Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

1. Đọc thầm bài:

Cảnh làng Dạ

Mùa đông đã về thực sự rồi!

Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

Ma Văn Kháng

Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm)

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây

Câu 1: Mùa nào đã về thực sự rồi? M.1

A. Mùa hạ
B. Mùa thu
C. Mùa xuân
D. Mùa đông

docx 4 trang Minh Huyền 31/05/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_chan.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo 2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ TRƯỜNG II Lớp: . Năm học 2023 - 2024 Họ và Môn thi: Tiếng việt Lớp 3 tên: Ngày thi: Thời gian: 40 phút 1. Đọc thầm bài: Cảnh làng Dạ Mùa đông đã về thực sự rồi! Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng. Ma Văn Kháng Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm) * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây Câu 1: Mùa nào đã về thực sự rồi? M.1 A. Mùa hạ B. Mùa thu C. Mùa xuân D. Mùa đông Câu 2: Mây từ trên cao theo các sườn núi làm gì? M.1 A. Trườn xuống B. Bò xuống
  2. C. Xà xuống D. Đổ xuống Câu 3: Con suối thu mình lại phô ra cái gì? M.1 A. Những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ B. Những dải sỏi cuội gồ ghề và sạch sẽ C. Những dải sỏi cuội dính đất D. Những dải sỏi cuội gồ ghề Câu 4: Câu: “Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi”. Thuộc kiểu câu gì? M.2 A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? D. vì sao ? Phần 2: Tự luận (4 điểm) 5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? M.1 1đ 6. Viết tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: M.2 1đ a. Những đám mây b. Dòng suối Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm) M.2 1đ Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt - Từ ngữ chỉ đặc điểm: - Từ ngữ chỉ sự vật: Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu: M.3 1đ a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng. b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc. 2. Đọc thành tiếng: (4đ) (Sách Chân trời sáng tạo) Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
  3. 1/ Mùa xuân đã về (Trang 66) 2/ Cảnh làng Dạ (Trang 89) 3/ Nắng phương Nam (Trang 78) 4/ Cuộc chạy đua trong rừng (Trang 40) II. Phần thi viết: (10 điểm) 1. Chính tả (nghe- viết): (4 điểm) ( 15 phút) Cảnh làng Dạ Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. 2. Tập làm văn: (6 điểm) ( 45 phút) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn nói về một ngày Tết ở quê em. 2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án D A A C Phần 2: Tự luận (4 điểm) 5. Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến? (1đ) Con suối đã thay đổi khi mùa đông đến: Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên 6. Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh: (1đ) a. Những đám mây trôi bồng bềnh nhẹ như bông. b. Dòng suối trong vắt như mặt gương, có thể soi rõ cảnh vật xung quanh. Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: (1 điểm) Sườn núi, sạch sẽ, mặt nước, nhẵn nhụi, vui vẻ, tàu lá, vàng nhạt • Từ ngữ chỉ đặc điểm: sạch sẽ, nhẵn nhụi, vui vẻ, vàng nhạt. • Từ ngữ chỉ sự vật: Sườn núi, mặt nước, tàu lá. Câu 8. Đặt câu hỏi Khi nào? Ở đâu? cho các bộ phận được in đậm trong câu( 1 đ)
  4. a. Nắng làm bố đổ mồ hôi khi thu hoạch mùa màng. - Nắng làm bố đổ mồ hôi khi nào? b. Nắng lên, cánh đồng rất đông người làm việc. - Nắng lên, ở đâu rất đông người làm việc?