Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)
NHỚ VIỆT BẮC
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Tố Hữu
Câu 1: Trong bài thơ, “ta và mình” dùng để chỉ ai?
a. Ta là người dân Việt Bắc, mình là cán bộ cách mạng.
b. Ta là cán bộ cách mạng, mình là người dân Việt Bắc.
c. Ta là tác giả, mình là người dân Việt Bắc.
Câu 2: Vùng Việt Bắc bao gồm mấy tỉnh?
a. 5 tỉnh
b. 6 tỉnh
c. 7 tỉnh
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_3_canh_dieu_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 3 (Cánh diều) - Năm học 2022-2023 - Đề 3 (Có đáp án)
- ĐỀ 3 Đọc thầm bài “Nhớ Việt Bắc” (Sách Tiếng Việt 3 - Cánh Diều, tập 2, trang 55, 56). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề) NHỚ VIỆT BẮC Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Tố Hữu Câu 1: Trong bài thơ, “ta và mình” dùng để chỉ ai? a. Ta là người dân Việt Bắc, mình là cán bộ cách mạng.
- b. Ta là cán bộ cách mạng, mình là người dân Việt Bắc. c. Ta là tác giả, mình là người dân Việt Bắc. Câu 2: Vùng Việt Bắc bao gồm mấy tỉnh? a. 5 tỉnh b. 6 tỉnh c. 7 tỉnh Câu 3: Tác giả nhớ những gì ở Việt Bắc? a. Nhớ người. b. Nhớ hoa. c. Nhớ hoa và nhớ người. Câu 4: Từ “hoa” trong câu: “Ta về, ta nhớ những hoa cùng người” dùng để chỉ điều gì? a. Những em bé xinh đẹp. b. Những bông hoa rực rỡ của núi rừng Việt Bắc. c. Mọi cảnh vật thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc, trong đó có những bông hoa rực rỡ. Câu 5: Trong bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào? a. Rất hoang vắng b. Rất tươi đẹp c. Rất nghèo khó Câu 6: Nội dung chính của bài Nhớ Việt Bắc là gì?
- Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa thu, lá vàng rực cả một góc phố.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. Ở đâu? c. Mùa nào? Câu 8: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành những câu thơ nói lên vẻ đẹp của cảnh vật Việt Bắc: A B 1. Rừng xanh a. rừng phách đổ vàng. 2. Ngày xuân b. trăng rọi hòa bình. 3. Ve kêu c. mơ nở trắng rừng. 4. Rừng thu d. hoa chuối đỏ tươi. Câu 9: Đặt câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp.
- HƯỚNG DẪN CHẤM A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm) I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm) 1. Biểu điểm: Câu: 1, 2, 3, 4, 5, 7: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Câu : 6, 8, 9 : Trả lời, nối và đặt đúng câu được 1 điểm Lưu ý: Câu 6: HS trả lời đúng được 1 điểm Câu 8: HS nối đúng được 1 điểm Câu 9: HS đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm. ( Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm than). 2. Đáp án: Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: c Câu 5: b Câu 7: a Câu 6: Nội dung của bài Nhớ Việt Bắc là ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc và sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đánh giặc ngoại xâm. Câu 8: 1.d- 2.c- 3.a - 4.b Câu 9: Trăng trên biển lung linh quá!