Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nam Thành Công (Có đáp án)

Câu 1: Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì?

A. Kéo co.

B. Trốn tìm.

C. Đánh trận giả.

Câu 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

A. Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.

B. Chú sợ các bạn phát hiện được mình.

C. Chú muốn tìm một vật gì đó.

Câu 3: Việc leo rào của các bạn đã gây hậu quả gì?

A. Bị bác bảo vệ phạt.

B. Một bạn nhỏ bị thương ở chân.

C. Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm?

Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón ... đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18).

II. Tập làm văn: (5 điểm)

pdf 10 trang Minh Huyền 06/02/2024 2900
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nam Thành Công (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nam Thành Công (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH NAM THÀNH CÔNG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 3 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) - Đọc theo yêu cầu của Gv. II. Đọc thầm: (4 điểm) GV cho HS đọc thầm bài “Người lính dũng cảm” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 38, 39) và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Các bạn nhỏ trong chuyện chơi trò chơi gì? A. Kéo co. B. Trốn tìm. C. Đánh trận giả. Câu 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? A. Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường. B. Chú sợ các bạn phát hiện được mình. C. Chú muốn tìm một vật gì đó. Câu 3: Việc leo rào của các bạn đã gây hậu quả gì? A. Bị bác bảo vệ phạt. B. Một bạn nhỏ bị thương ở chân. C. Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ. Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm? Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
  2. I. Chính tả: (5 điểm) GV đọc cho HS viết bài chính tả “Cô giáo tí hon” từ “Bé treo nón đánh vần theo” SGK Tiếng việt 3 tập 1 (trang 17, 18). II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) về gia đình em. Dựa vào các gợi ý sau: Gia đình em gồm mấy người? Đó là những ai? Những người trong gia đình làm công việc gì? Tính tình mỗi người như thế nào? Những người trong gia đình yêu thương em như thế nào? Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng chuẩn. II. Đọc thầm 1. C 2. A 3. C Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm? Chú lính nhỏ là người lính dũng cảm. Ai là người lính dũng cảm. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả - Nghe viết theo yêu cầu của GV. II. Tập làm văn Bài viết tham khảo:
  3. Gia đình em có sáu người: ba mẹ, ba chị gái và em. Mọi người trong gia đình em đều rất yêu thương nhau. Ba mẹ em đều là nông dân, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nên ít khi có thời gian để ở bên cạnh chị em em. Mặc dù làm việc quần quật suốt ngày nhưng ba mẹ luôn dành nhiều tình cảm cho chúng em, ba mẹ chăm lo từng bữa cơm giấc ngủ, chăm lo từng cái quần cái áo. Chị lớn em học lớp 12, chị hai học lớp 9, chị ba học lớp 5 và em năm nay học lớp 3. Ba chị đều rất yêu thương em, có gì ngon cũng để dành phần em nhiều hơn, bài nào em không làm được ba chị đều giúp em giải quyết được hết. Chị của em học rất giỏi, chăm ngoan nữa nên em vẫn luôn tự hào về chị. Đến lớp học em vẫn thường khoe với bạn bè rằng em có chị học giỏi, bạn nào cũng rất ngưỡng mộ em. Gia đình em dù sống vất vả nhưng mọi người đều yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Em yêu gia đình mình nhiều lắm. ĐỀ SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (6 điểm) II. Đọc thầm (4 điểm) Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Chiếc áo len” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 20 và làm bài tập Khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi 1; 2; 3 dưới đây: 1. Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào ? A. Áo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm. B. Áo màu vàng, có mũ để đội, ấm ơi là ấm. C. Áo màu vàng, có dây kéo, ấm ơi là ấm. D. Có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm. 2. Vì sao Lan dỗi mẹ ? A. Vì mẹ sẽ mua áo cho cả hai anh em. B. Vì mẹ nói rằng cái áo của Hòa đắt bằng tiền cả hai chiếc áo của hai anh em Lan. C. Chờ khi nào mẹ có tiền mẹ sẽ mua cho cả hai anh em. D. Mẹ mua áo cho anh của Lan. 3. Anh Tuấn nói với mẹ những gì? A. Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho em Lan. B. Mẹ hãy dành tiền mua áo ấm cho con và em Lan.
