Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 5
Chuyện của loài kiến
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu
Câu 1 Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (M1: 0.5 điểm)
A. Sống lẻ một mình B. Sống theo nhóm C. Sống phân chia theo cấp bậc D. Sống theo đàn
Câu 2 Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (M1: 0.5 điểm)
A. Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết.
B. Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt, chết dần chết mòn
C. Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy
Câu 3 Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì?
A. Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh.
B. Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà.
C. Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_lop_3_nam_hoc_2023_2024_de_5.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 5
- ĐỀ 5. Chuyện của loài kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. (Theo Truyện cổ dân tộc Chăm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu Câu 1 Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (M1: 0.5 điểm) A. Sống lẻ một mình B. Sống theo nhóm C. Sống phân chia theo cấp bậc D. Sống theo đàn Câu 2 Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (M1: 0.5 điểm) A. Nội bộ loài kiến thường xuyên cãi cọ, mất đoàn kết. B. Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt, chết dần chết mòn C. Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy Câu 3 Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? A. Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh. B. Đề nghị mọi người đào hang dưới đất làm nhà. C. Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau. Câu 4 Nhờ đoàn kết tập hợp thành đàn, cùng nhau làm tổ, cùng nhau dự trữ đồ ăn, kết cục của họ hàng nhà kiến ra sao? (M2: 0.5 điểm) A. Họ hàng nhà kiến giàu lên trông thấy, con nào cũng béo múp. B. Chúng lại xảy ra tranh cãi xem con nào mới xứng đáng làm thủ lĩnh. C. Họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, họ sống hiền lành, chăm chỉ và không để ai bắt nạt Câu 5 Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì? (M3: 1.0 điểm) Câu 6. Khoanh vào chữ cái nêu đúng tác dụng của đâu hai chấm trong câu sau. (M2: 0.5 TN) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. B. Báo hiệu sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là liệt kê sự vật (việc) D. Báo hiệu lời đối thoại của các nhân vật Câu 7. a) Điền dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép vào ô trống Cô giáo khẽ nói: ☐ Các con phải đạt kết quả cao trong kì thi này. b) Dấu gạch ngang trên có tác dụng gì? . Câu 8. a)Chuyển câu sau thành câu cảm. Bạn Mai học giỏi. (M1: 0.5 TN) b) Nối các cặp từ có nghĩa giống nhau(M2: 0.5đ) Thiếu nhi gọn gàng bừa bộn yên ắng ầm ĩ
- Tĩnh lặng luộm thuộm trẻ em ồn ào ngăn nắp