Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 18

Bảo tàng Dân tộc học

Bảo tàng Dân tộc học(1) Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khơ- me,…Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên. Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường. Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.

( Theo Hương Thủy )

I. Dựa vào bài đọc thầm trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở đâu?

A. Thủ đô Hà Nội B. Tây Nguyên C. Miền núi.

Câu 2: Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì ?

A. Như chiếc chiêng đồng khổng lồ B. Như chiếc đàn bầu khổng lồ

C. Như chiếc trống đồng khổng lồ D. Như chiếc mâm khổng lồ

Câu 3. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc ?

A. Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn

B. Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác

C. Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ

doc 2 trang Minh Huyền 31/05/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 18", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_lop_3_nam_hoc_2023_2024_de_1.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 18

  1. ĐỀ 18. Bảo tàng Dân tộc học Bảo tàng Dân tộc học(1) Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khơ- me, Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên. Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường. Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. ( Theo Hương Thủy ) I. Dựa vào bài đọc thầm trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ở đâu? A. Thủ đô Hà Nội B. Tây Nguyên C. Miền núi. Câu 2: Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì ? A. Như chiếc chiêng đồng khổng lồ B. Như chiếc đàn bầu khổng lồ C. Như chiếc trống đồng khổng lồ D. Như chiếc mâm khổng lồ Câu 3. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc ? A. Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn B. Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác C. Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ Câu 4. Trong bảo tàng, ta có thể được xem những cuốn phim về chuyện gì ? A. Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh cô gái Thái ngồi dệt thổ cẩm, đám ma của người Mường, B. Cảnh chơi xuân của người Hmông, cảnh cô gái Thái ngồi dệt thổ cẩm, C. Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường, Câu 5. Đi thăm khắp bảo tàng, mọi người cảm thấy được điều gì ? Câu 6: Cặp từ trái nghĩa là: A.Thông minh- sáng dạ. B. Siêng năng- lười nhác. C. Cần cù- chăm chỉ. Câu 7: Nối câu ở cột trái với các kiểu so sánh ở cột phải: Tiếng chim như tiếng nhạc. So sánh sự vật với sự vật Con voi to lớn như chiếc ô tô tải. So sánh âm thanh với âm thanh Bà như quả ngọt chín rồi. So sánh hoạt động với hoạt động Ngựa phi nhanh như bay. So sánh sự vật với con người Câu 8: a. Tìm 3 từ chỉ lễ hội mà em biết:
  2. b. Đặt một câu với từ tìm được ở phần a: