Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 3

Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

BÀI ĐỌC: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN

Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.

Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.

Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:

- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.

Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:

- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.

Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM

Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.

a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?

A. Sống lẻ một mình.         B. Sống theo đàn.     C. Sống theo nhóm.

b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?

A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.

B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.

C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.

c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?

A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.

B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.

C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.

d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Người đi rất đông.

B. Đàn kiến đông đúc.

C. Người đông như kiến

docx 3 trang Thùy Dung 27/04/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_3_de_so_3.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 - Đề số 3

  1. ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo. II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) BÀI ĐỌC: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập. Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? A. Sống lẻ một mình. B. Sống theo đàn. C. Sống theo nhóm. b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?
  2. A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày. B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại. B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động. C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Người đi rất đông. B. Đàn kiến đông đúc. C. Người đông như kiến Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau: Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: a) Ông tôi rất thích đọc báo b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ d) Huy có thích học đàn không Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài. B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: (5 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63) (Giáo viên đọc cho học sinh viết từ “Gian đầu nhà rông dùng khi cúng tế.”) II. Tập làm văn (5 điểm)
  3. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn để kể về quê hương em.