Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024

I. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHIẾC ÁO MỚI NGÀY XUÂN

Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào dịp Tết. Chiếc áo có những bông hoa vàng nhụy đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Không biết những năm khó khăn ấy, bằng cách nào bố mẹ có thể mua cái áo đó cho tôi. Có thể là tiền từ mẻ sắn mẹ lên đồi vun trồng từ mờ sớm. Cũng có thể là tiền từ con gà mái đang lên ổ đẻ mẹ chăm bẵm cả một năm. Và cũng có thể mẹ phải vay mượn tiền hàng xóm…

Tết năm ấy với tôi có gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Tôi cứ chạy khắp nhà hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc nhìn chiếc áo mới, dường như cái áo đang mỉm cười với mình, cùng hát với mình.

Đêm Giao Thừa, mẹ bảo mặc áo mới. Tôi cầm cái áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc, vừa không nỡ. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên, nhưng từ khi mặc áo mới. Tôi chỉ cảm thấy mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui.

Sau này, cuộc sống bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho anh em tôi quần áo mới. Những bộ quần áo đó giá có cao hơn, chất vải có tốt hơn, tôi vẫn yêu chiếc áo mới thời khó năm nào.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Bạn nhỏ có gì mới trong ngày đầu xuân? (0,5 điểm)

A. Cái cặp mới.
B. Cái bút mới.
C. Cái áo mới.

Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thấy Tết năm ấy đẹp hơn, vui hơn những năm trước? (0,5 điểm)

A. Vì bạn làm được nhiều việc giúp bố mẹ
B. Vì bạn có chiếc áo mới rất đẹp
C. Vì mọi người đều thấy vui trong ngày tết.

docx 4 trang Minh Huyền 31/05/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_3_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_so.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024

