Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc thành tiếng) Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 2

NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH

Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nơi tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt, Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc.

Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngồi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!”. Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”.

Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”. Tôi còn thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm.

Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa.

Theo LÊ HÀ

Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì?
Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả bị choáng ngợp vì khác xa nơi tác giả sống. Có những cơn mưa rào nhanh đến nhanh đi, chứ không mưa rả rích như ngoài Bắc.

docx 2 trang Minh Huyền 06/06/2024 180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc thành tiếng) Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_doc_thanh_tieng_sa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc thành tiếng) Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Đề 2

  1. ĐỀ 2 Hãy đọc 1 đoạn của bài: Những tấm chân tình ( Cánh diều, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 35) và trả lời các câu hỏi sau: NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nơi tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt, Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc. Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngồi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!”. Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”. Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”. Tôi còn thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm. Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa. Theo LÊ HÀ Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Câu 1: Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì? Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả bị choáng ngợp vì khác xa nơi tác giả sống. Có những cơn mưa rào nhanh đến nhanh đi, chứ không mưa rả rích như ngoài Bắc. Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Câu 2: Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì? Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về sự tốt bụng, hiếu khách của chú chủ quán hủ tiếu. Học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Câu 3: Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
  2. Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa.