Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

Giáo viên cho học sinh bắt thăm bài đọc trong SGK từ tuần 19 đến hết tuần 32 (HS đọc 1 đoạn văn khoảng 70 tiếng + TLCH về nội dung đoạn đọc)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)

* Đọc thầm bài tập đọc và làm các bài tập:

Rước đèn ông sao

Tết trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh...”

(Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú )

Câu 1. (M1-0,5đ) Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào ?

A. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím.

B. Một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh.

C. Một quả bưởi, một quả ổi, một nải chuối ngự.

D. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh.

pdf 6 trang Minh Huyền 31/05/2024 900
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Số báo danh: BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Phòng thi : . Môn: Tiếng Việt – Lớp 3 Năm học 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 90 phút). Nhận xét: Điểm : Giám thị: Bằng chữ: Giám khảo: I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Điểm 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): Giáo viên cho học sinh bắt thăm bài đọc trong SGK từ tuần 19 đến hết tuần 32 (HS đọc 1 đoạn văn khoảng 70 tiếng + TLCH về nội dung đoạn đọc) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) * Đọc thầm bài tập đọc và làm các bài tập: Rước đèn ông sao Tết trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh ” (Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú ) Câu 1. (M1-0,5đ) Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào ? A. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím. B. Một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh. C. Một quả bưởi, một quả ổi, một nải chuối ngự. D. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh.
  2. Câu 2. (M1-0,5đ) Chiếc đèn ông sao của bạn Hà có đặc điểm gì? A. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt B. Ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. C. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 3. (M2-1đ) Trong ngày Tết Trung thu, Tâm thích nhất gì? A. Mâm cỗ của mẹ. B. Đèn ông sao của bạn Hà. C. Đồ chơi của mình. D. Ba lá cờ con Câu 4. (M3- 1đ) Em thích hoạt động nào nhất trong ngày Tết Trung thu? Vì sao? Viết câu trả lời của em: Câu 5. (M1-0,5 điểm) Điền r,d hoặc gi vào chỗ chấm thích hợp: sầu iêng ất xa thược ược bứt ứt à cả. Câu 6. (M2-1đ) Xếp các từ ngữ sau vào các nhóm thích hợp: (mâm cỗ, nhỏ, chín, tím, đồ chơi, chạy đi xem, đèn ông sao, rước đèn, trống ếch, trong suốt) Từ ngữ chỉ sự vật Từ ngữ chỉ đặc điểm Từ ngữ chỉ hoạt động . . . . . . . . . . . . Câu 7. (M2-0,5đ) Hãy nối các câu ở cột A với kiểu câu ở cột B cho phù hợp. A B Tiếng Việt thật là giàu nhạc điệu! Đừng viết nhầm các dấu thanh khi học Câu khiến Tiếng Việt nhé! Quê hương đẹp biết bao! Chúng ta hãy bảo vệ, giữ gìn những cảnh Câu cảm đẹp của đất nước. Câu 8. (M3-1đ) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau:
  3. Tháng Sáu, em được nghỉ hè. Chúng em thu gom rác ở sân trường. II. KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) Điểm 1. Chính tả (4 điểm) 2. Tập làm văn (6 điểm) Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.
  4. HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 Năm học 2022 - 2023 I. KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ; đọc to, rõ ràng, lưu loát: 2 điểm - Ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm. - Tốc độ đạt yêu cầu( khoảng 70 tiếng/ 1 phút) : 0,5 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi nội dung: 1 điểm. 2. Đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức TV (6 điểm) Bài/Câu Đáp án Điểm 1 A 0,5 2 D 0,5 3 B 1 4 HS viết theo ý thích của các em. 1 VD: Em rất thích được bày mâm ngũ quả cùng với mẹ. Vì em được thể hiện sự khéo léo và sáng tạo của mình. Hoặc: Em rất thích được đi rước đèn cùng các bạn. Vì khi đó, em và các bạn rất vui. 5 sầu riêng, rất xa, thược dược, bứt rứt, già cả 0,5 6 HS xếp đúng mỗi từ vào nhóm thích hợp cho 0,1 đ 1 7 HS xác định, nối đúng mỗi câu được 0,1đ; Nối đúng cả 4 0,5 câu cho 0,5 đ. 8 HS đặt được câu hỏi cho mỗi bộ phận in đậm trong câu cho 0,5 đ. 1 - Khi nào em được nghỉ hè? - Chúng em thu gom rác ở đâu? II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, tương đối đẹp; trình bày đúng đoạn văn, sạch sẽ. - Mỗi lỗi chính tả (sai vần, thanh; sai lẫn phụ âm đầu, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm) . - Lỗi sai giống nhau trừ điểm một lần. 2. Tập làm văn (6 điểm) - Viết được một đoạn văn ngắn (8–10 câu) về cảnh vật quê hương theo yêu cầu đề bài. (Tên cảnh vật quê hương; Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật; Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật; Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật đó): 3 điểm. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ: 1 điểm.
  5. - Dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: Câu văn có hình ảnh, biết sử dụng biện pháp nghệ thuật đã học để bài viết sinh động hơn - tối đa 1 điểm. - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt, trình bày có thể cho các mức độ điểm: 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5 ; 1. * Điểm thi môn TV là điểm TBC của hai bài kiểm tra Đọc và viết, làm tròn 0,5 lên. BÀI VIẾT CHÍNH TẢ - LỚP 3 Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo, lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. (Theo Văn Lang)