  4. C. Mẹ không cần mua áo cho ai hết, hai anh em mặc nhiều áo cũ là được rồi. D. Mẹ chỉ mua áo cho con thôi. 4. Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về: “Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len” B. KIỂM TRA VIẾT 1.Chính tả nghe - viết (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Người mẹ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 30 ( viết từ: “Một bà mẹ . được tất cả”) 2. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể về một người bạn thân của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thầm 1. A 2. B 3. C 4. Hãy đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để nói về: “Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len” - Bạn Tuấn thật tốt bụng và thương yêu em gái mình. B. Phần viết 1. Chính tả - Viết đúng chuẩn. 2. Tập làm văn Bài viết tham khảo: Em và Minh Anh chơi thân với nhau từ bé. Dáng người Minh Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Minh Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. Minh Anh học giỏi Toán, còn em học giỏi Văn. Vì vậy mà hai chúng em thường hỗ
  5. trợ nhau học tập thật tốt. Em với Minh Anh chơi với nhau rất thoải mái. Em hi vọng lớn lên chúng em vẫn sẽ mãi là bạn thân như bây giờ. ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (6điểm) - Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 SGK Tiếng Việt 3. QUẠT CHO BÀ NGỦ Ơi chích chòe ơi ! Chim đừng hót nữa, Bà em ốm rồi, Lặng cho bà ngủ. Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im Đôi mắt lim dim Ngủ ngon bà nhé. Hoa cam, hoa khế Chín lặng trong vườn, Bà mơ tay cháu Quạt đầy hương thơm. THẠCH QUỲ
  6. Học sinh đọc thầm bài "Quạt cho bà ngủ " rồi thực hiện các yêu cầu sau: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng các câu hỏi dưới đây: 1- Vì sao bạn nhỏ không muốn chim chích choè hót ? A. Vì chim chích choè hót không hay. B. Vì bà bị ốm bé không có tâm trạng nào để nghe chim hót. C. Vì sợ chim hót gây ra tiéng động, bà không ngủ được 2. Vì sao bạn nhỏ phải quạt cho bà ngủ ? A. Vì bà bạn nhỏ thích bạn quạt cho bà ngủ . B. Vì bà bạn nhỏ bị ốm. C. Vì bố mẹ bảo bạn quạt cho bà. 3. Ý nghĩa của bài thơ là gì? A. Nói về việc bé quạt cho bà ngủ. B. Nói về việc bà ốm. C. Nói về tình cảm yêu thương của bé với bà thông qua việc bé quạt cho bà ngủ. 4. Câu “Cốc chén nằm im” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu sau : A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? B. Kiểm tra viết I. Chính tả nghe - viết: (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài trong khoảng 15 phút. Bài : "Nhớ lại buổi đầu đi học" Trang 51 - Sách Tiếng Việt 1 (Từ: Hằng năm quang đãng) II. Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Em hãy viết 1 đoạn văn (từ 5 - 7 câu) kể về gia đình em cho một người bạn mới quen. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra đọc
