Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- Đọc hiểu ( 5 điểm)
Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi
Người làm đồ chơi
Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ,… Bác Nhân rất vui với công việc của mình.
Mấy năm gần đây, những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước. Ở cổng công viên, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa.
Một hôm, bác Nhân bảo:
- Bác sắp về quê đây, về quê làm ruộng.
Tôi suýt khóc:
- Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. Còn một ít bột và màu, bác sẽ nặn và bán nốt trong ngày mai.
Đêm ấy, tôi đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.
Chiều ấy, tôi thấy bác rất vui. Bác kể: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác. Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn trẻ thành phố”
(Rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của Xuân Quỳnh)
Câu 1: Bác Nhân làm nghề gì ?
- Làm đồ chơi bằng bột màu.
- Nghề buôn bán
- Làm công nhân.
Câu 2: Chi tiết nào cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân?
A. Bác nhân là một người làm đồ chơi .
B. Cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại.
C. Những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ…
Câu 3: Vì sao bác Nhân muốn chuyển về quê ?
- Vì bác phải về quê làm ruộng.
- Vì trẻ con ít mua đồ chơi của bác.
- Vì bác không muốn làm đồ chơi nữa .
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2023_2024_co_da.docx
Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- Đề thi môn tiếng việt lớp 3 học kì 1 Năm học 2023-2024 1. Đọc hiểu ( 5 điểm) Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi Người làm đồ chơi Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu. Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ, Bác Nhân rất vui với công việc của mình. Mấy năm gần đây, những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước. Ở cổng công viên, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa. Một hôm, bác Nhân bảo: - Bác sắp về quê đây, về quê làm ruộng. Tôi suýt khóc: - Đừng, bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu. - Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. Còn một ít bột và màu, bác sẽ nặn và bán nốt trong ngày mai. Đêm ấy, tôi đập con lợn đất, được một ít tiền. Sáng hôm sau, tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác. Chiều ấy, tôi thấy bác rất vui. Bác kể: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác. Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn trẻ thành phố” (Rút gọn từ truyện ngắn cùng tên của Xuân Quỳnh) Câu 1: Bác Nhân làm nghề gì ? A. Làm đồ chơi bằng bột màu. B. Nghề buôn bán C. Làm công nhân. Câu 2: Chi tiết nào cho thấy trẻ con rất thích đồ chơi của bác Nhân? A. Bác nhân là một người làm đồ chơi . B. Cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, các bạn nhỏ xúm lại. C. Những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ Câu 3: Vì sao bác Nhân muốn chuyển về quê ? A. Vì bác phải về quê làm ruộng. B. Vì trẻ con ít mua đồ chơi của bác. C. Vì bác không muốn làm đồ chơi nữa . Câu 4: Vì sao bạn nhỏ đập lợn đất và nhờ các bạn mua đồ chơi của bác Nhân ? A. Vì bạn nhỏ muốn có nhiều đồ chơi . B. Vì bạn nhỏ muốn cho các bạn đồ chơi . C. Vì bạn nhỏ yêu quý bác Nhân ,muốn làm cho bác ấy vui . Câu 5 : Nêu suy nghĩ của em về nhân vật bác Nhân và bạn nhỏ trong câu chuyên trên!
- Câu 6 : Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì ? Bác kể: “Hôm nay, bác bán hết hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác . “ A. Báo hiệu phần giải thích B. Báo hiệu phần liệt kê. C. Báo hiệu lời nói trực tiếp . Câu 7 : Tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu sau : Từ những ngón tay đen sạm và thô nháp của bác Nhân hiện ra những con rồng đang múa, những con vịt ngây thơ, chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ, Câu 8 : Đặt hai câu có từ chỉ hoạt động 2. Viết đoạn văn : (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) tả một đồ vật mà em yêu thích . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 1. Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: 0,5 điểm A Câu 2: 0,5 điểm B Câu 3 : 0,5 điểm B Câu 4 : 0,5 điểm C Câu 5: 1 điểm Câu 6 : 0,5 điểm C Câu 7 : 0,5 điểm Từ chỉ đặc điểm : đen sạm ; thô nháp ; ngây thơ, chậm chạp, tinh nhanh, chăm chỉ, Câu 8 : 1 điểm 2. Viết đoạn văn : (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) tả một đồ vật mà em yêu thích . Học sinh viết được một đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo yêu cầu của đề bài, câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ cho 5 điểm. Bài viết đúng , nội dung hợp lý. Cụ thể: - Giới thiệu được đồ vật mà em yêu thích - Tả bao quát đồ vật - Tả các bộ phận của đồ vật - Tình cảm của em đối với đồ vật đó như thế nào?
- ( Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ :5 – 4,5 - 4 – 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 ) *Lưu ý: Nếu chữ viết toàn bài không rõ ràng, trình bày bẩn bị trừ từ 0,5 đến 1 điểm toàn bài.