Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 3

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?(0,5 điểm)

A. Lạnh nhạt B. Tệ bạc, thờ ơ C. Hòa thuận.

Câu 2. Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?(0,5 điểm)

A. Giúp đỡ, quan tâm nhau. B. Hòa thuận với nhau C. Không yêu thương nhau

Câu 3. Người cha đã làm gì để răn dạy các con? (0,5 điểm)

A. Lấy ví dụ về bó đũa. B. Cho thừa hưởng cả gia tài. C. Trách phạt.

Câu 4. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? (0,5 điểm)

A. Ông dùng dao để cưa. B. Ông bẻ gãy từng chiếc một. C. Ông thuê lực sĩ về bẻ

Câu 5. Câu chuyện khuyên em điều gì? (1 điểm)

doc 2 trang Minh Huyền 31/05/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_lop_3_nam_hoc_2023_2024_de_3.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 3

  1. ĐỀ 3. CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?(0,5 điểm) A. Lạnh nhạt B. Tệ bạc, thờ ơ C. Hòa thuận. Câu 2. Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?(0,5 điểm) A. Giúp đỡ, quan tâm nhau. B. Hòa thuận với nhau C. Không yêu thương nhau Câu 3. Người cha đã làm gì để răn dạy các con? (0,5 điểm) A. Lấy ví dụ về bó đũa. B. Cho thừa hưởng cả gia tài. C. Trách phạt. Câu 4. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? (0,5 điểm) A. Ông dùng dao để cưa. B. Ông bẻ gãy từng chiếc một. C. Ông thuê lực sĩ về bẻ Câu 5. Câu chuyện khuyên em điều gì? (1 điểm) Câu 6. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:(0,5 điểm) mắc cỡ cảm động tuyên dương khen ngợi xúc động xấu hổ Câu 7. Nối câu ở cột trái với các kiểu so sánh ở cột phải: (0,5 điểm) Tiếng chim như tiếng nhạc. So sánh sự vật với sự vật Con voi to lớn như chiếc ô tô tải. So sánh âm thanh với âm thanh Bà như quả ngọt chín rồi. So sánh hoạt động với hoạt động Ngựa phi nhanh như bay. So sánh sự vật với con người Câu 8. Gạch chân cho bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? Ở đâu? (0,5 điểm) A. Buổi sáng, giun đất bò đến bên cây nấm. B. Trên vòm cây, lũ chim sẻ đang trò chuyện ríu rít. Câu 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước dòng nêu một trong những tác dụng của dấu gạch ngang: (0,5 điểm) A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Bộc lộ cảm xúc, đặt ở cuối câu. C. Dùng để kết thúc câu Câu 10. Em hãy đặt một câu cảm và một câu khiến: (1 điểm) a) Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em.
  2. b) Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em: