Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút

Đọc thầm bài văn sau:

NHỮNG BÔNG HOA TÍM

Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: “Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968”. Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.

Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.

Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:

- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!

(Trần Nhật Thu)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Họ tên đầy đủ của cô Mai là: (1 điểm)

A. Vũ Thị Mai

B. Nguyễn Thị Mai

C. Trần Thị Mai

Câu 2: Cô Mai hi sinh ngày tháng năm nào? (1 điểm)

A. 10-10-1986

B. 01-01-1968

C. 10-10-1968

docx 5 trang Minh Huyền 06/06/2024 860
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_canh_dieu_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 2 - Cánh diều Năm học 2023 - 2024 Môn: Tiếng Việt lớp 3 Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3. II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút Đọc thầm bài văn sau: NHỮNG BÔNG HOA TÍM Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: “Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968”. Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi. Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
  2. - Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa! (Trần Nhật Thu) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây. Câu 1: Họ tên đầy đủ của cô Mai là: (1 điểm) A. Vũ Thị Mai B. Nguyễn Thị Mai C. Trần Thị Mai Câu 2: Cô Mai hi sinh ngày tháng năm nào? (1 điểm) A. 10-10-1986 B. 01-01-1968 C. 10-10-1968 Câu 3: Vì sao khi đứng trước mộ của cô Mai, mẹ lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi? (1 điểm) A. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai B. Vì mẹ căm giận kẻ thù đã giết chết cô Mai.
  3. C. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động. Câu 4: Em học tập được đức tính gì ở cô Mai ? Là học sinh để thể hiện lòng yêu nước em cần làm gì ? (1 điểm) Câu 5: Dấu gạch ngang trong bài “Những bông hoa tím” dùng để làm gì? (1 điểm) A. Báo hiệu phần liệt kê. B. Đánh dấu lời đối thoại. C. Báo hiệu phần giải thích. Câu 6: Đánh dấu x vào trước câu dùng đúng dấu hai chấm: (1 điểm) Hôm nay là một ngày: đặc biệt. Em bé reo lên: “ Ôi ! Thích quá!”. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau: Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa: Cánh cò bay lả bay la Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng. Con đò lá trúc qua sông
  4. Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa Bút nghiêng, lất phất hạt mưa Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn. Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút) Đề bài: Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ sạch nguồn nước (ao, hồ, sông, suối, ). (6 điểm) GỢI Ý ĐÁP ÁN A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh - Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe: (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, giữa các cụm từ: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) Câu 1. B. Nguyễn Thị Mai (1 điểm) Câu 2. C. 10 – 10 – 1968. (1 điểm) Câu 3. C. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động (1 điểm) Câu 4. Em học tập được ở cô Mai lòng dũng cảm. Để thể hiện lòng yêu nước em cần: Chăm chỉ học tập xứng đáng là con ngoan trò giỏi; đoàn kết với bạn bè (1 điểm) Câu 5. B. Đánh dấu lời đối thoại. (1 điểm)
  5. Câu 6. Đánh dấu x vào trước câu: (1 điểm) Em bé reo lên: “Ôi ! Thích quá!”. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15-20 phút) * Hình thức: Giáo viên đọc cho học sinh viết trong khoảng thời gian 15 - 20 phút * Đánh giá, cho điểm: - Bài viết đúng mẫu chữ thường cỡ nhỏ, đúng chính tả dấu câu, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ lục bát (4 điểm) - Viết sai trên ba lỗi chính tả trong bài viết (âm đầu, vần, thanh); không viết hoa đúng quy định, trừ 1 điểm toàn bài. * Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 1 điểm toàn bài, (HSDT trừ 0,5 điểm toàn bài). II. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút) - Đảm bảo các yêu cầu sau, được 6 điểm: + Viết được một đoạn văn đơn giản chừng 7 đến 10 câu đúng theo yêu cầu của đề. Gợi ý: Hằng ngày, em dùng nước làm gì? Trung bình, mỗi người cần bao nhiêu lít nước mỗi ngày? Vì sao phải tiết kiệm nước? Em cần làm gì để tiết kiệm nước? + Biết dùng từ, đặt câu đúng, không mắc lỗi chính tả; + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu và chữ viết, có thể cho điểm phù hợp.