Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Chợ nổi Cà Mau họp trong khoảng thời gian nào?
A. Hoàng hôn buông xuống.
B. Bình Minh lên.
C. Buổi tối.
Chủ ghe làm gì vào sáng sớm ?
A. Ăn sáng để chuẩn bị đi bán hàng.
B. Tất bật bày biện hàng hóa tươi tắn và tinh tươm.
C. Tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.
Chợ nổi Cà Mau tập chung bán gì ?
A. Buôn bán rau, trái miệt vườn.
B. Quần áo, đồ gia dụng.
C. Hoa, trái miệt vườn.
Chùm chôm chôm được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Rất ngon.
B. Màu đỏ chót.
C. Màu đỏ au au.
Chợ nổi được họp ở đâu?
A. Trên đất liền.
B. Trên sông.
C. Trên thuyền.
Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác điều gì?
docx 24 trang Minh Huyền 16/01/2024 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (NH 2022 -2023) HỌ TÊN : MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - LỚP 3 HỌC SINH LỚP: Thời gian làm bài: 40 phút NGÀY KIỂM TRA: Số TT Chữ kí GT 1 Chữ kí GT 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC Điểm Nhận xét của Giáo viên Chữ kí GK 1 Chữ kí GK 2 Số TT /6 điểm A. Đọc thầm bài văn sau: Chợ nổi Cà Mau Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi. Chợ họp lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm. Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh tao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà Giữa chợ nổi Cà Mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình. Theo NGUYỄN NGỌC TƯ
  2. ./ 6đ Dựa vào nội dung bài đọc “Chợ nổi Cà Mau” hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 5) và thực hiện các bài tập (từ câu 6 đến câu 9) Câu 1: Chợ nổi Cà Mau họp trong khoảng thời gian nào? /0.5đ A. Hoàng hôn buông xuống. B. Bình Minh lên. C. Buổi tối. Câu 2: Chủ ghe làm gì vào sáng sớm ? /0.5đ A. Ăn sáng để chuẩn bị đi bán hàng. B. Tất bật bày biện hàng hóa tươi tắn và tinh tươm. C. Tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm. Câu 3: Chợ nổi Cà Mau tập chung bán gì ? /0.5đ A. Buôn bán rau, trái miệt vườn. B. Quần áo, đồ gia dụng. C. Hoa, trái miệt vườn. Câu 4: Chùm chôm chôm được tác giả miêu tả như thế nào? /0.5đ A. Rất ngon. B. Màu đỏ chót. C. Màu đỏ au au. Câu 5: Chợ nổi được họp ở đâu? /0.5đ A. Trên đất liền. B. Trên sông. C. Trên thuyền. Câu 6: Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác điều gì? /1đ Câu 7: Tìm và viết lại các từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: /1đ Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. a. Từ chỉ đặc điểm: b. Từ chỉ hoạt động: . Câu 8: Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh trong câu thơ dưới đây: /0.5đ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan Hồ Chí Minh Câu 9: Đặt một câu cầu khiến để mượn bạn một quyển sách: /1đ .
  3. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (NH 2022 -2023) HỌ TÊN : MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT) - LỚP 3 HỌC SINH LỚP: Thời gian làm bài: 40 phút NGÀY KIỂM TRA: Chữ kí GT 1 Chữ kí GT 2 Số TT TRƯỜNG TIỂU HỌC Điểm Nhận xét của Giáo viên Chữ kí GK 1 Chữ kí GK 2 Số TT /10 điểm /5đ I. Nghe- viết: (Thời gian 15 phút ) Bài “ Sông nước Cà Mau” học sinh viết tựa bài và đoạn “ Càng đổ dần hơi gió muối.” Theo Đoàn Giỏi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  4. /5đ II.Viết: (Thời gian 25 phút) Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở. *Gợi ý: - Quê hương/nơi em sinh sống ở đâu? - Em yêu nhất cảnh đẹp gì ở quê hương/nơi em sinh sống? - Cảnh đẹp đó có gì đáng nhớ? - Tình cảm của em với cảnh đẹp đó như thế nào? Bài làm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  5. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (NH 2022 -2023) HỌ TÊN : MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - LỚP 3 HỌC SINH LỚP: NGÀY KIỂM TRA: Số TT Chữ kí GT 1 Chữ kí GT 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC Điểm Nhận xét của Giáo viên Chữ kí GK 1 Chữ kí GK 2 Số TT ơ . ./4điểm Đề 1 A. Đọc đoạn văn sau: Ngày gặp lại Có tiếng gọi ngoài cổng. Chi nhìn ra, thấy Sơn giơ chiếc diều rất xinh, vẫy rối rít: - Cho cậu này. Chi mừng rỡ chạy ra. Sơn về quê từ đầu hè, giờ gặp lại, hai bạn có bao nhiêu chuyện. Sơn kể ở quê, cậu được theo ông bà đi trồng rau, câu cá. Chiều chiều, cậu thường cùng bạn thả diều. Khi diều lên cao, cậu nằm lăn ra bãi cỏ ngắm trời. Cánh diều đứng im như ngủ thiếp đi trên bầu trời xanh. Minh Dương B.Trả lời câu hỏi: - Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn. - Sơn đã có những trải nghiệm gì trong mùa hè?
