Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Đề 2

Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1.(M1) Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu? (0,5 điểm)

A. trong ao B. cái hồ lớn C. ngoài biển D. con suối

2. (M1) Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì…(0,5 điểm)

A. bất lực B. quá đông

C. đau đớn D. đi quanh hồ

3. (M2) Vì sao Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vẫn thấy vô cùng sung sướng? (0,5 điểm)

A. diệt được đàn kiến B. giúp đàn kiến được ăn no

C. được ăn no D. đàn con được ăn no

4. (M2) Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì? (0,5 điểm)

A. gan dạ B. dũng cảm C. hi sinh D. siêng năng

5. (M3) Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ? (0,5 điểm)

docx 5 trang Minh Huyền 06/06/2024 760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_ket.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Đề 2

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (ĐỀ 2) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (4 điểm): II. Đọc hiểu ( 6 điểm): Con cá thông minh Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn. Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực. Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê. Theo Internet Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1.(M1) Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu? (0,5 điểm) A. trong ao B. cái hồ lớn C. ngoài biển D. con suối 2. (M1) Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì (0,5 điểm) A. bất lực B. quá đông
  2. C. đau đớn D. đi quanh hồ 3. (M2) Vì sao Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vẫn thấy vô cùng sung sướng? (0,5 điểm) A. diệt được đàn kiến B. giúp đàn kiến được ăn no C. được ăn no D. đàn con được ăn no 4. (M2) Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì? (0,5 điểm) A. gan dạ B. dũng cảm C. hi sinh D. siêng năng 5. (M3) Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ? (0,5 điểm) . Bài 2 (MĐ2). Dựa vào tranh, viết các cặp từ trái nghĩa tương ứng (0,5 điểm) Bài 3 (MĐ2). Đặt câu hỏi Bằng gì? (hoặc để làm gì?) cho bộ phận in đậm: (1 điểm) M: Bạn nhỏ đánh răng bằng bàn chải. =>Bạn nhỏ đánh răng bằng gì? a. Cá quả đã nằm yên cho đàn kiến đốt khắp mình để đàn con được một bữa no nê. b. Cây đào trước cửa được chăm bón bằng đôi bàn tay khéo léo của bác Mai. c. Chiếc áo mẹ mua cho em được làm bằng vải lụa mềm mịn. d. Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh để môi trường thêm trong lành.
  3. Bài 4. (MĐ2). a. Hãy tìm ra một từ viết sai chính tả trong từng dòng sau và sửa lại cho đúng: (0,5 điểm) a) chạn bát, trạm xá, trách mắng, chông chờ. b) Nhà dông, rung động, chiếc giường, để dành. c) Già dặn, rôm rả, giằng co, dành giật. d) Cơm nắm, khô nẻ, lo ấm, trông nom. b. (MĐ3 )Điền dấu thích hợp vào ô trống trong mẩu chuyện sau: (0,5 điểm) Cái kết cho sự khinh thường Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người. Đầu tiên, tiều phu ra câu đố “Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân ”. Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì. “Tôi cũng không biết ”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi” Học giả vô cùng sửng sốt. Bài 5. (MĐ2) Gạch chân những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó: (1 điểm) a) Quạt nan như lá b) Cánh diều no gió Chớp chớp lay lay Tiếng nó chơi vơi Quạt nan rất mỏng Diều là hạt cau Quạt gió rất dày. Phơi trên nong trời. c) Bão đến ầm ầm d) Ngước mắt trông lên, ta sẽ thấy
  4. Như đoàn tàu hoả những dải hoa xoan đã phủ kín cành Bão đi thong thả cao cành thấp, tựa như những áng mây Như con bò gầy phớt tím đang lững lờ bay qua ngõ trúc. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm) : Nghe viết: Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Con cá thông minh (Đoạn từ Một hôm đến ráng chịu đựng.) II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Đề bài: Viết đoạn văn ngắn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.