Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 1 (Có đáp án)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
- Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên
chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa
vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên
đánh dấu.)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Con cá thông minh
Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ
dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.
Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm
mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy
rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn
con đói mà đau đớn vì bất lực.
Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó
nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới
tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá,
nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại
ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá
Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến
nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ
mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con
được một bữa no nê.
Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho
mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu?
A. trong ao
B. cái hồ lớn
C. ngoài biển
Câu 2: Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì…
A. bất lực
B. quá đông
C. đi quanh hồ
Câu 3: Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung
sướng vì …
A. diệt được đàn kiến
B. được ăn no
C. đàn con được ăn no
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_3_de_so_1_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 1 (Có đáp án)
- Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Con cá thông minh Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn. Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực. Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.
- Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu? A. trong ao B. cái hồ lớn C. ngoài biển Câu 2: Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì A. bất lực B. quá đông C. đi quanh hồ Câu 3: Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì A. diệt được đàn kiến B. được ăn no C. đàn con được ăn no Câu 4: Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì? A. dũng cảm B. hi sinh C. siêng năng Câu 5: Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào? A. Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người. B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ. C. Nói với Cá Quả mẹ như nói với người. Câu 6: Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” A. dại dột B. thông minh C. đau đớn Câu 7: Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ.
- Câu 8: Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ? B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) - Đọc cho học sinh viết bài. II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em biết hoặc đã được xem. Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án B A C B B B Điểm 0,5 0,5 1 1 0,5 0,5 * Câu 7 và câu 8 tùy theo học sinh trả lời mà giáo viên ghi điểm B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) Bài viết: Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa Cánh cò bay lả, bay la Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa Bút nghiêng lất phất hạt mưa Bút trao gợn nước Tây Hồ lăn tăn Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. Hồ Minh Hà
- - Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (4 điểm) - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ (0,25 điểm) - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, bị trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Bài được điểm tối đa khi: Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài . Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chinh tả, chữ viết rõ ràng trình bày đẹp. Tuỳ theo mức độ sai sót ý, diễn đạt và chữ viết có thể được các mức điểm 5,5 ; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5. Mẫu: Hằng năm, cứ vào ngày nhà giáo Việt Nam, trường em lại tổ chức rất nhiều hoạt động như thi văn nghệ, thi nấu ăn, tổ chức các trò chơi cho các bạn học sinh. Đặc biệt, trò chơi kéo co vẫn thu hút được đông đảo các bạn và thầy cô cũng đón xem, vì không khí vui nhộn và tiếng la hét ầm ĩ vang cả một góc sân. Khi cuộc thi kéo co sắp bắt đầu thì các bạn học sinh khởi động tay và chân để lúc vào kéo không bị trượt chân hoặc mất thăng bằng. Mỗi đội gồm 5 người cùng kéo. Nhà trường chuẩn bị một sợi dây thừng to, dài và chắc chắn. Ở giữa sợi dây đó có buộc một chiếc khăn màu đỏ để đánh dấu điểm ngăn cách, cũng như khi sợi dây đỏ đó bị kéo về bên nào trước thì bên đó sẽ giành chiến thắng. Khán giả xung quanh sân rất đông, họ đang chờ đợi thí sinh của hai đội bước ra sân. Khi vào trận, thí sinh của hai bên hì hục giữ chặt lấy sợi dây thừng, chân cứ miết chặt xuống mặt đất. Hai bên giằng đi giằng lại nhau khiến khán giả mấy phen thót tim. Khán giả bên ngoài cứ ho lớn “Cố lên, Cố lên” dường như tiếp thêm sức mạnh cho các bạn. Tiếng reo hò xen lẫn tiếng vỗ tay đã khiến cho không khí cả sân trường trở nên khí thế, sôi động và thú vị hơn. Cuối cùng, vì đuối sức nên các bạn 3D đã để thua các bạn 3C. Tuy nhiên gương mặt của các bạn vẫn nở nụ cười, vì các bạn đã cố gắng hết mình.