  6. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (NH 2022 -2023) HỌ TÊN : MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - LỚP 3 HỌC SINH LỚP: NGÀY KIỂM TRA: Số TT Chữ kí GT 1 Chữ kí GT 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC Điểm Nhận xét của Giáo viên Chữ kí GK 1 Chữ kí GK 2 Số TT . ./4điểm . Đề 2 A. Đọc đoạn văn sau: Mùa hè bất tận Sớm nay em thức dậy Buổi chiều trôi thật chậm Trời sáng tự bao giờ Mặt trời mải rong chơi Mùa hè kì lạ chưa Đủng đỉnh mãi chân trời Mặt trời ưa dậy sớm. Mà vẫn chưa lặn xuống. Nắng cho cây chóng lớn Mùa hè thật sung sướng Cho hoa lá thêm màu Có nắng lại có kem Cho mình chơi thật lâu Có những cơn gió êm Ngày hè dài bất tận. Và ngày dài lấp lánh. Nguyễn Quỳnh Mai B. Trả lời câu hỏi: - Mặt trời mùa hè có gì lạ? - Vì sao bạn nhỏ thấy “mùa hè thật sung sướng”?
  7. Điểm 3,5 – 4đ: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhưng trong từng yêu cầu cụ thể có một hoặc hai chỗ chưa hợp lý (có không quá 3 lỗi chung: lỗi từ ngữ, câu, chính tả). Điểm 2,5 – 3đ: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu ở mức độ trung bình (có không quá 5 lỗi chung: lỗi từ ngữ, câu, chính tả). Điểm 1,5 – 2đ: Bài làm có nhiều thiếu sót. Diễn đạt lủng củng, dùng từ không chính xác. Điểm 0,5 – 1đ: Bài làm dở dang, lạc đề. Lưu ý : Giáo viên chấm bài cần thảo luận, vận dụng thống nhất yêu cầu để đánh giá điểm số chính xác, công bằng. Đánh giá và nhận xét theo Thông tư 27 và Thông tư 22/BGD-ĐT III. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG: * Đề 1: - Những chi tiết thể hiện niền vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn là: Sơn giơ chiếc diều rất xinh, vẫy rối rít. Chi mừng rỡ chạy ra. - Sơn đã có những trải nghiệm: theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng bạn thả diều, nằm trên bãi cỏ ngắm trời, * Đề 2: - Mặt trời trong bài thơ được miêu tả thức dậy rất sớm làm sáng cả bầu trời. - Bạn nhỏ lại thấy “mùa hè thật sung sướng” vì mùa hè có cả nắng lại có cả kem, có thêm những cơn gió êm và ngày dài ấm áp * Đề 3: - Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh buổi sáng bình minh có nắng xôn xao, có làn gió mát. - Những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra chơi là: + Giờ ra chơi bạn nhỏ háo hức nô đùa + Cùng các bạn vẽ tranh say sưa * Đề 4: - Thầy hiệu trưởng đã dặn học sinh làm những việc sau: Thoải mái vào thư viện, mượn sách về đọc và trả lại, mang sách của mình đến thư viện và có thể đọc bất kì quyển sách nào. * Đề 5: - Ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông tuyệt xinh, lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt. Trường Tiểu học ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ và tên MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP : . 3 Lớp Số báo danh: Phòng NĂM HỌC 2022 -2023 Thời gian: 70 phút thi: Giám thị: I.ĐỌC _- HIỂU: (30’- 6 điểm) A. Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
  8. CÔ BÉ, ÔNG LÃO VÀ CHIẾC ÁO MƯA Cơn mưa bất chợt đổ xuống. Hoa vội vàng, luống cuống khi sực nhớ ra mình không mang áo mưa. Nhưng rồi em liền cho cặp sách vào túi ni lông và lên xe phóng thẳng về nhà. Trời mưa to và lạnh quá. Về đến nhà thì cả người ướt sũng. Hoa thấy trước cửa có một ông lão đang trú mưa. Em vội vào nhà, người run lên vì rét và hắt hơi liên tục. Em vội vàng lấy chiếc áo mưa trong tủ, chạy ra đưa cho ông. Ông lão nhìn Hoa trìu mến và nói lời cảm ơn. Hoa thấy lòng vui vui. Sáng chủ nhật, bố và Hoa đang sơn lại chiếc cửa xếp đã bạc màu thì ông lão hôm trước đến. Ông nói với bố Hoa rằng: "Bác có cô con gái thật tốt bụng.". Không chút ngại ngần , ông lão xắn tay vào sơn lại cánh cửa giúp hai bố con. Chợt lạ thay, sau mỗi đường chổi sơn ông lão quét lên, cánh cửa lại hiện ra một màu xanh kỳ lạ, một màu xanh lấp lánh những ánh vàng Một màu xanh tràn ngập sự sống và mang lại một cảm giác dễ chịu, thoải mái mỗi khi nhìn vào. Hoa có cảm giác ông lão là một ông tiên, và trên đời này sẽ có rất nhiều ông tiên, bà tiên như thế, nếu con người biết sống quan tâm và yêu thương lẫn nhau. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Hoa đã làm gì khi tan học, trời mưa mà Hoa quên mang áo mưa ? A. Ngồi trong lớp đợi mưa tạnh B. Cho cặp sách vào túi ni lông, lên xe phóng thẳng về nhà. C. Tìm bạn để đi nhờ áo mưa. 2. Thấy ông lão trú mưa trước cổng nhà mình, Hoa đã làm gì ? A. Mặc ông lão đứng ở đó. B. Mời ông vào nhà trú mưa. C. Lấy chiếc áo mưa trong tủ, chạy ra đưa cho ông. 3. Vì sao khi cho ông lão mượn áo mưa. Hoa thấy lòng mình vui vẻ ? A. Vì ông lão sẽ không đứng chắn trước cổng nhà Hoa nữa. B. Vì hoa được ông lão cảm ơn. C. Vì hoa đã làm được một việc tốt. 4.Từ câu chuyện trên, em thấy Hoa là người thế nào? Hãy viết vào dòng dưới đây : (0,5đ) – M3 5.Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ các hiện tượng thiên nhiên: (0,5đ) – M1 A. thân thiện, hòa nhã, lễ phép, cởi mở, tôn trọng. B. thác nước, suối, ruộng bậc thang, núi, đồi, rừng, .
