Đề kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

Bài đọc: Người đi săn và con vượn

1. Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con.

(Theo Theo LÉP-TÔN-XTÔI, Sách thử nghiệm – lớp 3, Trang 114 tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam)



Trả lời câu hỏi:
* Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
docx 14 trang Minh Huyền 23/01/2024 2941
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_phan_doc_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Phần Đọc thành tiếng) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Tam Thôn Hiệp (Có đáp án)

  1. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 1 Bài đọc: Người đi săn và con vượn 1. Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. 2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. (Theo Theo LÉP-TÔN-XTÔI, Sách thử nghiệm – lớp 3, Trang 114 tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
  2. Thứ ngày tháng 05 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 2 Bài đọc: Người đi săn và con vượn 3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. (Theo Theo LÉP-TÔN-XTÔI, Sách Tiếng Việt – lớp 3, tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm?
  3. Thứ ngày tháng 05 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 3 Bài đọc: Hũ bạc của người cha 1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây! 2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha (Theo truyện cổ tích Chăm, sách Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Ông lão trước khi nhắm mắt muốn con trai mình trở thành người như thế nào?
  4. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 4 Bài đọc: Hũ bạc của người cha Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng: - Đây không phải tiền con làm ra . 3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vô một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. (Theo truyện cổ tích Chăm, sách Tiếng Việt 3, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Người con đã vất vả làm lụng và tiết kiệm như thế nào để đem tiền về cho cha?
  5. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 5 455 Bài đọc: Đà Lạt Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo trĩu quả, những vườn su hào, xà lách (Theo Tập đọc lớp 3 - 1980, NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào?
  6. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 6 Bài đọc: Đà Lạt Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận. Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. (Theo Tập đọc lớp 3 - 1980, NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Từ ngữ đã được dùng để chỉ đặc điểm của vườn trái cây ở Đà Lạt là?
  7. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 7 Bài đọc: Cửa Tùng Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. (Theo Theo Thuỵ Chương, sách Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Bãi cát ở đây được gọi là gì?
  8. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 8 Bài đọc: Cửa Tùng Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. (Theo Theo Thuỵ Chương, sách Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày?
  9. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 9 Bài đọc: Cuốn sổ tay Tuấn và Lân ra chơi muộn. Lúc đi ngang qua bàn Thanh, chợt thấy quyển sổ để trên bàn. Tuấn tò mò, toan cầm lên xem. Lân vội can: - Đừng ! Sao lại xem sổ tay của bạn? - Vừa lúc ấy, Thanh bước vào. Nghe Lân nói, Thanh bảo: - Để mang ra sân cùng xem! Các bạn đang đố nhau về các nước, nhờ tớ làm trọng tài. (Theo Nguyễn Hoàng, Tiếng Việt 3 , NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Thanh dùng sổ tay làm gì?
  10. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 10 Bài đọc: Cuốn sổ tay - Đây rồi! Mô-na-cô đúng là nước vào loại nhỏ nhất, diện tích chỉ gần bằng nửa Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng còn nhỏ hơn: Quốc gia đặc biệt này rộng chưa bằng một phần năm Mô-na-cô. Nước lớn nhất là Nga, rộng hơn nước ta trên 50 lần. Bốn, năm bạn cùng reo lên. Riêng Tùng chưa chịu thua: - Thế nước nào ít dân nhất? (Theo Nguyễn Hoàng, Tiếng Việt 3 , NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh.
  11. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 11 Bài đọc: Buổi học thể dục 1. Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng như cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng. (Theo Hoàng Thiếu Sơn dịch, sách Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: *Trong buổi học thể dục, Thầy giáo yêu cầu các bạn học sinh làm gì?
