Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt, Toán Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đại Hợp (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Mỗi học sinh đọc một đoạn của bài tập đọc đã học và trả lời được 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài vừa đọc trong thời gian 2 phút/học sinh. GVCN kiểm tra trong các tiết ôn tập cuối HKII.
II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt:(6 điểm)
- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Theo Võ Quảng.
2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1. M1(0,5 điểm): Tổ ong mật nằm ở đâu?
A. Trên ngọn cây.
B. Trên vòm lá.
C. Trong gốc cây.
D. Trên cành cây.
Câu 2.M1(0,5 điểm): Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung
quanh?
A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.
B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.
C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.
D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.
Câu 3. M2(0,5 điểm): Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
D. Để kết bạn với Ong Thợ.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_toan_lop_3_nam_ho.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt, Toán Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đại Hợp (Có đáp án)
- UBND HUYỆN KIẾN THỤY BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 3 CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỢP Năm học : 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên: Lớp Điểm Nhận xét của giáo viên . . A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Mỗi học sinh đọc một đoạn của bài tập đọc đã học và trả lời được 1 câu hỏi liên quan đến nội dung bài vừa đọc trong thời gian 2 phút/học sinh. GVCN kiểm tra trong các tiết ôn tập cuối HKII. II. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt:(6 điểm) 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Ong Thợ Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang. Theo Võ Quảng. 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. M1(0,5 điểm): Tổ ong mật nằm ở đâu? A. Trên ngọn cây. B. Trên vòm lá. C. Trong gốc cây. D. Trên cành cây. Câu 2.M1(0,5 điểm): Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?
- A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả. B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen. C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật. D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh. Câu 3. M2(0,5 điểm): Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì? A. Để đi chơi cùng Ong Thợ. B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ. C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ. D. Để kết bạn với Ong Thợ. Câu 4. M2( 0,5 điểm): Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào? A. Ong Thợ. B. Quạ Đen, Ông mặt trời C. Ong Thợ, Quạ Đen D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời Câu 5. M3( 1 điểm): Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Câu 6. M1( 0,5 điểm): (M1-0,5đ): Bộ phận in đậm trong câu: “ Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả.” ” trả lời cho câu hỏi nào? A. Ở đâu? B. Để làm gì? C. Vì sao? D. Bằng gì? Câu 7 (M2-0,5đ): Dấu câu nào phù hợp để điền vào ô trống trong câu sau: Về đến nhà, ông hãy mở ra nhé A. dấu chấm than B. dấu chấm C. dấu phẩy D. dấu hai chấm Câu 8. M2( 0,5 điểm): Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ hoạt động trong câu trên là: A. Ong Thợ, bông hoa. B. bay, nở. C. bay, tìm, nở. Câu 9 (M2- 0,5đ): Đặt câu hỏi cho cụm từ in nghiêng trong câu: “Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt.” . Câu 10. M3( 1 điểm): Em hãy đặt 1 câu khiến để khuyên các bạn không vứt rác bừa bãi:
- B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (40 phút)(10 điểm) I. Chính tả (nghe - viết) (3 điểm) (15 phút) Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ Nguyễn Văn Chương II. Tập làm văn: Viết đoạn, bài (7 điểm) (25 phút) Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu) nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về một cảnh đẹp đất nước mà em yêu thích
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Năm học: 2022 - 2023 A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập (6điểm) Câu 1 2 3 4 6 Đáp án C A C D A Điểm (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) Câu5: - HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm (Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm) - Ví dụ: Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./ Câu 7: A. dấu chấm than (0,5 điểm) D. Câu 8: C. bay, tìm, nở: 0,5 điểm. Câu 9: (0,5 điểm) Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng gì?” Câu 10: (1,0 điểm) - HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm than); câu văn hay 1.0 điểm VD: Các bạn không nên vứt rác bừa bãi! Các bạn đừng vứt rác bừa bãi nhé! B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn. bài) (10điểm) I. Chính tả (3 điểm) + Bài viết đảm bảo tốc độ, không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng hình thức quy định, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: ( 3 điểm) + Sai mỗi lỗi chính tả (âm đầu, vần, tiếng, viết hoa không đúng quy định, lỗi giống nhau trừ 1 lần) trừ 0,2 điểm. + Sai mỗi lỗi chính tả về dấu thanh trừ 0,2 điểm. - Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,3 điểm toàn bài. II.Tập làm văn: Viết đoạn văn (7 điểm) - HS viết được đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về một cảnh đẹp có ý hay, sáng tạo đạt 7 điểm. - HS viết được đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về một cảnh đẹp nhưng ý chưa hay, chưa sáng tạo trừ 0,5-1 điểm.
