Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)
NÚI QUÊ TÔI
Từ xa xa, trên con đường đất đỏ chạy về làng, tôi đã trông thấy bóng núi quê tôi xanh thẫm trên nền trời mây trắng.
Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt. Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển. Còn cả người bà thì ẩn dưới những cánh đồng lúa chín vàng.
Núi hiện lên trong mưa có nhiều màu lá. Lá bạch đàn, lá tre xanh tươi che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi. Những vườn chè, vườn sắn xanh tốt bao quanh sườn núi. Thỉnh thoảng, giữa những mảnh vườn là bóng xanh um của một cây mít, và thênh thang rười rượi là màu xanh của cỏ, dứa dại và sim, mua.
Ở lưng chừng núi có một khe nhỏ, nước chảy ra trong vắt, đọng xuống một giếng đá...
Từ xa xa, tôi nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo. Từ xa xa, tôi đã cảm thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai tỏa khói.
(Theo Lê Phương Liên)
Câu 1: Khi về làng, tác giả đã thấy gì từ xa?
a. Ngôi nhà b. Bóng núi c. Con sông
Câu 2: Tác giả tả cảnh vật về cuối thu sang đông như thế nào?
a. Trên đỉnh núi có đàn cò bay.
b. Ánh sáng chớp nhoáng của cơn dông.
c. Trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_ket_noi_tri_thuc_v.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)
- ĐỀ 3 Đọc thầm bài “Núi quê tôi” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 83). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề). NÚI QUÊ TÔI Từ xa xa, trên con đường đất đỏ chạy về làng, tôi đã trông thấy bóng núi quê tôi xanh thẫm trên nền trời mây trắng. Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt. Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển. Còn cả người bà thì ẩn dưới những cánh đồng lúa chín vàng. Núi hiện lên trong mưa có nhiều màu lá. Lá bạch đàn, lá tre xanh tươi che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi. Những vườn chè, vườn sắn xanh tốt bao quanh sườn núi. Thỉnh thoảng, giữa những mảnh vườn là bóng xanh um của một cây mít, và thênh thang rười rượi là màu xanh của cỏ, dứa dại và sim, mua. Ở lưng chừng núi có một khe nhỏ, nước chảy ra trong vắt, đọng xuống một giếng đá Từ xa xa, tôi nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo. Từ xa xa, tôi đã cảm thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai tỏa khói. (Theo Lê Phương Liên) Câu 1: Khi về làng, tác giả đã thấy gì từ xa? a. Ngôi nhà b. Bóng núi c. Con sông Câu 2: Tác giả tả cảnh vật về cuối thu sang đông như thế nào?
- a. Trên đỉnh núi có đàn cò bay. b. Ánh sáng chớp nhoáng của cơn dông. c. Trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Câu 3: Người bà trong tác phẩm xuất hiện ở đâu? a. Trên sông b. Dưới những cánh đồng lúa chín vàng. c. Trong bếp Câu 4: Xếp các từ ngữ sau đây vào nhóm thích hợp: Tổ quốc, bảo quản, giang sơn, giữ gìn, non sông, bảo vệ. a. Từ có nghĩa giống với đất nước b. Từ có nghĩa giống với giữ gìn Câu 5: Nội dung chính của bài: “Núi quê tôi” là: Câu 6: Trong câu: “Lớp em chăm sóc cây xanh ở vườn trường” có từ ngữ trả lời câu hỏi “Ở đâu?” là: a. Lớp em b. Chăm sóc cây xanh ở vườn trường c. Ở vườn trường Câu 7: Những từ có nghĩa giống với “đất nước” là: a. Tổ quốc, giữ gìn, non sông, yêu quý. b. Tổ quốc, non sông, giang sơn. c. Non sông, giang sơn, yêu mến, gìn giữ.
- Câu 8: Câu “Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, sả, cúc, tía tô và cả một bụi tre nhỏ.” Dấu hai chấm được dùng để làm gì? a. Báo hiệu phần kết thúc câu b. Báo hiệu phần giải thích, liệt kê c. Báo hiệu sau đó là lời nhân vật Câu 9: Đặt một câu có sử dụng cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
- HƯỚNG DẪN CHẤM A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm) I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm) 1. Biểu điểm: Câu 1, 2, 3, 6, 7, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu 4; 5; 9 mỗi câu 1 điểm Lưu ý: Câu 4: Nối đúng từng cặp cho 0,25 điểm Câu 5: HS ghi đúng đầy đủ nội dung bài được 1 điểm (HS ghi đúng mỗi ý được 0,25 điểm) Câu 9: Đặt đúng câu có sử dụng cặp từ có nghĩa trái ngược nhau được 1 điểm. 2. Đáp án: Câu 1: b Câu 2: c Câu 3: b Câu 6: c Câu 7: b Câu 8: b Câu 4 : Xếp các từ ngữ vào đúng nhóm thích hợp được 1 điểm. a. Từ có nghĩa giống với đất nước b. Từ có nghĩa giống với giữ gìn Tổ quốc, giang sơn, non sông. Bảo quản, gìn giữ, bảo vệ. Câu 5: Nội dung chính của bài: “ Núi quê tôi ” là: Bài đọc là bức tranh phong cảnh của một vùng quê với vẻ đẹp của ngọn núi được tô điểm bởi nhiều màu xanh của các sự vật. Thông qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. Câu 9: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh.