Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ( 6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

1 Đọc bài viết dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Chiếc áo mới ngày xuân

Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào dịp Tết. Chiếc áo có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Không biết những năm khó khăn ấy, bằng cách nào bố mẹ có thể mua cái áo đó cho tôi. Có thể là tiền từ mẻ sắn mẹ lên đồi vun trồng lúc mờ sớm. Cũng có thể là tiền từ con gà mái đang lên ổ đẻ mẹ chăm bẵm cả một năm. Và cũng có thể mẹ phải vay mượn tiền hàng xóm...

Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Tôi cứ chạy khắp nhà hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới, dường như cái áo đang mỉm cười với mình, cùng hát với mình.

Đêm Giao thừa, mẹ bảo mặc áo mới. Tôi cầm cái áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc, vừa không nỡ. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên, nhưng từ khi mặc áo mới, tôi chỉ cảm thấy một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui.

Sau này, cuộc sống bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho anh em tôi quần áo mới. Những bộ quần áo đó dù giá có cao hơn, chất vải có tốt hơn, tôi vẫn yêu chiếc áo mới thời khó năm nào.

(Theo Vũ Thị Huyền Trang)

Câu 1: Chiếc áo có đặc điểm gì?

A. Có những bông hoa vàng.

B. Có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ.

C. Có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên.

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thấy Tết năm ấy đẹp hơn, vui hơn những năm trước?

A. Vì bạn có chiếc áo mới rất đẹp.

B. Vì bạn làm được nhiều việc giúp bố mẹ.

C. Vì mọi người đều thấy vui trong ngày Tết.

Câu 3: Mẹ bảo bạn mặc áo mới khi nào?

A. Đi chơi cuối tuần

B. Vào năm học mới

C. Đêm Giao thừa

doc 3 trang Minh Huyền 06/06/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_ket_noi_tri.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 2 (Có đáp án)

  1. Giáo viên ra đề: TRƯỜNG TH Họ và tên: Lớp : SBD: Phòng thi Số phách Điểm ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian: 70 phút) PHẦN I: Kiểm tra đọc ( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ( 6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: 1 Đọc bài viết dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu. Chiếc áo mới ngày xuân Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào dịp Tết. Chiếc áo có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Không biết những năm khó khăn ấy, bằng cách nào bố mẹ có thể mua cái áo đó cho tôi. Có thể là tiền từ mẻ sắn mẹ lên đồi vun trồng lúc mờ sớm. Cũng có thể là tiền từ con gà mái đang lên ổ đẻ mẹ chăm bẵm cả một năm. Và cũng có thể mẹ phải vay mượn tiền hàng xóm Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Tôi cứ chạy khắp nhà hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới, dường như cái áo đang mỉm cười với mình, cùng hát với mình. Đêm Giao thừa, mẹ bảo mặc áo mới. Tôi cầm cái áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc, vừa không nỡ. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên, nhưng từ khi mặc áo mới, tôi chỉ cảm thấy một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui. Sau này, cuộc sống bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho anh em tôi quần áo mới. Những bộ quần áo đó dù giá có cao hơn, chất vải có tốt hơn, tôi vẫn yêu chiếc áo mới thời khó năm nào. (Theo Vũ Thị Huyền Trang) Câu 1: Chiếc áo có đặc điểm gì? A. Có những bông hoa vàng. B. Có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ. C. Có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thấy Tết năm ấy đẹp hơn, vui hơn những năm trước?
  2. A. Vì bạn có chiếc áo mới rất đẹp. B. Vì bạn làm được nhiều việc giúp bố mẹ. C. Vì mọi người đều thấy vui trong ngày Tết. Câu 3: Mẹ bảo bạn mặc áo mới khi nào? A. Đi chơi cuối tuần B. Vào năm học mới C. Đêm Giao thừa Câu 4: Mặc chiếc áo, bạn nhỏ thấy mùi gì? A. Mùi hương bưởi B. Mùi niềm vui C. Mùi nước giặt Câu 5: Vì sao bạn nhỏ yêu chiếc áo mới thời khó khăn hơn những chiếc áo đắt tiền sau này? Câu 6 : Viết câu có hình ảnh so sánh Câu 7. Từ có nghĩa giống với “niềm vui” là từ nào dưới đây? A. Vui sướng B. Nỗi buồn C. Đau khổ Câu 8: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ trống trong câu: “Chiếc áo mẹ mua cho con đẹp quá ” A. Dấu chấm B. Dấu hai chấm C. Dấu chấm than Câu 9: Trả lời câu hỏi sau: “Cái bàn học của em được làm bằng gì?”
  3. PHẦN II: Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả (4 điểm) Ông ngoại Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho không khí mát dịu buổi sáng. Trời xanh như những dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, và dạy tôi những chữ cái đầu tiên. II. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy viết đoạn văn về ước mơ của em. (Từ 5 câu trở lên) ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN: Phần I. Đọc – hiểu Câu 1: B (0,5 đ) Câu 2: A (0,5 đ) Câu 3: C (0,5 đ) Câu 4: B (0,5 đ) Câu 5: Vì trong lúc gia đình khó khăn, mẹ đã chắt chiu để mua cho bạn chiếc áo đó.(1đ) Lưu ý: (HS viết khác nhưng viết được nội dung đúng vẫn cho đủ điểm) Câu 6: HS viết được câu có hình ảnh so sánh (1 đ) Câu 7: A (0,5 đ) Câu 8: C (0,5 đ) Câu 9: (1 đ): Cái bàn học của em được làm bằng gỗ. ( bằng sắt, ) Phần II: Chính tả + tập làm văn: 1. Chính tả: ( 4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu : 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, viết sạch đẹp: 1 điểm - Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm 2. Tập làm văn: ( 6 điểm) - HS viết được đoạn văn từ 5 – 7 câu có đầy đủ các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài: 3 điểm - Viết đúng chính tả : 1 điểm - Dùng từ, đặt câu đúng: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 1 điểm Lưu ý: Viết quá số câu không trừ điểm.