  12. Thứ ngày tháng 5 năm 2023 TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM THÔN HIỆP KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM NĂM HỌC: 2022– 2023 HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 3 (Đọc thành tiếng) HỌC SINH LỚP: Giám thị 1: Giám thị 2: Điểm Giám khảo nhận xét bài đọc của học sinh . Giám khảo 1: . Giám khảo 2: Đề 12 Bài đọc: Buổi học thể dục Đến lượt Nen-li. Bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ nhưng cố xin thầy cho được tập giống như mọi người. Nen-li bắt đầu leo một cách chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên! Cố lên!”. (Theo Hoàng Thiếu Sơn dịch, sách Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục Việt Nam) Trả lời câu hỏi: * Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li?
  13. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỌC THÀNH TIẾNG TIẾNG VIỆT LỚP 3 CUỐI NĂM – NĂM HỌC 2022-2023 I. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA A. Bài đọc - Giáo viên phát phiếu cho học sinh chuẩn bị trước 3 phút. Sau đó, gọi học sinh bốc thăm chọn bài, giáo viên đưa phiếu của mình yêu cầu học sinh đọc trong thời gian 75-80/1 phút. - Giáo viên dùng phiếu học sinh để ghi kết quả đánh giá. Tiếng nào học sinh đọc sai, giáo viên gạch chéo (/), cuối cùng tổng hợp lại để tính điểm. B. Trả lời câu hỏi - Khi đọc xong, học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên chọn: Đề 1: Bài đọc: Người đi săn và con vượn Câu hỏi: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? Trả lời: Con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như là ngày tận số. Đề 2: Bài đọc: Người đi săn và con vượn Câu hỏi: Chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? Trả lời: Trước khi chết vượn mẹ vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con.Vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. Đề 3: Bài đọc: Hũ bạc của người cha Câu hỏi: Ông lão trước khi nhắm mắt muốn con trai mình trở thành người như thế nào? Trả lời: Muốn con trai trở thành người tự mình kiếm nổi bát cơm. Đề 4: Bài đọc: Hũ bạc của người cha Câu hỏi: Người con đã vất vả làm lụng và tiết kiệm như thế nào để đem tiền về cho cha? Trả lời: Xay thóc thuê, xay một thúng thóc trả công 2 bát gạo. Anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng dành dụm chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. Đề 5: Bài đọc: Đà Lạt Câu hỏi: Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào? Trả lời: Xanh biếc, khoáng đảng. Đề 6: Bài đọc: Đà Lạt Câu hỏi: Từ ngữ đã được dùng để chỉ đặc điểm của vườn trái cây ở Đà Lạt là? Trả lời: Trĩu quả Đề 7: Cửa Tùng Câu hỏi: Bãi cát ở đây được gọi là gì? Trả lời: Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm" Đề 8: Cửa Tùng Câu hỏi: Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? Trả lời: Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
  14. Đề 9: Bài đọc : Cuốn sổ tay Câu hỏi: Thanh dùng sổ tay làm gì? Trả lời: Thanh dùng sổ tay để ghi nội dung các cuộc họp, ghi lại các việc cần làm, ghi những chuyện lí thú trên thế giới, trong cuộc sống. Đề 10: Bài đọc : Cuốn sổ tay Câu hỏi: Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh. Trả lời: Vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh: Mô-na-cô là nước rất nhỏ, diện tích chỉ gần bằng nửa Hồ Tây của Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng là một quốc gia còn nhỏ hơn: diện tích chỉ bằng một phần năm Mô-na-cô và chỉ có 700 người trong khi Trung Quốc đông nhất thế giới có tới 1 tỉ 200 triệu người và nước Nga lớn nhất thế giới, rộng hơn Việt Nam trên 50 lần. Đề 11: Bài đọc :Buổi học thể dục Câu hỏi: Trong buổi học thể dục, Thầy giáo yêu cầu các bạn học sinh làm gì? Trả lời: Thầy giáo dẫn các bạn đến bên một cái cột cao, thẳng đứng, yêu cầu các bạn phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. Đề 12: Buổi học thể dục Câu hỏi: Những chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen-li? Trả lời: Cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi. Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo cách diễn đạt của các em nhưng đảm bảo đúng trọng tâm câu hỏi vẫn tính điểm. II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ: Đọc thành tiếng (4 điểm) Tiêu chuẩn Điểm 1/ Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, lưu loát. 1 điểm - Đọc ngắt ngư, đánh vần trừ 0.5đ, / 1 điểm sai 4 đến 5 tiếng trừ 0,5 điểm 2/ Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, thể hiện khá - Ngắt nghỉ hơi không đúng từ hai đến 3 / 1điểm tốt giọng của nhân vật, hoặc biểu cảm phù 1 điểm dấu trừ 0,5 điểm, đọc không đúng giọng hợp với nội dung. nhân vật, giọng không biểu cảm trừ 0,5 điểm 3/ Tốc độ đảm bảo yêu cầu. ( Khoảng 75 -80 0,5 điểm - Đọc vượt quá thời gian quy định trừ 0,5 / 1 điểm tiếng / phút) điểm Tư thế đứng, cách cầm sách. 0,5 điểm - Tư thế đứng không đúng, cầm sách sai quy định trừ 0,5đ 4/ Trả lời đúng câu hỏi trong đoạn đọc - Căn cứ vào nội dung giáo viên trừ điểm. /1 điểm 1 điểm Cộng 4 điểm / 4 điểm