8 Đề ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 (Có đáp án)

Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập

CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Câu 1: Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? (0,5 điểm)

A. Sống lẻ một mình.                 B. Sống theo đàn.                  C. Sống theo nhóm.

Câu 2: Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? (0,5 điểm)

A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.            
B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.     

C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.

Câu 3: Vì sao kiến đỏ bảo các loài kiến khác về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn? (0,5 điểm)

A. Vì kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt

B. Vì loài kiến chết dần chết mòn gần hết      

C. Vì kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt

doc 18 trang Thùy Dung 12/07/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "8 Đề ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc8_de_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_3_co_dap_an.doc

Nội dung text: 8 Đề ôn tập cuối học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 (Có đáp án)

  1. ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 1 Phần 1: Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Câu 1: Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? (0,5 điểm) A. Sống lẻ một mình. B. Sống theo đàn. C. Sống theo nhóm. Câu 2: Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? (0,5 điểm) A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày. B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. Câu 3: Vì sao kiến đỏ bảo các loài kiến khác về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn? (0,5 điểm) A. Vì kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt B. Vì loài kiến chết dần chết mòn gần hết C. Vì kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt Câu 4: Qua bài đọc, em thấy loài kiến là con vật như thế nào? (0,5 điểm) Câu 5. Từ không cùng nghĩa với nhóm từ còn lại là: (0,5 điểm) A. bố mẹ B. cô giáo C. phụng dưỡng D. đùm bọc Câu 6. Các thành ngữ nói về quê hương là: (0,5 điểm) A. Chôn rau cắt rốn B. Thức khuya dậy sớm C. Non xanh nước biếc D. Dám nghĩ dám làm Câu 7. Trong câu “ Cá bám đầy trên mặt lưới, lấp lánh như ánh bạc”, sự vật được so sánh với nhau ở đặc điểm nào? (0,5 điểm) A. mặt lưới B. lấp lánh C. ánh bạc
  2. Câu 8. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp (0,5 điểm) - Vào ngày Tết trẻ em thường được mua quần áo mới được phát tiền mừng tuổi. Câu 9. Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ sau: (1 điểm) Con trâu đen lông mượt Cái sừng nó vênh vênh Nó cao lớn lênh khênh Chân đi như đập đất - Từ chỉ hoạt động: Câu 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (1 điểm) a. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. b. Chú cá heo đã cứu sống một phi công. . B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1.Nghe - viết bài: Mùa hoa sấu ( Từ “Vào những ngày cuối xuân” đến “ đang rơi như vậy” (TV3 tập 1/73) ( HS viết vào giấy ô li) 2. Tập làm văn( 6 điểm): Viết đoạn văn từ 7 – 9 câu kể về tổ của em. ( HS viết vào giấy ô li) ___ ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 2 Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập: Bài văn của Tôm-mi Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ. Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý Mẹ yêu quý Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người ” (Theo Gian Lin-xtrôm) 1. Gia đình Tôm-mi chuẩn bị có sự thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)
