Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 12
HÀNH TRÌNH CỦA HẠT MẦM
Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người.
(Tiệp Quyên)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện là ai? (0.5 điểm)
A. Đất B. Hạt mầm C. Hạt mưa
Câu 2: Hạt mầm tò mò về điều gì? (0,5 điểm)
A. Độ lớn của bầu trời B. Thế giới bên ngoài C. Độ lớn của bầu trời và thế giới bên ngoài
Câu 3: Mầm cây đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)
A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước rồi nảy lên những lá vàng.
B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh.
C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt.
Câu 4: Điều hạt mầm thực sự cần là gì? (0,5 điểm)
A. Tình yêu thương của con người B. Những giọt mưa mát lạnh C. Ánh nắng ấm áp
Câu 5: Tìm hai từ có nghĩa giống với từ “xanh” xuất hiện trong bài đọc. (0,5 điểm)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_lop_3_nam_hoc_2023_2024_de_1.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 12
- ĐỀ 12. HÀNH TRÌNH CỦA HẠT MẦM Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người. (Tiệp Quyên) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện là ai? (0.5 điểm) A. Đất B. Hạt mầm C. Hạt mưa Câu 2: Hạt mầm tò mò về điều gì? (0,5 điểm) A. Độ lớn của bầu trời B. Thế giới bên ngoài C. Độ lớn của bầu trời và thế giới bên ngoài Câu 3: Mầm cây đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm) A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước rồi nảy lên những lá vàng. B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh. C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt. Câu 4: Điều hạt mầm thực sự cần là gì? (0,5 điểm) A. Tình yêu thương của con người B. Những giọt mưa mát lạnh C. Ánh nắng ấm áp Câu 5: Tìm hai từ có nghĩa giống với từ “xanh” xuất hiện trong bài đọc. (0,5 điểm) Câu 6: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. (1 điểm) - Tiếng suối ngân nga như - Cô giáo em hiền như Câu 7(1 điểm): Cụm từ in đậm trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? Dưới cánh me, ngỗng con cảm thấy dễ chịu. A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Để làm gì? D. Vì sao? Câu 8 (0,5 điểm): Đặt một câu khiến nhắc bạn em làm một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường. Câu 9 (1 điểm): Bà mỉm cười: - Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được. Dấu gạch ngang trong câu văn trên dùng để báo hiệu: A. Lời nói trực tiếp B. Phần liệt kê C. Phần giải thích