Ngân hàng đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

RÔ-BỐT Ở QUANH TA

Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương, …

Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, … Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống.

(Theo Ngọc Thủy)

Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?

  1. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920, trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng.
  2. Xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo.
  3. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920.

Câu 2: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?

  1. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương.
  2. Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng.
  3. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương. Giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, …

Câu 3: Vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?

  1. Vì rô-bốt rất dễ sử dụng.
  2. Vì rô-bốt giúp con người làm những việc thường ngày.
  3. Vì rô-bốt làm được tất cả những việc con người có thể làm, rô-bốt làm chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy.

Câu 4: Nội dung chính của bài tập đọc: “Rô-bốt ở quanh ta” là?

  1. Bài đọc cho biết những thông tin về rô-bốt.
    b. Bài đọc cho biết những thông tin về sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt.
    c. Bài đọc cho biết vai trò của rô-bốt trong cuộc sống.

Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Trong câu “Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng.” dấu hai chấm được dùng để làm gì?

  1. Báo hiệu phần kết thúc câu
  2. Báo hiệu phần giải thích, liệt kê
  3. Báo hiệu sau đó là lời nhân vật
docx 65 trang Minh Huyền 06/06/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxngan_hang_de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc.docx

Nội dung text: Ngân hàng đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. NGÂN HÀNG ĐỀ TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM KHỐI 3- NĂM HỌC: 2022- 2023 I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm) ĐỀ 1 Đọc thầm bài “Rô-bốt ở quanh ta” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 114). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề). RÔ-BỐT Ở QUANH TA Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương, Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống. (Theo Ngọc Thủy) Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào? a. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920, trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. b. Xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo. c. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920. Câu 2: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?
  2. a. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương. b. Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng. c. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương. Giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, Câu 3: Vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống? a. Vì rô-bốt rất dễ sử dụng. b. Vì rô-bốt giúp con người làm những việc thường ngày. c. Vì rô-bốt làm được tất cả những việc con người có thể làm, rô-bốt làm chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Câu 4: Nội dung chính của bài tập đọc: “Rô-bốt ở quanh ta” là? a. Bài đọc cho biết những thông tin về rô-bốt. b. Bài đọc cho biết những thông tin về sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt. c. Bài đọc cho biết vai trò của rô-bốt trong cuộc sống. Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình? Câu 6: Trong câu “Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng.” dấu hai chấm được dùng để làm gì? a. Báo hiệu phần kết thúc câu b. Báo hiệu phần giải thích, liệt kê c. Báo hiệu sau đó là lời nhân vật Câu 7: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: Thảo Cầm Viên giống như
  3. Câu 8: Chọn cặp từ trái nghĩa để hoàn thành câu tục ngữ sau: “Mau sao thì , vắng sao thì .” a. lở - bồi b. nắng - mưa c. lên - xuống Câu 9: Đặt một câu nói về tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm) I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm) 1. Biểu điểm: Câu: 1, 2, 3, 4, 6, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu 5, 7, 9: Mỗi câu 1 điểm Lưu ý: Câu 9: Đặt đúng câu nói về tình cảm đối với quê hương, đất nước được 1 điểm. (Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm) 2. Đáp án: Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: c Câu 4: b Câu 6: b Câu 8: b Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình? - Em mong muốn có một con rô-bốt có thể làm việc nhà (0,5 điểm) để phụ giúp bố mẹ em, để bố mẹ đỡ vất vả. (0,5 điểm) - Em mong muốn có một con rô-bốt thông mình (0,5 điểm) để có thể cùng em học tập, vui chơi. (0,5 điểm) Câu 7: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: Thảo Cầm Viên giống như một khu rừng thu nhỏ. Câu 9: Đặt một câu nói về tình cảm của em đối với quê hương, đất nước. Em rất yêu bãi biển quê mình.