  3. A. Chuyển nhà B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau. C. Tôm-mi về quê ở với ông bà ngoại D. Mẹ Tôm-mi có em bé 2. Vì sao cô giáo gọi bố mẹ của Tôm-mi đến để trao đổi? (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách B. Vì Tôm-mi thường ngủ gật trong giờ học C. Vì Tôm-mi hay đánh bạn D. Vì Tôm-mi vô lễ với thầy cô giáo. 3. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì? (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt. B. Kết quả học tập trong tháng vừa qua của Tôm-mi C. Bài văn tả gia đình của mình của Tôm-mi D. Một bức thư được kẹp trong vở bài tập của Tôm-mi 4. Theo em, Tôm-mi viết những điều đó với mong muốn điều gì? (0.5 điểm) A. Kết quả học tập của mình sẽ tiến bộ để bố mẹ vui lòng B. Gia đình mình sẽ không phải chuyển nhà nữa C. Xin lỗi cô giáo và bố mẹ D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. 5. Bố mẹ Tôm-mi đã phải ứng như thế nào khi xem những điều Tôm-mi viết? (0.5 điểm) A. Hai người né tránh, không ai nhìn ai B. Hai người khóc và im lặng rất lâu C. Hai người mong cô giáo quan tâm tới Tôm-mi nhiều hơn D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm 6. Trong những dòng sau đây, dòng nào có chứa những từ ngữ chỉ hành động? (0.5 điểm) A. Chia tay, học tập, phá phác B. Mẩu giấy, cô giáo, phụ huynh C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt D. Mẩu giấy, chia tay, cô giáo, Thượng Đế 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: gió, lá lành (1 điểm)
  4. TIẾNG VIỆT – ĐỀ 4 2. ĐỌC HIỂU ( 6 điểm) Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập MẠO HIỂM Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn mọc thành cây. Tôi muốn đâm rễ sâu xuống đất, vươn mầm lên cao, nhú chồi non đón mùa xuân đang đến. Tôi ao ước được đón ánh mạt trời mơn man trên lá và những giọt sương lóng lánh đọn lại trên hoa. Thế là hạt thứ nhất vươn mình một cách mạnh mẽ và đầy quyết tâm, bất chấp mọi trở ngại. Hạt thứ hai nói: - Tôi sợ lắm. Tôi sợ đối diện với bóng tối khi rễ của tôi đâm xuống đất.Tôi sợ làm tổn thương những mầm non yếu ớt của tôi khi vươn mình lên khỏi mặt đất cứng này. Tôi sợ lũ ốc sên sẽ ngấu nghiến đám chồi non của tôi mất. Tôi sợ lũ con nít sẽ ngắt hoa khi tôi vừa mới nở. Không, tôi sẽ nằm đây cho an toàn. Thế là hạt thứ hai tiếp tục đợi. Một con gà mái bới đất tìm món điểm tâm, nó tóm ngay hạt thứ hai và nuốt trôi. ( Theo Hạt giống tâm hồn) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1: Hai hạt mầm đã trao đổi với nhau về vấn đề gì? ( 0,5 điểm) a. Hai hạt mầm nói sẽ cùng nhau đi đến một mảnh đất màu mỡ hơn. b. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về việc muốn mọc thành cây. c. Hai hạt mầm trao đổi với nhau về cách hút chất dinh dưỡng dưới lòng đất. Câu 2: Hạt mầm thứ nhất suy nghĩ điều gì khi vươn mình lên đất? ( 0,5 điểm) a. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, đón ánh mặt trời và sợ tổn thương chồi non. b. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, vươn mầm, nhú chồi non. c. Muốn mọc thành cây, đâm rễ xuống đất, sợ đất cứng, sợ bọn trẻ ngắt hoa. Câu 3: Sau khi chờ đợi, kết quả hạt mầm thứ hai nhận dược là gì? ( 0,5 điểm) a. Hạt mầm thứ hai bị kiến tha đi b. Trở thành một mầm cây tươi đẹp. c. Hạt mầm thứ hai bọ gà ăn. Câu 4: Qua câu chuyện trên, em học được điều gì từ hạt mầm thứ nhất?( 1 điểm)
  5. Câu 5: Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn dưới đây: ( 0,5 điểm) Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất tươi, rất trong trẻo. Câu 6: Câu nào không sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: ( 0,5 điểm) a. Cả đàn ong là một khối hoà thuận. b. Đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở thành phố. c. Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thảng như thân trước. Câu 7: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: (1 điểm) a. Hồ Than Thở nước trong xanh êm ả có hàng thống bao quanh reo nhạc sớm chiều. b. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa tường rêu cổ kính xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ những người trong cộng đồng: ( 0,5 điểm) a. cộng sự, cộng tác, đồng bào b. đồng nghiệp, đồng bào, đồng tâm, c. đồng bào, đồng hương, đồng đội Câu 9: Câu “Tôi sợ lũ con nít sẽ ngắt hoa khi tôi vừa mới nở.” thuộc kiểu câu: ( 0,5 điểm) a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? Câu 10: Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh để nói về bộ lông của con gà. ( 0,5 điểm) Phần II: KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả( 4 điểm) Nghe viết bài “Hũ bạc của người cha” SGK TV/121
