Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Có đáp án)

A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ)
Cho văn bản sau:
Có những mùa đông
Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong
một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân
thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói.
Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền
ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch
ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh.
(Trần Dân Tiên)
II. Đọc thầm văn bản trên và làm bài tập: (6đ)
* Đọc thầm và làm bài tập:
Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống?
A. Cào tuyết trong một trường học.
B. Làm đầu bếp trong một quán ăn.
C. Viết báo.
D. Chạy bàn.
Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như để làm gì?
A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
B. Để theo học đại học.C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc.
D. Để rèn luyện thân thể
pdf 12 trang Minh Huyền 06/02/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II TRẦN QUỐC TOẢN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 60 phút ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ) Cho văn bản sau: Có những mùa đông Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) II. Đọc thầm văn bản trên và làm bài tập: (6đ) * Đọc thầm và làm bài tập: Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? A. Cào tuyết trong một trường học. B. Làm đầu bếp trong một quán ăn. C. Viết báo. D. Chạy bàn. Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như để làm gì? A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. B. Để theo học đại học.
  2. C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. D. Để rèn luyện thân thể. Câu 3: (0,5đ) Bài văn này nhằm nói lên điều gì? A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp. B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp. C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước. D. Bác Hồ thử sức giá rét. Câu 4: (0,5đ) Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu? A. 5 giờ B. 6 giờ C. 7 giờ D. 8 giờ Câu 5: (1đ) Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào? Câu 6: (1đ) Qua câu chuyện trên, em học được điều gì ở Bác? Câu 7: (1đ) Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Ai làm gì? Câu 8: (1đ) Tìm một tên khác đặt tên cho câu chuyện trên. Viết tên câu chuyện vừa tìm được. B. Kiểm tra Viết I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút) II. Viết đoạn, bài: (6đ) (25 phút) Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5 -7 câu kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú, dì, ) Gợi ý: - Người thân của em làm nghề gì? - Hằng ngày, người thân của em làm những việc gì? - Những việc ấy có ích như thế nào?
  3. - Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì, ) như thế nào? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ) - Đọc to, rõ ràng: 1 điểm - Đọc đúng, tốc độ đảm bảo 40 – 5- tiếng/phút, ngắt nghỉ đúng ở dấu câu: 2 điểm. - Trả lời đúng, đủ ý câu hỏi: 1 điểm. II. Đọc thầm văn bản và làm bài tập: (6đ) Câu 1 (0,5đ) Câu 2 (0,5đ) Câu 3 Câu 4 (0,5đ) (0,5đ) A C C D Câu 5 (0,5đ) Câu 6 (1đ) Câu 7 Câu 8 (1đ) (1đ) Thủ đô nước M: Bác Hồ là một người giàu B M: Giàu nghị Pháp nghị lực, lực. B. Kiểm tra Viết I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút) Bài viết: Tiếng cười tuổi học trò Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen. Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng: - Ồ! Dạo này em chóng lớn quá! Dũng trả lời:
  4. Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm. - Mắc lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút) - Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu theo yêu cầu của đề bài. Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 6đ - Tùy theo mức độ sai sót về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm như sau: + Nội dung: 4 điểm (Viết được đoạn văn ngắn 5 -7 câu). + Diễn đạt: 2 điểm. ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau : Màu hoa Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi : – Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế ? – Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì : – Ừ, hai chúng mình là một. Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa.
  5. – Cô bé ơi ! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng Cô bé ơi, đó là tôi đấy ! Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô. Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa. (Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé ? a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng. b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi. c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng ? a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất. b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt. c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa. d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng. Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa ? a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào. b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô. c. Cô bé đi vào trong vườn hoa. Câu 4: Bài văn nói lên điều gì ? a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm. b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa. c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa.