  5. ĐỀ 2 Đọc thầm bài “Trận bóng trên đường phố” (Sách Tiếng Việt 3 – Cánh diều, tập 2, trang 37, 38). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề). TRẬN BÓNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang lấy được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút. Quả bóng đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khụy xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác mắng: - Chỗ này là chỗ chơi bóng à? Đám học trò sợ hãi bỏ chạy. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi ! Cụ ơi ! Cháu xin lỗi cụ.”. Theo Nguyễn Minh Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: Các bạn chơi đá bóng ở sân trường. Câu 2: Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu? a. Vì các bạn mệt cần nghỉ ngơi. b. Vì Long suýt nữa thì bị đụng vào xe gắn máy.
  6. Học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Câu 3: Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa. ĐỀ 5 Dựa vào nội dung bài: Chuyện của ông biển ( Cánh diều, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 85) hãy đọc 1 đoạn của bài và trả lời các câu hỏi sau: CHUYỆN CỦA ÔNG BIỂN Ông Biển không nhớ mình đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng từ lúc khai thiên lập địa đã có ông rồi. Già như vậy nhưng suốt ngày đêm ông vẫn rì rầm kể chuyện không biết mệt. Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật. Nhưng mấy chục năm nay, ông thấy yếu đi nhiều. Bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần. Ông Biển đành lên đường tìm người giúp đỡ. Đi mãi, đi mãi, gặp một hòn đảo nhỏ, ông nói: - Cháu nhận giúp ông một ít rác nhé! Đảo nhỏ lắc đầu: - Nhận rác của ông thì cháu biết để đâu! Hướng về đất liền, ông thấy một bãi cát. Gió đang lùa rác từ bãi cát xuống biển, rồi sóng biển lại đưa rác lên bờ. “Không thể loanh quanh mãi thế này!” – Ông Biển thở dài. Đang tuyệt vọng, ông Biển bỗng thấy trên bãi cát mấy cô bé, cậu bé mang theo những chiếc bao to nhặt rác. “Cứu tinh đây rồi!” – Ông reo lên và tặng các cô cậu những làn gió mát nhất. Ông thầm mơ: “Con người sẽ không xả rác xuống biển nữa. Chẳng bao lâu, nước biển sẽ lại trong xanh, các loài sinh vật sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, biển sẽ lại vui như xưa.”. Phỏng theo QUÁCH THIẾU VINH Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Ông Biển đem lại những gì cho con người? Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật. Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Câu 2: Điều gì xảy ra khiến ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ? Bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần. Ông Biển đành lên đường tìm người giúp đỡ.
  7. Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Câu 3: Điều gì đã khiến ông Biển vui trở lại? Con người sẽ không xả rác xuống biển nữa. Chẳng bao lâu, nước biển sẽ lại trong xanh, các loài sinh vật sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, biển sẽ lại vui như xưa. ĐỀ 6 Hãy đọc 1 đoạn của bài: Ngày hội rừng xanh (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 23) và trả lời các câu hỏi sau: NGÀY HỘI RỪNG XANH Chim gõ kiến nổi mõ Gà rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh! Tre, trúc thổi nhạc sáo Khe suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non Công dẫn đầu đội múa Khướu lĩnh xướng dàn ca Kì nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da
  8. Nấm mang ô đi hội Tới suối, nhìn mê say Ơ kìa, anh cọn nước Đang chơi trò đu quay! Vương Trọng Học sinh đọc đoạn 2 và 4 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào? Trả lời: Các sự vật tham gia vào ngày hội: - Tre, trúc thổi sáo nhạc - Cọn nước chơi trò đu quay - Nấm mang ô đi hội - Khe suối gảy nhạc đàn Học sinh đọc đoạn 1 và 2 và trả lời câu hỏi: Câu 2 : Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì? Trả lời: - Bài thơ nói đến những âm thanh: + Mõ + Nhạc sáo + Nhạc đàn - Những âm thanh ấy có tác dụng: + Mõ: để đánh thức khu rừng dậy + Nhạc đàn, nhạc sáo: Tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, rộn ràng cho ngày hội. Câu 3: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Trả lời: Em thích nhất hình ảnh công dẫn đầu đội múa. Vì công có bộ lông rất đẹp, rất lớn, rất sặc sỡ và dẫn đầu đội múa sẽ có những màn múa ấn tượng. ĐỀ 7 Hãy đọc 1 đoạn của bài: Hai Bà Trưng ( Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 102) và trả lời các câu hỏi sau: HAI BÀ TRƯNG Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai,
  9. khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, . Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non song. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời: -Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn. Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà. (Theo Văn Lang) Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm. Trả lời: Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thủ lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cả sấu, thuồng luồng, Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Câu 2: Hãy giới thiệu về Hai Bà Trưng: Quê quán, tài năng, chí hướng. Trả lời: Quê quán: huyện Mê Linh. Tài năng: hai chị em dều giỏi võ nghệ. Chí hướng: đều nuôi chí giành lại non sông. Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Câu 3 : Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? Trả lời: Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giết chết bởi tướng giặc Tô Định. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù.