  6. Viết đoạn: “ Ngày xưa .về đây.”(viết ra giấy ô li) 2. Tập làm văn ( 6 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng từ 7-9 câu) kể về người hàng xóm em yêu quý nhất. . (viết ra giấy ô li) ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 5 I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Giáo viên chỉ định mỗi học sinh đọc một đoạn văn khoảng 60 tiếng trong thời gian tối đa 1 phút ở trong các bài tập đã học của học kì I( Tiếng Việt 3- Tập 1). - Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc. II.Đọc hiểu: Đọc thầm và làm bài tập ( 6 điểm) Sư Tử và Kiến Càng Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khỏe như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi. Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm, Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn. Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử. Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con vắt. Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến. Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời. (Theo Truyện cổ dân tộc Lào). Khoanh tròn chữ cái trước các ý trả lời đúng Câu 1: Lúc đầu, Sư Tử chỉ kết bạn với những loài vật nào? (M1- 0,5): A. Những loài vật có ích B. Loài vật nhỏ bé C. Loài vật to khỏe Câu 2: Khi Sư Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào?(M1- 0,5): A. Đến thăm hỏi và tìm cách chữa chạy cho Sư Tử. B. Đến thăm nhưng không giúp gì, mặc Sư Tử đau đớn. C. Không đến thăm hỏi lần nào, từ chối giúp đỡ. Câu 3: Những người bạn to khỏe của Sư Tử là người như thế nào? (M2- 0,5): A. Không biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. B. Tốt bụng. C. Hiền lành Câu 4: Vì sao Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân nhất trên đời? (M2- 0,5): A. Vì Sư Tử thấy Kiến Càng là loài vật nhỏ bé. B. Vì Kiến Càng luôn sống cùng với sư tử. C. Vì Kiến Càng tốt bụng, đã cứu giúp Sư Tử. Câu 5: Ý kiến nào sau đây nói rõ về phẩm chất tốt đẹp của Kiến Càng? (M3 -1): A. Chăm chỉ, chịu khó. B. Người bạn tốt bụng và giàu lòng vị tha. C. Thường xuyên thăm hỏi bạn bè.
  7. Câu 6: Trong câu: “Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khoẻ như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó.” Từ dùng để so sánh là: (M1- 0,5) A. Bằng B. Là C. Như Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân trong câu: ‘‘Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con vắt.’’ (M2-0,5) Câu 8: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?(M4- 1): Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây. (M3-1) Sư Tử Kiến Càng là đôi bạn thân thiết. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I.Chính tả (Nghe viết): (4 điểm) Chiều trên Sông Hương (Sách Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 / T 96) (viết ra giấy ô li) II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7- 9 câu) kể về tổ em và các hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. (viết ra giấy ô li) ___ ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 6 2. ĐỌC HIỂU ( 6 điểm ) : Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập CHÚ SẺ VÀ BÔNG HOA BẰNG LĂNG Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ. Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng: - Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? (Theo Phạm Hổ) * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. ( 0,5 điểm) Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì? A. Để tặng cho sẻ non. B. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ. C. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở.
