Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 7

Chuyện bên cửa sổ

Ngày xưa, nơi ấy là rừng. Còn ngày nay, khu rừng ấy đã hết cây. Thay vào đó là những ngồi nhà tầng có sân thượng.

Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những chậu cây cảnh.

Ở ngôi biệt thự ba tầng kia, có một cậu bé đã nhìn thấy bầy chim sẻ. Không hiểu vì thích quá hay là đùa nghịch, cậu đã lên sân thượng cầm sỏi ném lũ sẻ. Con nọ theo con kia bay sang nhà khác. Bẵng đi một vài tuần, chẳng may cậu bé bị ốm. Lúc đã đỡ, phải ở nhà một mình, buồn quá, cậu bé ra ngồi bên cửa sổ. Nhìn sang sân thượng nhà bên, cậu thấy có đàn chim sẻ léo nhéo đến là nhộn. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra giũ cánh, rồi mổ đùa nhau… nom vui quá.

Bấy giờ cậu bé mới ngẩn người nhớ ra: “Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình”.

(Theo Phong Thu)

Câu 1: Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào?

A. Đã trở nên rậm rạp hơn B. Đã bị thiêu đốt C. Những ngôi nhà tầng có sân thượng.

Câu 2: Cây cối ít dẫn đến điều gì?

A. Vắng bóng chim B. Trời nóng C. Thoáng đãng hơn D. Có nhiều mưa giông

Câu 3: Tác giả dùng từ nào để miêu tả hoạt động của bầy chim?

A. Lách cách B. Lắt nhắt C. Lách chách D. Lách phách

Câu 4: Lần đầu thấy bầy chim, cậu bé đã làm gì?

A. Ngắm những con chim đang hót B. Cầm sỏi ném lũ sẻ

C. Cho lũ sẻ ăn D.Trò chuyện cùng lũ sẻ

Câu 5: Hành động của chú bé đã gây ra hậu quả gì?

A. Chúng đã mổ cậu bé B. Chúng đã rời khỏi và sang sân thượng nhà bên

C. Chúng vẫn tiếp tục chơi đùa D. Không có đáp án đúng

doc 1 trang Minh Huyền 31/05/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_lop_3_nam_hoc_2023_2024_de_7.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 7

  1. Đề 7. Chuyện bên cửa sổ Ngày xưa, nơi ấy là rừng. Còn ngày nay, khu rừng ấy đã hết cây. Thay vào đó là những ngồi nhà tầng có sân thượng. Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những chậu cây cảnh. Ở ngôi biệt thự ba tầng kia, có một cậu bé đã nhìn thấy bầy chim sẻ. Không hiểu vì thích quá hay là đùa nghịch, cậu đã lên sân thượng cầm sỏi ném lũ sẻ. Con nọ theo con kia bay sang nhà khác. Bẵng đi một vài tuần, chẳng may cậu bé bị ốm. Lúc đã đỡ, phải ở nhà một mình, buồn quá, cậu bé ra ngồi bên cửa sổ. Nhìn sang sân thượng nhà bên, cậu thấy có đàn chim sẻ léo nhéo đến là nhộn. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra giũ cánh, rồi mổ đùa nhau nom vui quá. Bấy giờ cậu bé mới ngẩn người nhớ ra: “Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình”. (Theo Phong Thu) Câu 1: Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào? A. Đã trở nên rậm rạp hơn B. Đã bị thiêu đốt C. Những ngôi nhà tầng có sân thượng. Câu 2: Cây cối ít dẫn đến điều gì? A. Vắng bóng chim B. Trời nóng C. Thoáng đãng hơn D. Có nhiều mưa giông Câu 3: Tác giả dùng từ nào để miêu tả hoạt động của bầy chim? A. Lách cách B. Lắt nhắt C. Lách chách D. Lách phách Câu 4: Lần đầu thấy bầy chim, cậu bé đã làm gì? A. Ngắm những con chim đang hót B. Cầm sỏi ném lũ sẻ C. Cho lũ sẻ ăn D.Trò chuyện cùng lũ sẻ Câu 5: Hành động của chú bé đã gây ra hậu quả gì? A. Chúng đã mổ cậu bé B. Chúng đã rời khỏi và sang sân thượng nhà bên C. Chúng vẫn tiếp tục chơi đùa D. Không có đáp án đúng Câu 6: Sau tất cả mọi việc, cậu đã hiểu ra điều gì? A. Đáng lẽ không nên để lũ sẻ đó ở đây B. Phải đuổi chúng đi xa thôi C. Đáng lẽ lũ chim ấy đang ở trên sân thượng nhà mình D. Cả ba đáp án trên Câu 7: Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học? A. Phải thương yêu động vật B. Không nên gần gũi động vật C. Những chú chim rất ham chơi D. Những chú chim rất thích ở sân thượng Câu 8: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (0,5đ) Hằng ngày, em đến trường bằng xe đạp. Câu 9. Trong câu “Trẻ em như búp trên cành” (1đ) a) Sự vật được so sánh là: (0,5đ) b) Từ chỉ sự so sánh là: (0,5đ) Câu 10. (1đ) a) Viết 2 từ thuộc chủ điểm Đất nước: (0,5đ) b) Đặt câu với một trong các từ tìm được ở câu a. (0,5đ)