Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Đề 4
II. Đọc hiểu ( 5 điểm):
Chuyện của loài kiến
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
(Theo Truyện cổ dân tộc Chăm)
Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. (M1) Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm)
A. Sống theo đàn B. Sống theo nhóm
C. Sống phân chia theo cấp bậc D. Sống lẻ một mình
2. (M1) Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm)
A. Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn.
B. Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt
C. Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy
D. A và B
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_ket.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Đề 4
- TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (ĐỀ 4) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (5 điểm): II. Đọc hiểu ( 5 điểm): Chuyện của loài kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. (Theo Truyện cổ dân tộc Chăm) Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. (M1) Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm) A. Sống theo đàn B. Sống theo nhóm C. Sống phân chia theo cấp bậc D. Sống lẻ một mình 1
- 2. (M1) Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm) A. Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn. B. Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt C. Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy D. A và B 3. (M1) Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm) A. Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh. B. Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau và đào hang dưới đất làm nhà. C. Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa. D. Tất cả các ý A, B, C 4. (M2) Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm) a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang. 5. (M3) Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (0,5 điểm) Bài 2. (MĐ2) Đọc lại bài đọc “Chuyện của loài kiến” và thực hiện các yêu cầu sau: (0,5 điểm) Tìm và viết lại Tìm và viết lại 3 từ ngữ chỉ 3 từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm Bài 3. (MĐ3) Hãy đóng vai là kiến đỏ viết một câu cầu khiến dựa vào chi tiết trong câu chuyện trên. (0,5 điểm) Bài 4. (MĐ2) Điền từ ngữ trong ngoặc thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh (0,5 điểm) (con thuyền, cái đĩa, hoa sen, hoa ngâu) a) Trăng tròn như 2
- Lơ lửng mà không rơi Những hôm nào trăng khuyết Trông giống trôi. (Nhược Thủy) Miệng cười như thể Cái nón đội đầu như thể (Ca dao) Bài 5. (MĐ2) a. Điền d, r hoặc gi thích hợp vào chỗ chấm để giúp chú kiến tha đồ về tổ (0,5 điểm) ôm .ả giản ị anh giới ông bão củ ong .iềng b. (MĐ3) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau: (0,5 điểm) - Vì thương dân Chử Đồng Tử và Công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. - Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay. - Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. - Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 3
- B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm): Nghe viết Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Chuyện loài kiến (Đoạn từ Cả đàn nghe theo đến hết.) II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Viết đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em. 4