  8. Câu 2. ( 0, 5 điểm )Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua? A. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm. B. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy. C. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa. Câu 3. ( 0,5 điểm) Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ? A. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng. B. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ. C. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ. Câu 4. ( 0,5 điểm) Câu văn có hình ảnh so sánh là: A. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa. B. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. C. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua. Câu 5. ( 0,5 điểm) Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì? Bằng lăng và sẻ non là Câu 6: ( 1,0 điểm) Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai làm gì ?” trong bài. Câu 7. ( 0,5 điểm) Gạch chân dưới 2 từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (0,5 đ) Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Câu 8. ( 1,0 điểm) Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào trong các câu văn sau: ( Mi-sút-ca Xta-xích I-go cả ba bạn đều bịa chuyện Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa Câu 9. ( 1,0 điểm) Đặt một câu có hình ảnh so sánh về một loài hoa. . B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả: ( 4 điểm ) a) Bài viết: “Nhớ lại buổi đầu đi học”. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51) - Giáo viên đọc từ "Cũng như tôi” đến hết. (viết vào giấy ô li) II. Tập làm văn: (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) kể về người hàng xóm của em. (viết vào giấy ô li) ___ ___
  9. TIẾNG VIỆT – ĐỀ 7 Phần 1: Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập Kiến Mẹ và các con Kiến là một gia đình lớn, Kiến Mẹ có chín nghìn bảy trăm con. Tối nào, Kiến Mẹ cũng tất bật trong phòng ngủ của đàn con để vỗ về và thơm từng đứa: - Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con. Suốt đêm, Kiến Mẹ không hề chợp mắt để hôn đàn con. Nhưng cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ thơm hết lượt. Vì thương Kiến Mẹ vất vả, bác Cú Mèo đã nghĩ ra một cách. Buổi tối, đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xinh. Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này quay sang thơm vào má kiến con bên cạnh và thầm thì: - Mẹ gửi một cái hôn cho em đấy! Cứ thế lần lượt các kiến con hôn truyền nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thể chợp mắt mà vẫn âu yếm được cả đàn con. (Chuyện của mùa hạ) 1. Kiến Mẹ có bao nhiêu con? (0.5 điểm) A. Chín trăm bảy mươi B. Một trăm chín mươi C. Chín nghìn bảy trăm D. Chín nghìn chín trăm chín mươi chín 2. Vì sao Kiến Mẹ cả đêm không chợp mắt? (0.5 điểm) A. Vì Kiến Mẹ tất bật trong phòng trông các con ngủ ngon giấc B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con C. Vì Kiến Mẹ phải đợi mặt trời mọc D. Vì Kiến Mẹ lo ngày mai không có gì để nuôi đàn con nữa 3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ đỡ vất vả? (0.5 điểm) A. Kiến Mẹ thơm chú kiến con nằm ở hàng cuối và nói: “Mẹ yêu tất cả con.” B. Kiến Mẹ thơm hai chú kiến con nằm ở hàng cuối, các con hôn truyền nhau. C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau. D. Kiến mẹ mỗi một đêm sẽ rút thăm một chú kiến may mắn để hôn 4. Có những nhân vật nào xuất hiện trong câu chuyện trên? (0.5 điểm) A. Kiến Mẹ, kiến con, bác Ve Sầu B. Kiến Mẹ, kiến con, bác Kiến Càng C. Kiến Mẹ, bác cú Mèo D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo 5. Trong các dòng sau đây, dòng nào chỉ gồm từ chỉ hoạt động? (0.5 điểm) A. gia đình, phòng ngủ, buổi tối B. Kiến Mẹ, Cú Mèo C. hôn, ngủ, chợp mắt D. buổi tối, Kiến Mẹ, ngủ 6. Câu “Kiến Mẹ đến thơm má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên.” Thuộc kiểu câu gì? (0.5 điểm) A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không phải kiểu câu nào trong các kiểu câu trên