  7. I. Đọc thành tiếng - Đọc theo yêu cầu của Gv II. Đọc thầm và làm bài tập. 1. C 2. B 3. C 4. C B. Kiểm tra viết 1. Chính tả: (Nghe - viết) - Nghe viết đúng chuẩn theo yêu cầu. 2. Tập làm văn: (5 điểm) Bài viết tham khảo: Hằng tuần, cứ đến tiết sinh hoạt là cô giáo lại cho chúng em tham gia những hoạt động bổ ích. Và tuần vừa rồi, cô cho chúng em giới thiệu về gia đình mình với người bạn cùng bàn. Ngồi cạnh em là An- bạn ấy là học sinh mới của lớp. Em kể với An về gia đình mình: "An à, nhà mình có bốn người, đó là bố mẹ mình, chị gái mình và mình. Bố mình năm nay đã bốn mươi tuổi, mẹ mình thì ba mươi sáu tuổi và bố mẹ mình đều giáo viên cấp ba. Chị gái mình mười tám tuổi, vừa rồi chị ấy đã xuất sắc trở thành sinh viên của trường đại học Y Hà Nội đấy, chị chính là một tấm gương mà bố mẹ luôn nhắc mình phải noi theo. Tất cả mọi người trong gia đình mình ai ai cũng đều sống có trách nhiệm và luôn hòa thuận, vui vẻ. Hằng ngày, gia đình mình luôn quây quần bên mâm cơm về kể cho nhau nghe về những gì đã diễn ra xung quanh bản thân trong ngày. Nếu mình có những chuyện gì khó khăn thì bố mẹ và cả chị gái mình sẽ động viên, sẻ chia và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho mình hay mỗi khi mình có niềm vui thì cả nhà cũng như vui lây. Và bố mẹ thì luôn dạy chị em mình những điều hay lẽ phải trong cuộc sống, hướng chị em mình tới mọi điều tốt đẹp, thánh thiện của cuộc sống. Mọi người luôn quan tâm và yêu thương lẫn nhau nên mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi được sống trong mái ấm như vậy." Nghe em kể vậy, An liền trầm trồ khen ngợi gia đình em và bạn ấy tiếp tục kể cho em nghe về gia đình của bạn ấy. ĐỀ SỐ 4 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm) I. Đọc thầm
  8. Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. (Trích Cây tre Việt Nam - Thép Mới) II. Dựa trên nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời sau: 1. (0,5 điểm) Bài văn trên kể về loài cây nào? A. Cây bưởi B. Cây tre C. Cây mít 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, cây tre là người bạn thân của những ai? A. Cây tre là người bạn thân của công nhân, nông dân Việt Nam B. Cây tre là người bạn thân của giáo viên, học sinh Việt Nam C. Cây tre là người bạn thân của nông thôn, nhân dân Việt Nam 3. (0,5 điểm) Điểm chúng của tre, nứa, trúc, mai, vầu được tác giả nhắc đến trong bài là gì? A. Đều mọc trên mặt đất B. Lúc nhỏ đều là măng mọc thẳng C. Có quả khi chín to và mọng nước 4. (0,5 điểm) Cây tre có thể mọc xanh tốt ở nơi nào? A. Bất kì nơi nào B. Đồng bằng màu mỡ C. Vùng sa mạc khô nóng 5. (0,5 điểm) Đâu là những từ được tác giả dùng để miêu tả cây tre trong bài văn trên? A. mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, thô ráp, vững chắc B. mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
  9. C. mộc mạc, mềm mại, nhũn nhặn, dẻo dai, vững chắc 6. (0,5 điểm) Tác giả đã so sánh cây tre với con người có đặc điểm chung về điều gì? A. Về ngoại hình B. Về thói quen C. Về phẩm chất Phần 2. Kiểm tra viết (7 điểm) I. Chính tả: Nghe viết (3 điểm) Cây tre là người bạn thân của nông thôn Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa. II. Tập làm văn (4 điểm) Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu giới thiệu về tổ của mình cho mọi người cùng nghe. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu I. Đọc thầm - Đọc theo yêu cầu của Gv II. Trắc nghiệm Đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm: 1. B 2. C 3. B 4. A 5. B 6. C Phần 2. Kiểm tra viết I. Chính tả
  10. Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm Chữ viết rõ ràng,viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi ): 1 điểm Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5 điểm II. Tập làm văn 1. Nội dung: 2 điểm - HS viết được đoạn văn đảm bảo phần nội dung sau: Tổ của em là tổ mấy? Gồm có bao nhiêu thành viên? Trong đó có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ? Bạn nào giữ vai trò là tổ trưởng, tổ phó? Kể tên những tài năng nồi bật của một số bạn trong tổ (học giỏi, hát hay, vẽ đẹp, kể chuyện hấp dẫn ) Tình bạn và sự đoàn kết của các bạn trong tổ. 2. Kỹ năng: 2 điểm Điểm tối đa cho cách trình bày: 0,25 điểm Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5 điểm Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: 0,75 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 0,5 điểm.