- - HS viết được đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về một cảnh đẹp nhưng chưa đủ ý, diễn đạt còn lủng củng trừ 0,5-1 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp). + Nội dung (ý) : 4 điểm HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài . + Kĩ năng : 3 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm
- UBND HUYỆN KIẾN THỤY BÀI KIỂM TRA TOÁN 3 CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI HỢP Năm học : 2022 – 2023 Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: Lớp A. Phần trắc nghiệm( 3 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Bài 1( M1- 1đ): a/ a) Số liền trước của 71800 là: A. 71801 B. 71879 C. 71799 D. 72800 b/ Làm tròn số 39 500 đến hàng nghìn ta được: A. 39 000 B. 40 000 C. 39 600 D. 38 000 Bài 2( M1- 1đ): a/ Số Ba mươi tám nghìn ba trăm linh sáu được viết là : A. 30 836 B. 38 306 C. 38 036 D. 38 360 b/ Tháng 10 có bao nhiêu ngày? A. 30 ngày B. 28 ngày C. 29 ngày D. 31 ngày Bài 3. (M2 - 1đ) a/ Số? ? - 37000 = 43 000 A. 16 000 B. 80 000 C. 90 000 D. 15 000 b/ Biết thương là 1 100, số chia là 5, số dư là 4, số bị chia là: A. 5500 B.1109 C. 5504 D. 5600 B. Phần tự luận( 7 điểm) Bài 4(M1- 1đ): Điền số thích hợp vào chỗ chấm: a/ 2 giờ = phút b/ 6l = ml Bài 5. (M2- 1đ): Đặt tính rồi tính a/ 21 040 x 3 b/ 60 906 : 6 Bài 6( M2- 1đ): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 350m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 85m. Tính chu vi của mảnh đất hình chữ nhật đó.
- Bài 7( M2- 2đ): Một hình chữ nhật có chiều rộng là 9 cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó? Bài 8 (M3- 2đ): a/Tìm một số biết rằng lấy số đó chia cho 5, được thương là 105 và số dư nhỏ nhất có thể. b/ Tính bằng cách thuận tiện nhất: 999 + 99 + 9
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTHK II NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN TOÁN 3 A. Phần trắc nghiệm( 3 điểm) Bài 1 ( M1 - 1đ): a/ C. 71799 b/ B. 40 000 Bài 2 ( M1 - 1đ): a/ B. 38 306 b/ D. 31 ngày Bài 3 (M2 - 1đ) a/ B. 80 000 b/ C. 5504 B. Phần tự luận (7 điểm) Bài 4 (M1 - 1đ): a/ 2 giờ = 120phút b/ 6 l =6000ml Bài 5 (M2 - 1đ): a/ 63120 b/ 60 906 : 6 60 906 6 00 10 151 09 30 06 0 Bài 6 ( M2 - 1đ): Bài giải Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là: 350- 85 = 265(cm) Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là (350+ 265) x 2= 1230( cm) Đáp số: 1230 cm Bài 7( M2 - 2đ): Bài giải Chiều dài hình chữ nhật là: 9 x 2 = 18(cm) Diện tích hình chữ nhật là 9 x 18= 162( cm2) Đáp số: 162 cm2
- Bài 8 (M3 - 2đ): a/ Bài giải Số dư nhỏ nhất luôn bằng 1. Vậy số dư là:1 0,5 điểm Số bị chia là: 105 x 5 + 1 = 526 Đáp số: 526 0,5 điểm b/ 999 + 99 + 9= ( 999+ 1) + ( 99+ 1) + ( 9 - 2) = 1000 + 100 + 7 = 1107 Lưu ý: Toàn bài nếu chữ viết quá xấu hoặc gạch xoá nhiều trừ 0,5 điểm.