Bồi dưỡng Toán Lớp 3 - Chuyên đề: Rút về đơn vị

I. Kiến thức cần nhớ
- Rút về đơn vị: tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau.
Dạng 1: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau
- Khi giải dạng này, thường tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tìm giá trị một phần trong các phần bằng nhau (Thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau (Thực hiện phép nhân).
Ví dụ: Em Bob có 4 cái hộp đựng được tất cả 24 quả chuối. Hỏi 7 hộp như thế đựng được bao nhiêu quả
chuối?
Bài giải:

Mỗi hộp đựng số quả chuối là:
24 : 4 = 6 (quả)
7 hộp đựng số quả chuối là:
6 x 7 = 42 (quả)

Đáp số: 42 quả

pdf 3 trang Thùy Dung 26/04/2023 3320
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng Toán Lớp 3 - Chuyên đề: Rút về đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfboi_duong_toan_lop_3_chuyen_de_rut_ve_don_vi.pdf

Nội dung text: Bồi dưỡng Toán Lớp 3 - Chuyên đề: Rút về đơn vị

  1. Bồi dưỡng toán lớp 3 CHUYÊN ĐỀ: RÚT VỀ ĐƠN VỊ Họ tên: Lớp: Ngày tháng I. Kiến thức cần nhớ - Rút về đơn vị: tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau. Dạng 1: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau - Khi giải dạng này, thường tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị một phần trong các phần bằng nhau (Thực hiện phép chia) Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau (Thực hiện phép nhân). Ví dụ: Em Bob có 4 cái hộp đựng được tất cả 24 quả chuối. Hỏi 7 hộp như thế đựng được bao nhiêu quả chuối? Bài giải: Mỗi hộp đựng số quả chuối là: 24 : 4 = 6 (quả) 7 hộp đựng số quả chuối là: 6 x 7 = 42 (quả) Đáp số: 42 quả Dạng 2: Tìm số phần bằng nhau - Khi giải dạng này, thường tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị một phần trong các phần bằng nhau (Thực hiện phép chia) Bước 2: Tìm số phần bằng nhau (Thực hiện phép chia). Ví dụ: Có 35 lít mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế? Bài giải: Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số can cần có để đựng 10l mật ong là: 10 : 5 = 2 (can) Đáp số: 2 can II. Bài tập áp dụng Dạng 1: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau Bài 1.1. Có 1460 quyển sách được xếp đều vào 5 ngăn. Hỏi 3 ngăn như thế có bao nhiêu quyển sách? Bài 1.2. Có 5220 quả cam được xếp đều vào 9 giỏ. Hỏi trong 5 giỏ như thế có bao nhiêu quả cam? Bài 1.3. Có 8 thùng dầu như nhau chứa tất cả 3248 lít dầu. Hỏi 6 thùng như thế chứa bao nhiêu lít dầu?
  2. Bồi dưỡng toán lớp 3 Bài 1.4. Có 72kg gạo đựng đều trong 8 bao. Hỏi có 45kg gạo được đựng đều trong bao nhiêu bao như thế? Bài 1.5. Mua 4 phong bì như nhau hết 1000 đồng. Hỏi nếu mua 8 phong bì đó hết bao nhiêu tiền? (Giải bằng hai cách) Bài 1.6. Một hộp bút chì 6 chiếc giá 9000 đồng. Hỏi nếu mua 3 chiếc bút chì đó hết bao nhiêu tiền (Giải bằng 2 cách) Bài 1.7. Mua 3 viên thuốc hết 5000 đồng. Hỏi mua 6 viên thuốc hết bao nhiêu tiền? Bài 1.8. Một người có 8 hộp bánh nguyên vẹn. Nếu mỗi hộp bánh lấy ra 3 chiếc bánh thì số bánh lấy ra đúng bằng số bánh ở 4 hộp bánh nguyên vẹn. Hỏi người đó có tất cả bao nhiêu cái bánh? Bài 1.9. Đội xe có hai tổ xe chở gạo, xe nào cũng chở số bao gạo như nhau. Tổ một có 5 xe, chở tất cả 180 bao gạo. Tổ hai nhiều hơn tổ một là 2 xe. Hỏi tổ hai chở được tất cả bao nhiêu bao gạo? Bài 1.10*. Có 5 bạn nam và 6 bạn nữ. Biết rằng 1 bạn nam trông được ít hơn 1 bạn nữ 5 cây hoa và 6 bạn nữ trồng được tất cả 222 cây hoa. Hỏi 5 bạn nam trông được tất cả bao nhiêu cây hoa? Bài 1.11 . Nga và Thu cùng đi mua một loại vở, cả hai bạn trả hết 36 000 đồng. Biết Nga mua 7 quyển vở và trả nhiều hơn Thu 6000 đồng. Hỏi Thu mua bao nhiêu quyển vở? Dạng 2: Tìm số phần bằng nhau Bài 1.1. Có 45 lít dầu đổ đều vào 9 can. Hỏi có 30 lít dầu thì đổ đều vào mấy can