Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 2

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH
Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.
Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn:
- Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?.
Người kia nghiêm trang trả lời:
- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.
Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.
(Nguồn Internet)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?(0,5 điểm)
A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.
Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm)
A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp
B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết
C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây.
docx 4 trang Minh Huyền 16/01/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri_thuc_v.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 - Đề 2

  1. Đề thi môn tiếng việt lớp 3 học kì 1 Số 2 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: - Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?. Người kia nghiêm trang trả lời: - Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. (Nguồn Internet) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?(0,5 điểm) A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
  2. B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn. Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm) A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây. Câu 3: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình?(0,5 điểm) A. Vì đã không trung thực với bạn của mình B. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn. Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.”, có thể thay từ xấu hổ bằng từ nào? (0,5 điểm) A. Hổ thẹn B. Chê trách C. Gượng ngạo Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm) Câu 6: Thế nào là một người bạn tốt? Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em. (1 điểm)
  3. Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (0.5 điểm) Chạy trốn Con gấu Ngửi Nín thở Rừng Từ ngữ chỉ sự vật: Từ ngữ chỉ hoạt động: Câu 8. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm) Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Quà của bố Bố em là bộ đội Ở tận vùng đảo xa Chưa lần nào về phép Mà luôn luôn có quà. Bố gửi nghìn cái nhớ
  4. Gửi cả nghìn cái thương Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn. Bố cho quà nhiều thế Vì biết em rất ngoan Vì em luôn giúp bố Tay súng luôn vững vàng. (Sưu tầm) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn kể về việc đi du lịch, tham quan cùng người thân