  6. Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì ? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh. a) Màu của hoa đào như b) Hoa đào nở như c) Màu của hoa hồng như Câu 2: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì ? a. Ai là gì ? b. Ai làm gì ? c. Ai thế nào ? Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời câu hỏi nào ? a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao ? Câu 4: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống. Mùa thu (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời (4) cây cỏ (5) Mùa thu thật là đẹp ! B. Kiểm tra Viết Hãy tưởng tượng em đang ở trong khu vườn xuân với hoa đào mang màu đôi môi cô bé, ấm rực và nở những nụ cười tươi, với hoa hồng đỏ như màu lửa trong nắng mùa đông, như màu máu chảy trong thân thế, tất cả gợi cho em rất nhiều cảm xúc về hoa. Hãy viết một đoạn văn ngắn tả vẻ đẹp của hoa đào (hoặc hoa hồng). HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc
  7. I. ĐỌC HIỂU Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án c a, b, d a, b c Câu 5 : Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em rất nhiêu cảm xúc. Với em, máu nuôi trái tim đập những nhịp rộn rã, máu nuôi nụ cười đỏ thắm đôi môi, máu nuôi đôi chân em biết đi thậ t xa, nuôi đôi mắt em biết nhìn thật rộng ! Máu ở trong mỗi người và quý giá biết bao ! Máu của sự sống lúc nào cũng căng tràn sắc đỏ, không bao giờ nhạ t phai. Biện pháp so sánh đã khiến hoa hồng trở thành dòng máu ấy – thành nguồn sống của con người và mãi mãi bất diệt cùng thời gian . (Nghiêm Th ị Hằng Nga ) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1 : a) Màu của hoa đào như màu đôi môi của người bạn nhỏ . b) Hoa đào nở như nụ cười toả những tia sáng diệu kì . c) Màu của hoa hồng như màu của mặt trời sau làn sương sớm . Câu 2 : -b Câu 3 : -b Câu 4 : Điền dấu câu : (1), (2), (3), (4) : dấu phẩy ; (5) : dấu chấm . B. Kiểm tra Viế t Bài 1 : Mùa xuân đến, khu vườn khoác lên mình chiếc áo hoa lộng lẫy. Hoa đồng tiền đan thành chuỗi đỏ phía xa, hoa cúc vàng trải thành một vạt nắng, hoa lay-ơn vươn mình thanh cao, trắng muốt, còn hoa đào rạng rỡ khoe sắc hồng. Cánh hoa đào xinh xinh, mỏng manh, thỉnh thoảng chợt rung rinh nhẹ nhàng khi được gió vuốt ve dịu dàng. Những nụ hoa còn non, khum khum xếp cánh lên nhau nhìn như đang chúm chím cười. Thấp thoáng những bông hoa đã nở, cánh hoa hồng tươi như vừa đón nhận nụ hôn của mặt trờ i rực rỡ. Nhuỵ hoa là những sợi ch ỉ mảnh màu hồng nhạt được cánh hoa ôm ấp, chở che. Những chiếc lá non
  8. tựa chiếc thuyền câu tô điểm thêm sắc xanh trên nền hồng ấm áp. Hoa đào còn là tiếng gọi vui tươi của ngày Tết, rủ muôn ngàn may mắn đến bên mỗi người ! (Nghiêm Thị Hằng Nga) Bài 2: Hoa hồng nở quanh năm nhưng đằm thắm hơn cả là khi đất trời vào xuân. Sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn rót mật trên lá cũng là thời điểm cánh hoa hồng mềm và mượt nhất. Cánh hoa không mỏng manh như cánh hoa giấy, hoa đào mà dày mịn như một lớp nhung. Màu của hoa rất đỏ và tươi. Dưới ánh nắng mặt trời, hoa hồng hiện lên thật nồng nàn và quyến rũ. Khi hoa chưa nở, nhìn như một bàn tay bé khum khum. Lúc nhựa sống căng tràn cũng là lúc hoa nở bung như nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ. Hoa khoe ra nhuỵ vàng rung rinh và hương thơm ngào ngạt gọi ong bướm nơi nơi về bầu bạn hát mừng. ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài thơ sau : Ngày hội rừng xanh Chim Gõ Kiến nổi mõ Gà Rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh ! Tre, Trúc thổi nhạc sáo Khe Suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non. Công dẫn đầu đội múa Khướu lĩnh xướng dàn ca Kì Nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da.