  10. ĐỀ 8 Hãy đọc 1 đoạn của bài : Sự tích ông Đùng, bà Đùng (bộ sách Kết nối tri thức sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang 98, 99) và trả lời các câu hỏi sau: SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG Ngày xửa ngày xưa, ở sứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ. Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh nước đào lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay. Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ. (Theo Truyện cổ dân tộc Mường ) Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình? Trả lời: Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Câu 2: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập. Trả lời: Ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Câu 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào? Trả lời:
  11. Kết quả đó chính là con sông Đà ngày nay. ĐỀ 9 Hãy đọc 1 đoạn của bài : Rừng gỗ quý ( bộ sách Cánh diều sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang 45, 46, 47) và trả lời các câu hỏi sau: RỪNG GỖ QUÝ Xưa, có một ông lão đi tìm gỗ làm nhà. Một đêm, ông nằm mơ thấy mình được tiên ban cho một chiếc hộp. Nàng tiên bảo: - Về đến nhà, ông hãy mở nhé! Ông lão cảm ơn nàng tiên rồi mang hộp về. Dọc đường, không nén nổi tò mò, ông mở chiếc hộp ra. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé mở thì bao nhiêu cột gỗ, ván gỗ tuôn ra ào ào, rồi lao xuống suối, trôi đi mất. Cầm cái hộp không trong tay, ông lão tiếc ngẩn ngơ. Ông đành quay lại tìm nàng tiên. Thấy ông lão nằn nì, nàng tiên đưa cho ông cái hộp khác và dặn: - Thứ đựng trong hộp này quý hơn nhiều. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra đấy! Về đến nhà, ông lão mở hộp ra, chỉ thấy những hạt cây nhỏ tí. Nghe tiếng chim hót sau túp lều, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Nghĩ mãi về giấc mơ, ông chợt hiểu ra: “Lúa ngô phải gieo trồng mới có thì gỗ rừng cũng vậy.". Thế rồi ông lão bảo các con và dân làng tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu những mảnh đồi trọc đã trở thành rừng. Từ đó, dân làng có gỗ để làm nhà, đóng bàn, đóng ghế. Truyện dân gian Tày – Nùng. Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Ông lão mơ thấy nàng tiên cho ông thứ gì trong chiếc hộp thứ nhất? Trả lời: Chiếc hộp thứ nhất đựng rất nhiều cột gỗ, ván gỗ. Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
  12. Câu 2: Vì sao nàng tiên trong giấc mơ nói rằng thứ đựng trong chiếc hộp thứ hai quý hơn nhiều? Trả lời: Vì chiếc hộp thứ hai đựng nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý. Học sinh đọc đoạn 6 và trả lời câu hỏi: Câu 3: Câu chuyện này khuyên ta điều gì? Trả lời: Câu chuyện muốn khuyên ta: Muốn có rừng gỗ quý phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. ĐỀ 10 Hãy đọc 1 đoạn của bài: Trận bóng trên đường phố ( bộ sách Cánh diều sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang 37, 38, 39) và trả lời các câu hỏi sau: TRẬN BÓNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang lấy được được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé về phía trước. Bỗng một tiếng “kít ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn. Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Con cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút. Quả bóng đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵa xuống. Một bác đướng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác mắng: - Chỗ này là chỗ chơi bóng đá à? Đám học trò sợ hãi bỏ chạy. Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi ! Cụ ơi ! Cháu xin lỗi cụ.” Theo Nguyễn Minh Câu 1: Vì sao lúc đầu trận bóng lại tạm dừng? Trả lời:
  13. Lúc đầu trận bóng lại tạm dừng vì chút nữa Long bị tông vào xe gắn máy. Câu 2: Vì sao Quang cảm thấy ân hận khi chiếc xích lô chở ông cụ đi viện? Trả lời: - Vì Quang thấy cái lưng còng của ông cụ bị bóng đập vào đầu sao giống cái lưng ông nội thế. Câu 3 : Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không? Vì sao? Trả lời: Em không đồng tình với hành động chơi bóng trên phố. Vì nó gây nguy hiểm cho người qua đường và người chơi, đường phố rất nhiều xe cộ đi lại.
