Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)
I . Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (30 phút )
Đọc thầm bài sau: |
BÚP MĂNG NON Cây tre có dáng đứng thẳng, ngọn vút lên trời cao. Từ dưới gốc, tre mẹ sinh ra rất nhiều tre con. Một ngày kia, ông Thiên Lôi mang chiếc trống ra gõ làm cho đám măng nhỏ giật mình, tỉnh giấc. Chẳng mấy chốc, những hạt mưa nhỏ bắt đầu rơi xuống, thấm dần vào mặt đất. Khi đám măng tre kia uống no nước mưa, chúng cựa quậy rồi bắt đầu đâm chồi xuyên lên mặt đất. Có một chú Măng Non thân hình bụ bẫm, chuẩn bị vươn lên khỏi mặt đất thì cảm thấy có gì đó cản trên đầu mình. Một bạn Giun Đất bò qua mách:“ Có một hòn đá to phía trên đầu bạn đấy!”. Măng Non đành tìm đường tránh hòn đá trên đầu. Nó lấy hết sức mình lao lên nhưng dù thế nào cũng không nhích lên nổi và bắt đầu thấy nản. Tre mẹ biết vậy liền động viên:“ Con ngoan của mẹ! Hãy dũng cảm lên! Dù khó khăn chúng ta cũng tìm cách vượt qua con ạ!” Măng Non cố suy nghĩ, cuối cùng chú đã nghĩ ra một cách. Chú chuyển mình men theo mạch nước mưa thấm xuống. Lối đó mềm và trơn hơn. Thế là chú cố sức nhích lên... - A! Xuyên qua mặt đất rồi! Măng Non hít thật sâu một luồng không khí trong lành trên mặt đất, lòng vui phơi phới. TheoTủ sách mầm non |
* Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau:
Câu 1: Đám măng nhỏ xuyên lên mặt đất khi nào?
- Khi ông Thiên Lôi mang trống ra gõ.
- Khi những hạt mưa nhỏ bắt đầu rơi.
- Khi đã được uống no nước mưa.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_202.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Họ và tên: Năm học: 2021 - 2022 Lớp: 3 Điểm Điểm Điểm Lời phê của giáo viên Chữ kí đọc viết TV GV A. KIỂM TRA ĐỌC ĐT: ĐH: I . Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (30 phút ) Đọc thầm bài sau: BÚP MĂNG NON Cây tre có dáng đứng thẳng, ngọn vút lên trời cao. Từ dưới gốc, tre mẹ sinh ra rất nhiều tre con. Một ngày kia, ông Thiên Lôi mang chiếc trống ra gõ làm cho đám măng nhỏ giật mình, tỉnh giấc. Chẳng mấy chốc, những hạt mưa nhỏ bắt đầu rơi xuống, thấm dần vào mặt đất. Khi đám măng tre kia uống no nước mưa, chúng cựa quậy rồi bắt đầu đâm chồi xuyên lên mặt đất. Có một chú Măng Non thân hình bụ bẫm, chuẩn bị vươn lên khỏi mặt đất thì cảm thấy có gì đó cản trên đầu mình. Một bạn Giun Đất bò qua mách:“ Có một hòn đá to phía trên đầu bạn đấy!”. Măng Non đành tìm đường tránh hòn đá trên đầu. Nó lấy hết sức mình lao lên nhưng dù thế nào cũng không nhích lên nổi và bắt đầu thấy nản. Tre mẹ biết vậy liền động viên:“ Con ngoan của mẹ! Hãy dũng cảm lên! Dù khó khăn chúng ta cũng tìm cách vượt qua con ạ!” Măng Non cố suy nghĩ, cuối cùng chú đã nghĩ ra một cách. Chú chuyển mình men theo mạch nước mưa thấm xuống. Lối đó mềm và trơn hơn. Thế là chú cố sức nhích lên - A! Xuyên qua mặt đất rồi! Măng Non hít thật sâu một luồng không khí trong lành trên mặt đất, lòng vui phơi phới. Theo Tủ sách mầm non * Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau: Câu 1: Đám măng nhỏ xuyên lên mặt đất khi nào? a. Khi ông Thiên Lôi mang trống ra gõ. b. Khi những hạt mưa nhỏ bắt đầu rơi. c. Khi đã được uống no nước mưa.
