Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

BA ĐIỀU ƯỚC

Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi.

Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui.

Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê.

Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ.

(Theo truyện cổ Ba-na)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì? (0,5 điểm)

A. Một căn nhà

B. Ba điều ước

C. Một hũ vàng

Câu 2: Chàng Rít đã ước những điều gì? (0,5 điểm)

A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây.

B. Chàng ước trở thành vua, ước được đi khắp muôn nơi và ước được trở về quê.

C. Chàng ước trở thành vua, ước được trở về quê và ước có thật nhiều tiền.

doc 6 trang Thùy Dung 12/07/2023 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_tieng_viet_3_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_202.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 (Sách Cánh diều) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: BA ĐIỀU ƯỚC Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một ông tiên tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. Lần kia gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kể, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rối cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê. Lò rèn của Rít đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng ước mơ. (Theo truyện cổ Ba-na) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
  2. Câu 1: Chàng Rít đã được ông tiên tặng cho thứ gì? (0,5 điểm) A. Một căn nhà B. Ba điều ước C. Một hũ vàng Câu 2: Chàng Rít đã ước những điều gì? (0,5 điểm) A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây. B. Chàng ước trở thành vua, ước được đi khắp muôn nơi và ước được trở về quê. C. Chàng ước trở thành vua, ước được trở về quê và ước có thật nhiều tiền. Câu 3: Vì sao những điều ước không mang lại hành phúc cho chàng Rít? (0,5 điểm) A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán. B. Vì làm vua sướng quá, có tiền thì bị bọn cướp rình rập và bay như mây lại thèm được trở về quê. C. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi và luôn nơm nớp, lo sợ tiền bị bọn cướp lấy mất. Câu 4: Chàng Rít đã nhận ra điều gì sau mỗi lần ước? (0,5 điểm) A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ. B. Sống nhàn hạ, không cần làm việc mới là điều đáng ước mơ.
  3. C. Sống bên tình yêu thương của mọi người là điều đáng ước mơ Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm) Câu 6: Nếu có ba điều ước, em sẽ ước những gì? (1 điểm) Câu 7: Ghép câu với mẫu câu tương ứng: (0,5 điểm) a) Rít bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. 1) Ai là gì? b) Rít là một chàng thợ rèn. 2) Ai làm gì? Câu 8: Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu sau: (0.5 điểm) Mờ sáng anh đỏ lửa lò rèn, vung búa chan chát trên đe rèn dao, liềm, cuốc cho bà con. Ai cũng quý mến anh. Bây giờ, anh mới thấy thấm thía: “Chỉ sống có ích mới là điều ước mơ.” Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: Đặt một câu cảm để khen tiết mục kể chuyện của bạn trong lớp. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm)
  4. 1. Nghe – viết (4 điểm) Con đường đến trường Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp. (Đỗ Đăng Dương) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc. Gợi ý: ● Nhân vật đó là ai? Ở trong câu chuyện nào? ● Đặc điểm nổi bật của nhân vật đó. ● Nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật đó. ● Cảm nghĩ của em về nhân vật đó trong truyện. GỢI Ý ĐÁP ÁN A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) B. Ba điều ước Câu 2: (0,5 điểm)
  5. A. Chàng ước trở thành vua, ước có thật nhiều tiền và ước có thể bay được như mây. Câu 3: (0,5 điểm) A. Vì làm vua chán cảnh ăn không ngồi rồi, có tiền thì luôn bị bọn cướp rình rập và bay như mây mãi rồi cũng chán. Câu 4: (0,5 điểm) A. Sống có ích mới là điều đáng ước mơ. Câu 5: (1 điểm) Bài học: Chúng ta nên sống là người có ích cho xã hội, đất nước như vậy sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu thương, kính trọng. Câu 6: (1 điểm) HS tự suy nghĩ và viết ra những điều ước cho bản thân. Câu 7: (0.5 điểm) a – 2; b – 1 Câu 8: (0.5 điểm) Công dụng của dấu hai chấm: để báo hiệu lời nói trực tiếp. Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Câu chuyện cậu kể nghe thật cảm động và sâu lắng!, B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
  6. ● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. ● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): ● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm ● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; ● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. ● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) - Trình bày dưới dạng đoạn văn từ 5 câu trở lên, nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.