Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

RÔ-BỐT Ở QUANH TA

Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương, …

Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, … Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống.

(Theo Ngọc Thủy)

Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?

  1. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920, trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng.
  2. Xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo.
  3. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920.

Câu 2: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?

  1. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương.
  2. Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng.
  3. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương. Giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, …
docx 4 trang Minh Huyền 06/06/2024 780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_ket_noi_tri_thuc_v.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 Đọc thầm bài “Rô-bốt ở quanh ta” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 114). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề). RÔ-BỐT Ở QUANH TA Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương, Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống. (Theo Ngọc Thủy) Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào? a. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920, trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. b. Xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo. c. Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920. Câu 2: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?
  2. a. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương. b. Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng. c. Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương. Giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, Câu 3: Vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống? a. Vì rô-bốt rất dễ sử dụng. b. Vì rô-bốt giúp con người làm những việc thường ngày. c. Vì rô-bốt làm được tất cả những việc con người có thể làm, rô-bốt làm chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Câu 4: Nội dung chính của bài tập đọc: “Rô-bốt ở quanh ta” là? a. Bài đọc cho biết những thông tin về rô-bốt. b. Bài đọc cho biết những thông tin về sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt. c. Bài đọc cho biết vai trò của rô-bốt trong cuộc sống. Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình? Câu 6: Trong câu “Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng.” dấu hai chấm được dùng để làm gì? a. Báo hiệu phần kết thúc câu b. Báo hiệu phần giải thích, liệt kê c. Báo hiệu sau đó là lời nhân vật
  3. Câu 7: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: Thảo Cầm Viên giống như Câu 8: Chọn cặp từ trái nghĩa để hoàn thành câu tục ngữ sau: “Mau sao thì , vắng sao thì .” a. lở - bồi b. nắng - mưa c. lên - xuống Câu 9: Đặt một câu nói về tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm) I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm) 1. Biểu điểm: Câu: 1, 2, 3, 4, 6, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu 5, 7, 9: Mỗi câu 1 điểm Lưu ý: Câu 9: Đặt đúng câu nói về tình cảm đối với quê hương, đất nước được 1 điểm. (Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm) 2. Đáp án: Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: c Câu 4: b Câu 6: b Câu 8: b Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình? - Em mong muốn có một con rô-bốt có thể làm việc nhà (0,5 điểm) để phụ giúp bố mẹ em, để bố mẹ đỡ vất vả. (0,5 điểm) - Em mong muốn có một con rô-bốt thông mình (0,5 điểm) để có thể cùng em học tập, vui chơi. (0,5 điểm) Câu 7: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: Thảo Cầm Viên giống như một khu rừng thu nhỏ. Câu 9: Đặt một câu nói về tình cảm của em đối với quê hương, đất nước. Em rất yêu bãi biển quê mình.