Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 6 (Có đáp án)
CHUYỆN BÊN CỬA SỔ
Ngày xưa, nơi ấy là rừng. Còn ngày nay, khu rừng ấy đã hết cây. Thay vào đó là những ngồi nhà tầng có sân thượng.
Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những cây cảnh.
Ở ngôi biệt thự ba tầng kia, có một cậu bé đã nhìn thấy bầy chim sẻ. Không hiểu vì thích quá hay là đùa nghịch, cậu đã lên sân thượng cầm sỏi ném lũ sẻ. Con nọ theo con kia bay sang nhà khác. Bẵng đi một vài tuần, chẳng may cậu bé bị ốm. Nhìn sang sân thượng nhà bên, cậu thấy có đàn chim sẻ léo nhéo đến là nhộn. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra rũ cánh, rồi mổ đùa nhau… nom vui quá.
Bấy giờ cậu bé mới ngẩn người nhớ ra: “Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình.”.
(Theo Phong Thu)
Câu 1: Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào?
a. Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã được thay thế bằng những ngôi nhà tầng có sân thượng.
b. Thành các thành phố lớn với nhiều ngôi nhà.
c. Bây giờ đã thay thế bằng những cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát.
Câu 2: Câu nào sau đây miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng.
a. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra rũ cánh, rồi mổ đùa nhau… nom vui quá.
b. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến.
c. Cây cối ít nên vắng bóng chim
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_ket_noi_tri_thuc_v.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 6 (Có đáp án)
- ĐỀ 6 Đọc thầm bài “Chuyện bên cửa sổ” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 48). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề). CHUYỆN BÊN CỬA SỔ Ngày xưa, nơi ấy là rừng. Còn ngày nay, khu rừng ấy đã hết cây. Thay vào đó là những ngồi nhà tầng có sân thượng. Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những cây cảnh. Ở ngôi biệt thự ba tầng kia, có một cậu bé đã nhìn thấy bầy chim sẻ. Không hiểu vì thích quá hay là đùa nghịch, cậu đã lên sân thượng cầm sỏi ném lũ sẻ. Con nọ theo con kia bay sang nhà khác. Bẵng đi một vài tuần, chẳng may cậu bé bị ốm. Nhìn sang sân thượng nhà bên, cậu thấy có đàn chim sẻ léo nhéo đến là nhộn. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra rũ cánh, rồi mổ đùa nhau nom vui quá. Bấy giờ cậu bé mới ngẩn người nhớ ra: “Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình.”. (Theo Phong Thu) Câu 1: Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào? a. Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã được thay thế bằng những ngôi nhà tầng có sân thượng. b. Thành các thành phố lớn với nhiều ngôi nhà. c. Bây giờ đã thay thế bằng những cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát.
- Câu 2: Câu nào sau đây miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng. a. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra rũ cánh, rồi mổ đùa nhau nom vui quá. b. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. c. Cây cối ít nên vắng bóng chim Câu 3: Lần đầu nhìn thấy bầy sẻ, cậu bé đã làm gì? a. Lần đầu nhìn thấy bầy sẻ, cậu bé đã lên sân thượng cầm sỏi để ném chúng. b. Cậu đã vãi gạo cho nó ăn. c. Cậu đã ngắm chúng và làm tổ cho nó ở. Câu 4: Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy gì ở sân thượng nhà bên? a. Cậu bé thấy trên sân thượng nhà bên có mấy chậu hoa nở bông rất đẹp. b. Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy đàn chim sẻ léo nhéo đến là vui nhộn ở sân thượng nhà bên. c. Bầy chim rụt rè sà xuống những cây cảnh. Câu 5: Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy? Câu 6: Nội dung chính của bài: “Chuyện bên cửa sổ” là: Câu 7: Nối các từ ngữ chỉ sự vật ở cột A với từ ngữ chỉ đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp:
- A B 1. mây trời a. bồng bềnh 2. đất đai b. màu mỡ 3. ánh nắng c. trập trùng 4. đồi núi d. chói chang Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ các dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật. a. Mĩ thuật, bản nhạc, hào hứng, giá vẽ. b. Say mê, máy quay phim, âm nhạc, khiêu vũ thể thao. c. Trống, đàn, giá vẽ, máy quay phim, trang phục. Câu 9: Đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm trong câu sau: Mô – da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để thay thế cho bản nhạc bị đánh rơi.
- HƯỚNG DẪN CHẤM A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm) I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm) 1. Biểu điểm: Câu: 1, 2, 3, 4, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu 7: Nối đúng theo yêu cầu được 0,25 điểm Câu 5, 6: Mỗi câu 1 điểm Câu 9: Đặt đúng câu hỏi được 0,5 điểm. Lưu ý: Câu 7: HS nối đúng hết 4 ý được 1 điểm (HS nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm) Câu 9: Đặt đúng câu hỏi cho từ ngữ được in đậm trong câu thì được 0,5 điểm. (Cuối câu phải thay dấu chấm bằng dấu chấm hỏi). 2. Đáp án: Câu 1: a Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: b Câu 8: c Câu 5: Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy? Theo em, từ những việc đã làm và những điều đã nhìn thấy, cậu bé hiểu rằng
- việc làm của mình (0,25đ) đối với bầy chim sẻ lúc trước là không đúng (0,25đ). Cậu cảm thấy hối hận (0,25đ) và tiếc nuối vì đã có hành động như vậy (0,25đ). Câu 6: Nội dung chính của bài: “Chuyện bên cửa sổ” là: Bài đọc kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé (0,25đ) và bầy chim sẻ ở sân thượng (0,25đ). Cậu bé đã không trân trọng những chú sẻ (0,25đ) để rồi vài tuần sau phải ngẩn người tiếc nuối (0,25đ). Câu 7: Nối các từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho tương ứng . 1- a, 2 - b, 3 - d, 4 - c Câu 9: Mô – da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để làm gì?