- Câu 2: Khi đâm chồi xuyên lên mặt đất, Măng Non đã gặp phải chuyện gì? a. Có một con giun đất cản đường làm măng không ngoi lên được. b. Bị một hòn đá to cản, măng không nhích lên nổi và bắt đầu thấy nản. c. Chưa uống đủ nước, lòng đất cứng, tối tăm, không tìm được đường để lên. Câu 3: Nhờ đâu Măng Non đã nhú lên được mặt đất? a. Nhờ lời động viên của mẹ và sự kiên trì, thông minh của Măng Non. b. Nhờ lời chỉ dẫn kĩ lưỡng của mẹ và luồng không khí trong lành. c. Nhờ lời khuyên nhủ của Giun Đất và sự động viên của nhiều bạn tre non. Câu 4: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? Câu 5: Dấu hai chấm dùng trong bài đọc có tác dụng gì? a. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. b. Báo hiệu bộ phận đứng sau là bộ phận liệt kê. c. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói nhân vật. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm : Khi đám măng tre kia uống no nước mưa, chúng cựa quậy rồi bắt đầu đâm chồi xuyên lên mặt đất. Câu 7: Trong đoạn: “ Tre mẹ biết vậy liền động viên:“ Con ngoan của mẹ! Hãy dũng cảm lên! Dù khó khăn chúng ta cũng tìm cách vượt qua con ạ!” Măng Non cố suy nghĩ, cuối cùng chú đã nghĩ ra một cách. Chú chuyển mình men theo mạch nước mưa thấm xuống. Lối đó mềm và trơn hơn. Thế là chú cố sức nhích lên ” - Có những sự vật nào được nhân hóa? - Chúng được nhân hóa bằng cách nào? Câu 8: Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa nói về Măng Non
- TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 II. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm) + Đoạn thứ nhất: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Hoa đồng nội Không hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Câu hỏi: Hoa đồng nội được tác giả miêu tả như thế nào? + Đoạn thứ 2: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Mùa khởi đầu của sự sống Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi, mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa xuân đang về. Vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của mùa đông. Câu hỏi: Vì sao nói mùa xuân là mùa khởi đầu của sự sống? + Đoạn thứ 3: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Bộ lông rực rỡ của chim Thiên Đường Chim Thiên Đường đi tha rác về lót tổ, chuẩn bị cho mùa đông đang tới gần. Nó bay rất xa, chọn những chiếc lá thật đẹp, những ngọn cỏ thật mềm. Lâu lắm, Thiên Đường mới lại tìm được cụm cỏ mật khô vàng như màu nắng. Về qua tổ Mai Hoa, thấy bạn ốm, tổ tuềnh toàng, Thiên Đường gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Mai Hoa. Câu hỏi: Đi qua tổ của Mai Hoa thấy bạn ốm, tổ tuềnh toàng, Thiên Đường đã làm gì? + Đoạn thứ 4: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đám mây nhỏ Đám mây nhỏ đang bay lơ lửng trên bầu trời xanh thẳm. Bỗng có tiếng kêu khóc từ dưới đất vọng lên. Đám mây giật mình nhìn xuống. Ôi! Cảnh vật dưới đất mới thảm thương làm sao: ruộng đất nứt nẻ, người và vật nằm la liệt, mắt nhắm nghiền, Đám mây thương họ quá, nó muốn giúp mọi người, mọi vật. Thế là nó bay thật nhanh đến nhà bác gió và nhờ bác biến mình thành mưa. Câu hỏi: Đám mây nhỏ quyết định làm gì để giúp đỡ mọi người, mọi vật?
- TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Năm học: 2021 - 2022 B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả (15 phút) : GV đọc cho HS viết bài: Búp Măng Non Cây tre có dáng đứng thẳng, ngọn vút lên trời cao. Từ dưới gốc, tre mẹ sinh ra nhiều tre con. Một ngày kia, ông Thiên Lôi mang chiếc trống ra gõ làm cho đám măng nhỏ giật mình, tỉnh giấc. Chẳng mấy chốc, những hạt mưa nhỏ bắt đầu rơi xuống, thấm dần vào mặt đất. Khi đám măng tre uống no nước mưa, chúng cựa quậy rồi đâm chồi xuyên lên mặt đất. II. Tập làm văn (25 phút) : Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 - 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (70 tiếng/phút): 1 điểm. Đạt 1 trong 2 yêu cầu: 0,5 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. Đọc sai từ 6 – 10 tiếng: 0,5 điểm. Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời chưa thành câu hoặc thiếu ý: 0,5 điểm; Không trả lời được câu hỏi: 0 điểm Gợi ý trả lời câu hỏi: Hoa đồng nội Câu hỏi: Hoa đồng nội được tác giả miêu tả như thế nào? (Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái) Mùa khởi đầu của sự sống Câu hỏi: Vì sao nói mùa xuân là mùa khởi đầu của sự sống? (Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi, mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi. Vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của mùa đông.) Bộ lông rực rỡ của chim Thiên Đường Câu hỏi: Đi qua tổ của Mai Hoa thấy bạn ốm, tổ tuềnh toàng, Thiên Đường đã làm gì? (Thiên Đường gài cụm cỏ che gió cho bạn. Rồi Thiên Đường lấy mỏ rứt từng túm lông mịn trên ngực mình, lót tổ cho Mai Hoa.) Đám mây nhỏ Câu hỏi: Đám mây nhỏ quyết định làm gì để giúp đỡ mọi người, mọi vật? (Đám mây nhỏ bay thật nhanh đến nhà bác gió và nhờ bác biến mình thành mưa.)
- II. Đọc hiểu (6 điểm) Câu ĐỀ CHẴN ĐỀ LẺ Biểu điểm Câu 1 c b 0,5 điểm Câu 2 b c 0,5 điểm Câu 3 a b 0,5 điểm Câu 4 Hãy luôn biết vươn lên và cố gắng vượt qua mọi khó khăn, 1 điểm thử thách trong cuộc sống Câu 5 c a 0,5 điểm Câu 6 Đặt đúng câu hỏi theo yêu cầu 0,5 điểm Đầu câu không viết hoa, cuối câu thiếu dấu hỏi chấm mỗi lỗi trừ 0,25 điểm Câu 7 - Sự vật được nhân hóa là: Tre, Măng Non 0,5 điểm - Chúng được nhân hóa bằng cách: 1 điểm + Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi người. + Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ vốn dùng để tả người. (Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm) Câu 8 Đặt câu đúng theo yêu cầu 1 điểm Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm mỗi lỗi trừ 0,25 điểm B. KIỂM TRA VIẾT: 10 diểm I. Chính tả: Nghe viết đoạn văn: 4 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu (70 chữ/15 phút) : 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp : 0,5 điểm - Viết đúng chính tả: 2,5 điểm. Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm (không trừ quá 2,5 điểm) II. Tập làm văn (6 điểm) 1. Nội dung: 4 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu ( Kể về một việc làm tốt của mình để góp phần bảo vệ môi trường) - Bài viết đủ số câu: 0,5 điểm - Có câu mở đầu, câu kết thúc đoạn: 0,5 điểm - Kể được chi tiết chính và kết quả của việc làm đó: 2 điểm - Bài viết có cảm xúc, nêu được cảm nghĩ của mình về việc làm đó: 1 điểm 2. Kỹ năng: 2 điểm - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá 3 lỗi chính tả: 1 điểm - Câu văn đủ ý có sự liên kết, dùng từ ngữ hình ảnh hay: 1 điểm * Tuỳ theo bài viết của HS, GV có thể cho điểm cho hợp lí.