  14. MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) PHẦN NGHE -VIẾT: 4 điểm (15 phút) 1. Nghe - viết: Con đường đến trường Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Con đường đến trường Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp. 2. Nghe – viết: Lá bàng Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Lá bàng Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. 3. Nghe – viết: Bầu trời ngoài cửa sổ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Bầu trời ngoài cửa sổ Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên nền gạch. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây, khi thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Hà thích ngồi bên cửa sổ nghe bà kể chuyện cổ tích: “Ngày xửa ngày xưa ” 4. Nghe – viết: Chợ Hòn Gai. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
  15. Chợ Hòn Gai Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi. 5. Nghe – viết: Chim chích bông Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Chim chích bông Chích bông là một con chim bé xinh đẹp. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Theo Tô Hoài 6. Nghe – viết: Bản em Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Bản em Bản em trên chóp núi Nhìn xuống sâu thung lũng Sớm bồng bềnh trong mây Nắng như rót mật vàng Sương rơi như mưa dội Thác trắng tung dải lụa Trưa mới thấy mặt trời. Ngô xanh hai sườn non Cây pơ-mu đầu dốc (Nguyễn Thái Vận) Im như người lính canh Ngựa tuần tra biên giới Dừng đỉnh đèo hí vang. 7. Nghe – viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
  16. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. 8. Nghe – viết: Chuyện bên cửa sổ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Chuyện bên cửa sổ Ngày xưa, nơi ấy là rừng. Còn ngày nay, khu rừng ấy đã hết cây. Thay vào đó là những ngôi nhà tầng cỏ sân thượng. Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà đã xây lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những chậu cây cảnh. 9. Nghe – viết: Sông Hương Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sông Hương Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ, Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. 10. Nghe – viết: Bác sĩ Y- éc- xanh Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
  17. Bác sĩ Y- éc- xanh Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên.
  18. PHẦN: VIẾT SÁNG TẠO ( 6 ĐIỂM) Đề 1: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến. Gợi ý: - Giới thiệu về lễ hội: Hội gì? - Lễ hội diễn ra ở đâu? Khi nào? + Diễn biến của lễ hội: Bắt đầu, tiếp theo, kết thúc + Cảm xúc sau khi chứng kiến lễ hội: vui vẻ, háo hức - Khẳng định vai trò của lễ hội đối với quê hương. Đề 2: Viết đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình. Gợi ý: - Giới thiệu về nghệ sĩ hoặc nhân vật hoạt hình trong bộ phim em yêu thích: Đó là nghệ sĩ hay nhân vật nào? Tên là gì? Trong bộ phim nào? - Đặc điểm ấn tượng về ngoại hình: chiều cao, khuôn mặt - Tính cách của nhân vật: Tốt bụng, thân thiện - Tài năng của nhân vật: Diễn kịch hay, biết ca hát - Lời nói, việc làm của nghệ sĩ hoặc nhân vật trong bộ phim mà người viết cảm thấy ấn tượng. - Tình cảm dành cho nghệ sĩ hoặc nhân vật: yêu mến, kính trọng - Khẳng định lại tình cảm với nghệ sĩ hoặc nhân vật hoạt hình. Đề 3: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một trận thi đấu thể thao hoặc một buổi luyện tập thể thao. Gợi ý: - Giới thiệu về trận thi đấu/ buổi luyện tập thể thao đó. - Không khí của trận thi đấu/ buổi luyện tập. - Nêu những hoạt động trong trận thi đấu/ buổi luyện tập đó. - Kết thúc của trận thi đấu/ buổi luyện tập. - Nêu cảm xúc của em về trận thi đấu/ buổi luyện tập đó. Đề 4: Viết đoạn văn ngắn( từ 7 đến 9 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch. Gợi ý: - Giới thiệu về đồ vật: Đó là đồ vật gì? Từ đâu em có đồ vật ấy? - Đặc điểm chung của đồ vật: Hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu tạo, họa tiết. - Đặc điểm nổi bật của đồ vật.Vai trò, ý nghĩa của đồ vật: Đồ vật ấy dùng để làm gì? Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không? - Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao?
  19. - Tình cảm của em với đồ vật ấy? Đề 5: Viết đoạn văn ngắn( từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam. Gợi ý: - Giới thiệu cảnh đẹp: Tên là gì? Nằm ở đâu? - Nêu tình cảm với cảnh đẹp. - Miêu tả đôi nét về cảnh đẹp: Diện tích, Kiến trúc - Ấn tượng đặc biệt về cảnh đẹp đó: Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, con người thân thiện, món ăn hấp dẫn - Kỉ niệm với cảnh đẹp: Làm quen với những người bạn mới, kỉ niệm đẹp đẽ bên gia đình - Cảm xúc của em trước cảnh vật nơi đó: Thích thú, say mê, yêu thích - Khẳng định lại tình cảm của em về cảnh đẹp đó. Đề 6: Viết đoạn văn ngắn( từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: - Giới thiệu về việc làm tốt mà em đã làm: Đó là việc gì? - Hoàn cảnh diễn ra việc làm tốt: Diễn ra khi nào? Ở đâu? Diễn biến của việc làm tốt. - Kết quả của việc làm tốt: Giúp đỡ được mọi người; Nhận được lời cảm ơn - Cảm nhận của em sau khi làm việc tốt: vui vẻ, sung sướng Đề 7: Viết đoạn văn ngắn( từ 8 đến 10 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Gợi ý: - Giới thiệu nhân vật tên gì trong câu chuyện nào? - Nêu được lí do em thích nhân vật hay không thích nhân vật ấy : kể đức tính hay cách cư xử, Nêu được tình cảm của em với nhân vật đó ? - Bài học rút ra cho bản thân.