Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
II. Đọc hiểu - Luyện từ và câu: 30 phút - 6 điểm
Đọc thầm bài văn sau, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nảm.
Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội:
- Nghi thức rước kiệu vua: Đá̉m rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền đê tới đền Thượng, nơi là̉m lễ dâng hương.
- Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Khoanh vao chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày nào trong năm? (M1- 0,5đ)
A. Ngày 10 tháng 3 dương lịch
B. Ngày 10 tháng 3 ẩm lịch
C. Ngày 3 tháng 3 ẩm lịch
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_ket_noi_tri_thuc.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- Trường: Tiểu học GV ra đề: ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Năm học 2022-2023 Môn: Tiếng Việt 3 (Thời gian làm bài: 70 phút) PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm ) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) Giáo viên cho học sinh bắt thăm bài đọc trong SGK từ tuần 18 đến hết tuần 32 (HS đọc 1 đoạn văn khoảng 70 tiếng + TLCH về nội dung đoạn đọc) II. Đọc hiểu - Luyện từ và câu: 30 phút - 6 điểm Đọc thầm bài văn sau, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nảm. Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội: - Nghi thức rước kiệu vua: Đá̉m rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền đê tới đền Thượng, nơi là̉m lễ dâng hương. - Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Khoanh vao chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày nào trong năm? (M1- 0,5đ) A. Ngày 10 tháng 3 dương lịch B. Ngày 10 tháng 3 ẩm lịch C. Ngày 3 tháng 3 ẩm lịch Câu 2: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ) A. Những người có công với đất nước
- B. Người dân Phú Thọ C. Các vua Hùng Câu 3: Lễ hội đền Hùng đã được công nhận là ngày gì của Việt Nam? (M2 - 0,5đ) A. Quốc giỗ của Việt Nảm. B. Ngày Quốc Khánh C. Tết Nguyên Đán Câu 4: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? (M2- 0,5) A. Phần lễ B. Phần hội C. Ở cả phần lễ và hội Câu 5: Hiện nay, khi đi dự lễ hội, một số nơi, người ta chen lấn để cướp lễ, em đánh giá gì về hành động đó? (M3- 1đ) Câu 6: Đặt câu có hình ảnh so sánh (M3- 1đ) Câu 7: Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ: chăm chỉ (M2- 0,5) Câu 8: Câu: “ Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nảm.” Bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi nào? (M2- 0,5) A. Ở đâu ? B. Khi nào ? C. Bằng gì ? (M2 - 0,5đ) Câu 9: a) Điền tiếp vào chỗ chấm để có câu khiến. (M2- 0,5) Em . b) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống (M2- 0,5) Tiếng Việt giàu nhạc điệu quá A. Dấu chấm B. Dấu hai chấm C. Dấu chấm than PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Nghe - viết (4 điểm) Rừng trưa Trong rừng, mùi hương ngòn ngọt, thoang thoảng của những loài hoa rừng không tên hòa quyện vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ. II. Tập làm văn: ( 6 điểm ) Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh đẹp em yêu thích
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu: 6 điểm Câu 1 2 3 4 8 9 (b) Đáp án B C A B B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: 1 đ Thiếu ý thức nơi công cộng, thiếu ý thức chốn linh thiêng, hành động cần phê phán Câu 6: HS viết được câu có hình ảnh so sánh (1 đ ) Câu 7: 0.5 đ Cùng nghĩa với từ: Chăm chỉ: Chịu khó, cần cù, chăm làm Trái nghĩ với từ: Chăm chỉ: Lười biếng, lười nhác, biếng nhác, lười ( Hoặc tùy HS tìm được từ cùng nghĩa, trái nghĩa ) Câu 9. a) 0,5 đ - Em hãy đi học đi ! - Em chớ có ra ngoài trời nắng ! ( HS có thể viết câu khác. Đúng yêu cầu là được.) II. Chính tả: 4 điểm Mỗi lỗi sai trừ 0.25 đ. Lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm. Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. III. Tập làm văn: 6 điểm HS cần kể được: a. Giới thiệu được cảnh đẹp em yêu quý. b. Kể một vài nét đẹp nổi bật c. Tình cảm của em đối cảnh đẹp. - Bài viết đủ ý, câu văn ngắn gọn, ít sai chính tả: 3.5 => 4 đ - Bài viết đủ ý, câu văn ngắn gọn, dùng từ hay : 4.5 => 5 đ - Bài viết đủ ý, câu văn có hình ảnh, ý văn phong phú : 5.5 => 6 đ