Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 10
. NGƯỜI BẠN MỚI
Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:
- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…
- Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói.
Bà mẹ bước ra hành làng và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù.
Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu:
- Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa.
- Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà.
Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:
- Em nhường chỗ cho bạn…
Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.
(Mạnh Hường dịch)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì?
A. Nhỏ nhắn và xinh xắn. B. Nhỏ bé và bị gù. C. Đáng yêu và dịu dàng.
Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn?
A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới.
B. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ không quý mến người bạn mới.
C. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ cảm thấy lo lắng, bất an.
Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào?
A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn. B. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn.
C. Vui vẻ với bạn trước mặt thầy giáo và nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_lop_3_nam_hoc_2023_2024_de_1.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Tiếng Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Đề 10
- ĐỀ 10. NGƯỜI BẠN MỚI Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo: - Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học - Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói. Bà mẹ bước ra hành làng và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù. Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu: - Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa. - Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà. Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay: - Em nhường chỗ cho bạn Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Mạnh Hường dịch) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? A. Nhỏ nhắn và xinh xắn. B. Nhỏ bé và bị gù. C. Đáng yêu và dịu dàng. Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn? A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới. B. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ không quý mến người bạn mới. C. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ cảm thấy lo lắng, bất an. Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn. B. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn. C. Vui vẻ với bạn trước mặt thầy giáo và nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp. Câu 4: Em thấy các bạn học sinh trong truyện là người như thế nào? A. Ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến bất cứ ai. B. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng. C. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn. Câu 5:Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? Câu 6: Từ chỉ đặc điểm có trong câu văn: “Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.” là : A. bàn, nhìn, các bạn B. ngồi, cô bé, ánh mắt C. dịu dàng, tin cậy Câu 7: Khoanh vào câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì? A.Học sinh thường đến trường bằng xe đạp. B.Em là học sinh lớp 3. C.Tháng Sáu, em được nghỉ hè. Câu 8. a. Dòng nào gồm các từ chỉ hoạt động: A.Mênh mông, trắng xóa, đỏ ối, đen xì, mây. B. Đi, viết, tập thể dục, vẽ, tô màu, hát. C.Bay, chạy, tập võ, cánh đồng, nhà trường, giảng bài b. Dấu hai chấm trong câu sau dùng để làm gì? Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. A. Để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật B. Để báo hiệu là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Để báo hiệu phần liệt kê Câu 9: a.Tìm từ có nghĩa giống và trái với các từ sau: Từ Từ giống nghĩa Từ trái nghĩa hiền lành chăm chỉ đông đúc b. Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh để tả dòng sông hoặc cánh đồng.