sang trái, chia lần lượt từ trái sang phải Lời giải 963 3 116 06 321 a) 6 b) 03 696 0 Câu 10. Tính giá trị biểu thức a) 9 × (75 – 63) b) (16 + 20) : 4 c) 37 – 18 + 17 Phương pháp - Với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước - Với biểu thức chỉ chứa phép tính cộng, trừ ta thực hiện từ trái sang phải Lời giải a) 9 × (75 – 63) = 9 × 12 = 108 b) (16 + 20) : 4 = 36 : 4 = 9 c) 37 – 18 + 17 = 19 + 17 = 36 Câu 11. Mỗi bao gạo nặng 36 kg, mỗi bao ngô nặng 25 kg. Hỏi 2 bao gạo và 1 bao ngô nặng bao nhiêu ki – lô – gam? Phương pháp - Tìm cân nặng của 2 bao gạo 5
  6. - Tìm cân nặng của bao gạo và bao ngô Lời giải 2 bao gạo cân nặng là: 36 × 2 = 72 (kg) 2 bao gạo và 1 bao ngô nặng là: 72 + 25 = 97 (kg) Đáp số: 97 kg Câu 12. Hình bên có: hình tam giác hình tứ giác Phương pháp Quan sát hình vẽ để xác định số hình tam giác, tứ giác. Lời giải Hình bên có: 7 hình tam giác 3 hình tứ giác 6