  10. 7. Viết 1 – 2 câu nói nên cảm nghĩ của em về tình cảm của Kiến Mẹ dành cho Kiến Con. (1 điểm) 8. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: (1 điểm) a. Bầu trời trong xanh những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn. b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện chỗ trắng chỗ đen. 9. Đặt một câu theo mẫu: Ai ( con gì, cái gì) thế nào? để miêu tả bông hoa hồng. ( 1đ) Phần 2: Kiểm tra viết 1. Chính tả( 4 điểm) Nghe viết bài: Hũ bạc của người cha Viết đoạn: “ Hôm đó .mới biết quý đồng tiền.) (viết vào giấy ô li) 2. Tập làm văn ( 6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7 – 9 câu) kể về thành thị hoặc một vùng nông thôn mà em được biết. (viết vào giấy ô li) ___ ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 8 2. ĐỌC HIỂU ( 6 điểm ) : Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập SƯ TỬ VÀ KIẾN Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khoẻ như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi. Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm, Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn. Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử. Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con vắt. Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến. Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời. Theo Truyện cổ dân tộc
  11. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Sư tử chỉ kết bạn với loài vật nào ? (M1: 0,5 điểm) A. Những loài vật có ích. B. Loài vật nhỏ bé. C. Loài vật to khoẻ như mình. Câu 2. Khi Sư Tử bị đau tai, Voi, Hổ, Gấu , đã đối xử với Sư Tử như thế nào ? (M1: 0,5 điểm) A. Đến thăm hỏi và tìm cách chữa chạy cho Sư Tử. B.Đến thăm nhưng không giúp gì, mặc Sư Tử đau đớn. C. Không đến thăm hỏi lần nào, từ chối giúp đỡ. Câu 3 . Những người bạn to khỏe của Sư Tử là người như thế nào? (M2: 0,5 điểm) A.Không biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. B.Sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. C. Hiền lành, tốt bụng. Câu 4 . Vì sao Sư Tử coi Kiến Càng là người bạn thân nhất trên đời ? (M2: 0,5 điểm) A. Vì Sư Tử thấy Kiến Càng là loài vật nhỏ bé. B. Vì Kiến Càng tốt bụng, đã cứu giúp Sư Tử. C. Vì Sư Tử ân hận trót đối xử không tốt với Kiến Càng. Câu 5: 2. Đánh dấu x vào trước những từ ngữ chỉ sự vật: ( M2- 1 điểm) Tai Đau nhức Xin lỗi Hang Câu 6: Em hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? trong đó có sử dụng từ “Kiến Càng”( M3- 1 điểm) Câu 7. Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? ”( M3- 1 điểm) Câu 8: . Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: (M2- 1) Gà con đậu trên cây thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. II. Kiểm tra viết 1. Chính tả(nghe viết): 4 điểm Nghe viết Người con của Tây Nguyên/127 từ “ Gian đầu dùng khi cúng tế” (viết vào giấy ô li)
  12. 2. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn từ 7-9 câu kể về thành thị hoặc nông thôn (viết vào giấy ô li) TIẾNG VIỆT – ĐỀ 1 1. Đọc hiểu: 6đ Câu 1: (0,5 điểm) A. Sống lẻ một mình. Câu 2: (0,5 điểm) C. Về ở chung, đlỗ hang, dự trữ thức ăn. Câu 3: (0,5 điểm) C. Vì kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt Câu 4: (0,5 điểm) Qua bài đọc, em thấy loài kiến là con vật tuy nhỏ bé nhưng rất đoàn kết Câu 5: (0,5 điểm): B. cô giáo Câu 6. (0,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm A. Chôn rau cắt rốn C. Non xanh nước biếc Câu 7. (0,5 điểm) B. lấp lánh Câu 8. (0,5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm - Vào ngày Tết, trẻ em thường được mua quần áo mới, được phát tiền mừng tuổi. Câu 9. (1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm - Từ chỉ hoạt động: đi, đập ( đất) Câu 10. (1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu không có dấu hỏi chấm trừ 0,25 điểm/ 1 câu a. Con gì rất yêu bằng lăng và bé Thơ? b. Chú cá heo làm gì? ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 2 1. Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau. 2. (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách 3. (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt. 4. (0.5 điểm) D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. 5. (0.5 điểm) D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm 6. (0.5 điểm) C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt 7. (1 điểm) mỗi phần: 0,5 điểm a. Lá lành đùm lá rách. b. Góp gió thành bão. 8. (1 điểm) mỗi phần: 0,5 điểm Những câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn đó là:
  13. Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng rỡ chào Gà Trống. 9. Đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh: (1 điểm) . ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 3 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu 1: (M1- 0.5đ) C. Câu 2: (M1- 0.5đ) B. Câu 3: (M1- 0,5đ) B. Câu 4: (M2- 1.0đ) C. Câu 5: (M1- 1.0đ) Câu 6: (M3 – 1đ) Câu 7: (M3 – 1đ) Câu 8:1đ ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 4 2. ĐỌC HIỂU ( 6 điểm) Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 6 Câu 8 Câu 9 0,5 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ b b c a c b Câu 4: (1 điểm) Qua câu chuyện trên, em học được từ hạt mầm thứ nhất là phải luôn suy nghĩ tích cực, không ngại khó khăn và luôn cố gắng để đạt đc kết quả tốt nhất . Câu 5: ( 0,5 điểm) Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn dưới đây: Hoa dẻ màu vàng ruộm, cái sắc vàng rất tươi, rất trong trẻo. Câu 7: (1 điểm) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau: a. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. b. Giữa Hồ Gươm là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um. Câu 10: ( 0,5 điểm) Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh để nói về bộ lông của con gà . Con gà có bộ lông vàng như nghệ. Bộ lông con gà mượt như tơ.
  14. ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 5 2. Đọc hiểu (6 điểm): Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A C B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 Câu 7(1điểm): Kiến làm gì? Câu 8 (0,5 điểm):Chúng ta không nên xem thường những người nhỏ bé, phải sống chan hòa với tất cả mọi người xung quanh. (chấm theo diễn đạt và cảm nhận của HS) Câu 9:(1điểm)Sư Tử, Kiến Càng là đôi bạn thân thiết. ___ __ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 6 2. Đọc hiểu (6 điểm): Câu 1 2 3 4 Đáp án C B C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6(1điểm): Viết lại câu theo mấu “ Ai làm gì ?” Câu 7 (0,5 điểm): Bay , ngắm Câu 8:(1điểm) : dấu phẩy, dấu phẩy, dấu chấm ___ _ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 7 Phần 1: Đọc hiểu 1. (0.5 điểm) C. Chín nghìn bảy trăm 2. (0.5 điểm) B. Vì Kiến Mẹ muốn hôn tất cả các con 3. (0.5 điểm) C. Kiến Mẹ thơm chú kiến con ở hàng đầu, các con hôn truyền nhau. 4. (0.5 điểm) D. Kiến mẹ, kiến con, bác cú Mèo 5. (0.5 điểm) C. hôn, ngủ, chợp mắt 6. (0.5 điểm) B. Ai làm gì? 7. (1 điểm) Ví dụ: Kiến Mẹ dành cho kiến con tình yêu thương và sự hi sinh thật lớn lao.
  15. 8. (1 điểm) a. Bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn. b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện, chỗ trắng chỗ đen. 9. (1 điểm) Ví dụ: Trong vườn, bông hoa hồng đỏ thắm rất đẹp. ___ ___ TIẾNG VIỆT – ĐỀ 8 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu 1:-C (M1- 0.25đ) Câu 2:-B (M1- 0.25đ) Câu 3:- A(M1-0,25đ) Câu 4:- B(M2- 0,25đ) Câu 6: tai, hang (M2 – 1đ) Câu 7: (M3 – 1đ) Kiến Càng rất tốt bụng. Câu 8: (M3 – 1đ) Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên là không được coi thường người khác và phải biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Câu 9 : ( M3- 1đ) Đậu, thấy, nhảy