Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Đề 5 (Có đáp án)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng.

Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà, ... hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãi không thôi.

Theo BĂNG SƠN

Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?

a. Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

b. Tác giả cảm thấy mùi hương thơm nồng nàn của lúa đồng chín rộ.

c. Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy mùi thơm của lá bưởi, lá chanh, lá xương sông.

docx 4 trang Minh Huyền 06/06/2024 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_canh_dieu_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 10 Đọc thầm bài “Hương làng” (Sách Tiếng Việt 3 – Cánh diều, tập 2, trang 20; 21). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề). Hương làng Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê. Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà, hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãi không thôi. Theo BĂNG SƠN Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì? a. Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê. b. Tác giả cảm thấy mùi hương thơm nồng nàn của lúa đồng chín rộ.
  2. c. Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy mùi thơm của lá bưởi, lá chanh, lá xương sông. Câu 2: Những từ ngữ trong bài văn tả hương thơm của hoa, lá. a. Thơm hăng hắc, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn, thơm thơm. b. Thoảng nhẹ, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn, đượm mùi thơm. c. Thơm thơm, thơm lạ lùng, thơm ngọt ngào, đượm mùi thơm. Câu 3: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào? a. Ngày mùa, làng quê tác giả còn có hương thơm của cốm, hương lúa, hương rơm rạ. b. Ngày mùa, làng quê tác giả còn có hương thơm của lúa, hoa cau, hoa cỏ. c. Làng quê tác giả có hương thơm của lá bưởi, lá chanh. Câu 4: Vì sao bài văn có tên là Hương làng? a. Bài văn có tên là Hương làng vì tác giả tả toàn các sự vật có ở làng quê. b. Bài văn có tên là Hương làng vì tác giả rất yêu làng quê của mình. c. Bài văn có tên là Hương làng vì làng quê tác giả luôn có những làn hương mộc mạc, quen thuộc, chân chất. Câu 5: Nội dung chính của bài Hương làng là gì? Câu 6: Tìm và gạch chân dưới những hoạt động được so sánh với nhau trong câu văn sau: Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
  3. Câu 7: Dòng nào dưới đây có các từ ngữ viết chưa đúng chính tả. a. rậm rạp, lạ lùng, chuyên cần, bâng khuâng, vâng lời. b. mâm cổ, bân khuâng, múa lâng, miu trí, hoa lịu. c. lạ lùng, bâng khuâng, vâng lời, hoa lựu, chắt chiu. Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu sau: Hà nắn nót viết vào trang giấy: "Tết đã đến thật rồi!" có tác dụng gì? a. Dẫn lời nói trực tiếp của bạn Hà. b. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. c. Dùng để bắt đầu và kết thúc cho một câu. Câu 9: Đặt câu nói về đặc điểm của một dụng cụ thể thao.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm) I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm) 1. Biểu điểm: Câu: 1, 2, 3, 4, 7, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu: 5, 6, 9: Trả lời, gạch chân và đặt đúng câu được 1 điểm. Lưu ý: Câu 5: HS trả lời đúng nội dung được 1 điểm. Câu 6: HS tìm và gạch chân đúng các hoạt động được so sánh được 1 điểm. Câu 9: HS đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm. ( Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm). 2. Đáp án: Câu 1: a Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: c Câu 7: b Câu 8: b Câu 5: Bài đọc miêu tả những hương thơm của làng quê ở từng thời điểm khác nhau. Câu 6: Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Câu 9: Chiếc vợt cầu lông mới tinh.