  9. Nấm mang ô đi hội Tới suối, nhìn mê say : Ơ kìa, anh Cọn Nước Đang chơi trò đu quay! (Vương Trọng) Câu 1: Nối tên con vật ở cột trái với từ ngữ tả hoạt động của chúng ở cột phải cho thích hợp. a) Chim Gõ Kiến 1. gọi vòng quanh đánh thức bạn bè b) Gà Rừng 2. nổi mõ thúc giục đi hội c) Công 3. diễn ảo thuật thay đổi màu da d) Khướu 4. dẫn đầu đội múa e) Kì Nhông 5. lĩnh xướng dàn đồng ca Câu 2: Nối từng ô chỉ tên sự vật ở bên trái với ô thích hợp ở bên phải để thấy các sự vật tham gia ngày hội rừng xanh như thế nào. a) Tre, Trúc 1. thay áo mới màu tươi non b) Khe Suối 2. thổi nhạc sáo c) Cây 3. gảy nhạc đàn d) Nấm 4. chơi trò đu quay e) Cọn Nước 5. mang ô đi hội Câu 3: Bài thơ nói về điều gì ? a. Hoạt động của các con vật trong rừng. b. Vẻ đẹp của cảnh vật núi rừng.
  10. c. Hoạt động, niềm vui của các con vật, sự vật trong rừng vào ngày hội của mình. Câu 4: Bài thơ “Ngày hội rừng xanh” có nhiều hình ảnh nhân hoá rất sinh động. Em thích hình ảnh nào nhất ? Vì sao ? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Các con vật trong bài “Ngày hội rừng xanh” được nhân hoá bằng cách nào ? a. Dùng từ gọi chúng như gọi một con ngưòi. b. Dùng từ tả hoạt động của người để tả chúng. c. Nói chuyện với chúng như nói chuyện với con người. Câu 2: Cọn nước trong bài thơ được nhân hoá bằng những cách nào ? a. Dùng từ gọi nó như gọi một con người. b. Dùng từ tả hoạt động của người để tả nó. c. Nói chuyện với nó như nói chuyện vói một con ngưòi. Câu 3: Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Vì sao ? trong mỗi câu sau : a). Nói “Chim Gõ Kiến nổi mõ” vì Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tim kiến để ăn. A. Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. B. một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. C. dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. b) Vì Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da nên tác giả đã nói “Kì Nhông diễn ảo thuật, thay đổi hoài màu da”. A. có thể thay đổi màu da. B. Kì Nhông là loài thằn lằn. C. Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da. Câu 4: Điền bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao ? vào chỗ trống trong những câu sau: a) Vì nên tác giả bài thơ đã nói Gà Rừng gọi vòng quanh để bảo mọi người đừng ngủ nữa, dậy đi hội. b) Tác giả viết “Tre, Trúc thổi nhạc sáo” vì
  11. c) Tác giả để cho “Công dẫn đầu đội múa” vì B. Kiểm tra Viết Câu 1: Dựa vào bài thơ, em hãy kể về “Ngày hội rừng xanh”. Câu 2: Hãy viết một đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em hoặc một lễ hội mà em biết. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Nối a – 2; b – 1; c – 4; d – 5; e – 3 Câu 2: Nối a – 2; b – 3; c – 1 ; d – 5 ; e – 4. Câu 3: c. Câu 4: - Bài tham khảo: Các hình ảnh nhân hoá trong bài thơ “Ngày hội rừng xanh” thật sinh động và thú vị. Em thích nhất là hình ảnh chú Kì Nhông : Kì Nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da Hai câu thơ cho ta thấy Kì Nhông rất tài tình. Chú ta có thể chuyển đổi từ màu da này sang màu da khác. Biết bao nhiêu màu sắc cứ lần lượt nối tiếp nhau hiện lên trên da Kì Nhông, từ lờ mờ rồi rõ nét hẳn. Tài biến hoá của Kì Nhông khiến ai cũng bất ngờ và thích thú. Thật là kì diệu ! Kì Nhông chẳng khác nào một ảo thuật gia trong tay có bao nhiêu là phép biến hoá. Tiêt mục của Kì Nhông thật là độc đáo ! (Theo Trần Ngọc Thuỷ) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: b; Câu 2: a, b ; Câu 3: a) A ; b) C Câu 4: a) gà cất tiếng gáy báo trời đã sáng b) người ta thường dùng cây tre, cây trúc để làm sáo c) công là con vật múa rất đẹp B. Kiểm tra Viết
  12. Câu 1: - Bài thao khảo: Mùa xuân về. Muông thú trong rừng đều phấn khởi tổ chức ngày hội chào đón mùa xuân. Sáng hôm ấy, khu rừng tĩnh mịch bỗng vang lên âm thanh “Cộc ! Cộc ! Cộc !” liên hồi như gõ cửa. Đó là bác Gõ Kiến đang báo hiệu ngày hội đã đến. Những anh Gà Rừng xa gần gáy váng lên “Ò ! Ó ! O o !” giục giã muôn loài tỉnh dậy. Cây cối rủ nhau diện áo mới với bao màu áo tươi non, cả khu rừng hối hả chuẩn bị đi hội rừng xanh. Giữa rừng, khoảng đất lún phún những vạt cỏ non ngăn ngắn là điểm hẹn của muông thú bỗng chốc đông đủ các loài. Đám đông lô nhô, xôn xao và háo hức chờ đợi buổi diễn. Mở đầu là các chàng Công tiến vào trong tiếng reo hò cổ vũ của đám đông dự hội. Những chàng Công hãnh diện khoe chiếc đuôi thướt tha màu xanh có tô điểm những khoang tròn nhiều màu sắc sặc sỡ, nhìn chẳng khác nào những mặt trời tí hon xinh đẹp. Các chàng Công đã trình diễn một màn múa quạt hết sức đẹp mắt. Khán giả không ngớt xuýt xoa và cứ ngẩn ngơ dõi theo khi các vũ công rời sân khấu. Tiết mục thứ hai là bản hoà ca ngợi ca mùa xuân do chị Khướu lĩnh xướng. Những tiếng xì xào im bặt khi tiếng hát du dương ca ngợi mùa xuân xinh đẹp cất lên. Giọng hát trong trẻo quá ! Cao hứng, Tre, Trúc liền đệm sáo vi vút, Khe Suối cũng róc rách đệm đàn góp vui cho ngày hội. Mọi người được chiêu đãi một bữa tiệc âm thanh thịnh soạn. Gây ấn tượng nhất là tiết mục ảo thuật của chàng Kì Nhông bé nhỏ. Trước hàng trăm ánh mắt tò mò, chăm chú quan sát, Kì Nhông tự tin trổ tài biến hoá. Kì Nhông đến bên vạt cỏ non, màu da của chú bỗng đổi màu xanh hệt như vạt cỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên thán phục. Tiếp đó, Kì Nhông chọn một chỗ đất trống, khi chàng ta đứng lên đất thì lúc sau màu da cũng chuyển sang màu nâu y chang màu đất đó. Kì Nhông nhảy lên một phiến đá, lập tức chàng ta như đã tàng hình, ẩn vào phiến đá. Phải tinh mắt lắm mới phát hiện ra. Cuối cùng, Kì Nhông tiến đến nấp sau đám hoa dại vàng tươi thì thân mình chú ta bỗng chuyển màu rực rỡ như đám hoa ấy. Thật diệu kì ! Sân khấu bỗng chốc phủ đầy những bông hoa dại đủ màu mà khán giả tặng cho nhà ảo thuật tài ba. Buổi biểu diễn kết thúc mà ai cũng còn luyến tiếc, chẳng muốn ra về. Chắc chắn mùa xuân tới, hội sẽ đặc sắc và đông vui hơn nữa. (Theo Trần Ngọc Thuỷ) Câu 2: - Bài tham khảo Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.