như thế? Bài 1.2. Một người có 32kg gạo đổ đều vào 8 túi, đã bán một số túi gạo được 20kg gạo. Hỏi người đó đã bán mấy túi gạo? Bài 1.3. Một người thợ làm 2 giờ được 6 sản phẩm. Hỏi với mức làm như thế người đó phải làm trong bao lâu để được 30 sản phẩm? Bài 1.4. Cô giáo nhẩm tính rằng: 10 quyển vở phát đều cho 2 học sinh. Cô giáo nhận về 180 quyển, phát đều cho mọi học sinh của lớp. Hỏi có bao nhiêu học sinh được nhận vở? Bài 1.5. Có 40 lít dầu đổ đều vào 5 can lớn. Nếu dùng loại can nhỏ hơn, mỗi can đựng bằng nửa số dầu ở mỗi can lớn thì cần có bao nhiêu can nhỏ để đựng hết số dầu đó? Bài 1.6. Có 120kg gạo đựng đều trong 4 bao. Để tiện cho việc bán gạo, người ta đổ hết số gạo đó vào các túi, mỗi túi có số gạo bằng 1/6 số gạo ở một bao. Hỏi có tất cả bao nhiêu túi gạo đó? Bài 1.7*. An có một số hộp bi như nhau , An đếm thử 3 hộp thì thấy có 24 viên , An lấy ra mỗi hộp 2 viên để chia cho Bình , sau khi cho Bình An còn lại 48 viên . Hỏi An có bao nhiêu hộp bi ? Bài 1.8*. Có một tổ học sinh tham gia trồng rừng , người ta giao cứ 5 học sinh thì trồng 25 cây , nhưng thực tế mỗi học sinh lại trồng nhiều hơn nhiệm vụ được giao 2 cây nên tổng số cây trồng đợc là 238 cây . Hỏi tổ HS đó có bao nhiêu em ?
  3. Bồi dưỡng toán lớp 3 III. Bài tập tự luyện Dạng 1: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau Bài 2.1. Có 243kg đường được đựng đều trong 9 bao. Hỏi 4 bao như thế có bao nhiêu ki-lô-gam đường? Bài 2.2. Có 40l dầu đổ đều vào 8 can. Hỏi 6 can dầu đó có bao nhiêu lít dầu? Bài 2.3. Có 350kg gạo đổ đều vào 7 bao. Hỏi 4 bao đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? Bài 2.4. Mua 4 cái bút như nhau hết 6000 đồng. Hỏi nếu mua 3 cái bút như thế hết bao nhiêu tiền? Bài 2.5. Lan và Thảo có số kẹo bằng nhau. Lan chia số kẹo của mình thành 8 túi nhỏ, mỗi túi có 9 cái kẹo. Thảo chia số kẹo của mình thành 6 túi bằng nhau. Hỏi mỗi túi của Thảo có bao nhiêu cái kẹo? Bài 2.6. Có 6 bao đường và 7 bao gạo, một bao đường đựng ít hơn một bao gạo 8kg, 7 bao gạo đựng tất cả 278kg. Hỏi 6 bao đường đựng được bao nhiêu ki-lô-gam? Bài 2.7. Hạnh và Phúc cùng đi mua bánh và mua cùng một loại bánh. Hạnh mua 5 cái bánh hết 6000 đồng, Phúc mua 8 cái bánh. Hỏi Phúc phải trả bao nhiêu tiền? Bài 2.8. Dũng có 72 viên bi gồm bi xanh và bi đỏ, Dũng chia ra thành các hộp bằng nhau, Dũng chia được 5 hộp bi xanh và 4 hộp bi đỏ. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên xanh , bao nhiêu viên bi đỏ ? Bài 2.9. Huệ xếp 9 chiếc thuyền mất 36 phút, Hoa xếp 6 chiếc thuyền mất 30 phút . Hỏi Huệ xếp 5 chiếc thuyền và Hoa xếp 4 chiếc thuyền thì ai xếp xong trước ? ( biết 2 bạn bắt đầu xếp thuyền cùng một lúc) . Dạng 2: Tìm số phần bằng nhau Bài 2.1. Có 27 lít dầu đựng đều trong 9 cái can. Nếu có 12 lít dầu thì đựng đều trong mấy can như thế? Bài 2.2. Thanh có 72 nghìn đồng, Thanh mua được 9 quyển truyện tranh. Long có ít hơn Thanh 16 nghìn đồng. Hỏi Long mua được bao nhiêu quyển truyện tranh? (Biết giá tiền các quyển truyện tranh bằng nhau) Bài 2.3. Một cửa hàng có 59742kg gạo, người ta đã bán đi 15813kg gạo. Số gạo còn lại đóng vào các gói, mỗi gói 9kg gạo. Hỏi số gạo còn lại đóng được bao nhiêu gói? Bài 2.4. Lúc đầu có 6 xe tải chở tổng cộng 14790 bao hàng vào kho, sau đó có thêm 3 xe tải chở hàng vào kho. Hỏi có tất cả bao nhiêu bao hàng được chở vào kho? (Biết các xe tải chở số bao hàng bằng nhau). Bài 2.5. Một cửa hàng có 9 thùng nước mắm như nhau tổng cộng 45 lít, cửa hàng đã bán hết 10 lít nước mắm. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu thùng nước mắm như thế? Bài 2.6. Một người mua 126 kg đường dự định chia thành 9 bao nhưng sau đó mỗi bao lại chứa ít hơn dự định 8kg . Hỏi 126 kg đường được chia thành mấy bao ? CHÚC CÁC CON HỌC TẬP TỐT NHÉ!