  1. MÔN TIẾNG VIỆT 3 HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 - 2024 I. MA TRẬN NỘI DUNG KIỂM TRA Mạch Mức 1 Mức 2 Mức 3 kiến thức (Nhận biết) (Thông hiểu) (Vận dụng) 1. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (5 điểm) - Nhận biết được một số chi tiết - Hiểu được nội dung hàm ẩn của - Nêu tình cảm và nội dung chính của văn bản. văn bản với những suy luận đơn và suy nghĩ về - Nhận biết được chủ đề văn giản. nhân vật. bản. - Tìm được ý chính của từng đoạn - Bài học rút ra từ Đọc hiểu - Nhận biết được điệu bộ, hành văn. văn bản. văn bản động của nhân vật qua một số từ - Nhận xét được về hình dáng, ngữ trong văn bản điệu bộ, hành động của nhân vật. - Nhận biết được thời gian, địa - Hiểu được điều tác giả muốn nói điểm và trình tự các sự việc trong câu chuyện. - Nhận biết các từ theo chủ - Xác định được từ chỉ sự vật, - Đặt câu có từ điểm. hoạt động, đặc điểm trong câu, chỉ sự vật, hoạt - Nhận biết biện pháp nghệ đoạn văn. động, đặc điểm. thuật so sánh. - Nêu công dụng của từng kiểu Đặt câu có sử Kiến - Nhận biết từ chỉ sự vật, hoạt câu dụng biện pháp thức động, đặc điểm. Câu giới thiệu, - Công dụng của dấu hai chấm so sánh. tiếng câu nêu hoạt động, câu nêu đặc - Tác dụng biện pháp tu từ so - Vận dụng các Việt điểm. sánh từ ngữ thuộc chủ - Nhận biết câu kể, câu hỏi, câu đề đã học viết khiến, câu cảm. câu. 2. Viết đoạn văn (5 điểm ) - Kể lại một việc đã làm - Miêu tả đồ vật - Chia sẻ cảm xúc, tình cảm - Nêu lí do vì sao mình thích một nhân vật trong câu chuyện II. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mạch Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng kiến thức Số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc - hiểu (5 điểm) Đọc hiểu Số câu 2 câu 2 câu 1 câu 4 câu 1 câu văn bản Câu số Câu 1, 2 Câu 3, 4 Câu 5 (3điểm) Số điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm Kiến Số câu 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu
  2. thức TV Câu số Câu 6 Câu 7 Câu 8 (2 điểm) Số điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm Số câu 3 câu 3 câu 2 câu 6 câu 2 câu Tổng Số điểm 1,5 điểm 1,5 điểm 2 điểm 3 điểm 2 điểm Tỉ lệ% 30% 30% 40% 60% 40% 2. Viết đoạn văn (5 điểm) Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách KNTT - Đề 2 Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 3 I. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Đọc đoạn văn sau: CHIẾC ÁO MỚI NGÀY XUÂN Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào dịp Tết. Chiếc áo có những bông hoa vàng nhụy đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Không biết những năm khó khăn ấy, bằng cách nào bố mẹ có thể mua cái áo đó cho tôi. Có thể là tiền từ mẻ sắn mẹ lên đồi vun trồng từ mờ sớm. Cũng có thể là tiền từ con gà mái đang lên ổ đẻ mẹ chăm bẵm cả một năm. Và cũng có thể mẹ phải vay mượn tiền hàng xóm Tết năm ấy với tôi có gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Tôi cứ chạy khắp nhà hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc nhìn chiếc áo mới, dường như cái áo đang mỉm cười với mình, cùng hát với mình. Đêm Giao Thừa, mẹ bảo mặc áo mới. Tôi cầm cái áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc, vừa không nỡ. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên, nhưng từ khi mặc áo mới. Tôi chỉ cảm thấy mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui. Sau này, cuộc sống bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho anh em tôi quần áo mới. Những bộ quần áo đó giá có cao hơn, chất vải có tốt hơn, tôi vẫn yêu chiếc áo mới thời khó năm nào. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Bạn nhỏ có gì mới trong ngày đầu xuân? (0,5 điểm)
  3. A. Cái cặp mới. B. Cái bút mới. C. Cái áo mới. Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thấy Tết năm ấy đẹp hơn, vui hơn những năm trước? (0,5 điểm) A. Vì bạn làm được nhiều việc giúp bố mẹ B. Vì bạn có chiếc áo mới rất đẹp C. Vì mọi người đều thấy vui trong ngày tết. Câu 3: Bạn nhỏ có suy nghĩ băn khoăn không biết bằng cách nào bố mẹ mua được chiếc áo mới cho mình? (0,5 điểm) A. Có thể tiền ông bà cho. B. Có thể tiền dành dụm mồng tuổi. C. Có thể tiền mẹ bán mẻ sắn, tiền mẹ bán gà, tiền mẹ vay mượn. Câu 4: Từ ngữ nào thể hiện hoạt động của bạn nhỏ khi cầm chiếc áo mới trên tay? (0,5 điểm) A. Hít hà B. Nâng niu C. Vuốt ve Câu 5: Theo em, vì sao bạn nhỏ yêu chiếc áo mới thời khó khăn đó hơn tất cả những bộ quần áo đắt tiền sau này? (1 điểm) Câu 6: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Mèo con ngượng nghịu nhìn bác gà trống khẽ nói: -Vâng ạ !Lần sau các cháu sẽ không bao giờ xé sách nữa ạ! A. Liệt kê sự việc B.Giải thích
  4. C. dẫn lời nói trực tiếp Câu 7: Trong câu: Tôi vẫn yêu chiếc áo này lắm! thuộc kiểu câu nào? .A. Câu kể B. Câu hỏi C Câu cảm Câu 8: Xác định sự vật được so sánh trong câu sau: Tiếng trống ra chơi vang lên, các bạn học sinh ùa ra sân như ong vỡ tổ. . II.Viết đoạn văn (5 điểm) Viết đoạn văn (7 – 9 câu) giới thiệu về một đồ vật mà em yêu thích. Gợi ý: • Đồ vật em muốn giới thiệu là gì? • Đồ vật đó có đặc điểm gì? • Em dùng đồ vật đó như thế nào? • Đồ vật đó có ích lợi như thế nào?