  9. C. mưa phùn, mưa rào, mưa bóng mây, gió mùa đông bắc, gió heo may, bão, lũ lụt, 6.Bộ phận gạch chân trong câu: “Học sinh đến trường bằng xe đạp.”. Bộ phận trả lời cho câu hỏi bằng gì? là:. (0,5đ) – M1 A.Bằng xe đạp B. Học sinh C. Đến trường 7. Đặt 1 câu có sử dụng so sánh: (1 đ) – M2 8.Câu: " Các em đừng viết nhầm các dấu thanh khi học Tiếng Việt nhé!".Thuộc kiểu câu nào? ( 0,5 đ) – M2 A. Câu kể B. Câu cảm C. Câu khiến 9.Viết lại những từ có nghĩa giống nhau trong các câu sau: ( 1đ) –M1 Rừng cây im lặng quá.Gió bắt đầu thổi rào rào. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng. . 10. Điền tiếp vào chỗ trống để có câu cảm ?”.(0,5 đ) – M1 A. Cô giáo II. TẬP LÀM VĂN: (6điểm, 25’) Viết một đoạn văn về ước mơ của em. III. CHÍNH TẢ : (4 điểm) 15-17’ Mùa thu hoạch Cánh đồng lúa vào mùa nào cũng đẹp nhưng có lẽ cánh đồng lúa vào mùa gặt chính là hình ảnh đẹp nhất. Nhìn từ xa, cả cánh đồng như tấm thảm vàng khổng lồ trải dài đến chân mây. Sáng sớm, cả cánh đồng được bao phủ bởi màn sương mỏng. Lúa đang vào mùa gặt vàng ươm, hương lúa thoang thoảng làm dịu lòng bất kì vị khách khó tính nào. B. Kiểm tra đọc to: HS đọc các bài sau: Bầu trời: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2 hoặc 3 Cây gạo: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2 Bầy voi rừng Trường Sơn: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2 Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2
  10. Quả hồng của thỏ con: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2 hoặc 3 Chuyện bên cửa sổ: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 Tay trái và tay phải: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 Núi quê tôi: Trả lời câu hỏi 1 hoặc 3 hoặc 4 ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM TIẾNG VIỆT KHỐI 3 A/ Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) HS đọc một đoạn văn hoặc bài thơ đã cho và trả lờp 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) :2 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 6điểm )ĐỌC - HIỂU Câu 1. (0.5đ)B Câu 2. (0.5đ)C Câu 3. (0.5đ)C Câu 4. (0.5đ) Chọn 1 trong các ý sau: Hoa là một người tốt bụng. Hoa là người biết quan tâm, giúp đỡ người khác. . Câu 5. (0,5đ)C Câu 6. (0,5đ): A Câu 7 ( 1 đ) Câu 8. ( 0,5đ) C Câu 9 ( 1đ) im lặng, yên tĩnh, tĩnh lặng ( HS tìm được 2 từ được 0,5 điểm) Câu 10: Cô giáo em thật là hiền! Cô giáo em xinh gái quá! Cô giáo em giảng bài hay tuyệt vời! HS có thể viết câu khác, đúng yêu cầu cho đủ điểm. B/ Kiểm tra viết: (GV cho HS làm vào giấy kiểm tra ô li) 1. Chính tả: ( 4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 0,5 điểm. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng : 3 điểm
  11. - Viết đúng chính tả ( mắc 4 lỗi): trừ 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5 điểm 2. Tập làm văn:(6điểm).Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) - Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu đề bài: 3,5 điểm. - Diễn đạt tốt, sáng tạo: 1,5 điểm - Viết đúng chính tả; Đặt đúng dấu câu: 0,5 điểm. - Có mở bài và biết phát biểu cảm tưởng cuối bài : 0,5 điểm. - Xấu, bẩn tùy mức độ trừ điểm TRƯỜNG TH Họ và tên: Lớp : SBD: Phòng thi Số phách Điểm ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (Thời gian: 70 phút) PHẦN I: Kiểm tra đọc ( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc 1 đoạn trong các bài đọc Bầu trời, Cây gạo, Bầy voi rừng Trường Sơn, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Quả hồng của thỏ con, Chuyện bên cửa sổ, Tay trái và tay phải, Núi quê tôi và trả lời câu hỏi có nội dung liên quan II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ( 6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: 1 Đọc bài viết dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu. Chiếc áo mới ngày xuân Tôi nhớ mãi ngày mẹ mua cho tôi chiếc áo mới vào dịp Tết. Chiếc áo có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Không biết những năm khó khăn ấy, bằng cách nào bố mẹ có thể mua cái áo đó cho tôi. Có thể là tiền từ mẻ sắn mẹ lên đồi vun trồng lúc mờ sớm. Cũng có thể là tiền từ con gà mái đang lên ổ đẻ mẹ chăm bẵm cả một năm. Và cũng có thể mẹ phải vay mượn tiền hàng xóm Tết năm ấy với tôi cái gì cũng đẹp hơn, vui hơn gấp trăm lần. Tôi cứ chạy khắp nhà hát véo von đủ các bài, làm đủ mọi việc mà không phụng phịu, dỗi hờn như mọi năm. Thi thoảng lại liếc mắt nhìn chiếc áo mới, dường như cái áo đang mỉm cười với mình, cùng hát với mình. Đêm Giao thừa, mẹ bảo mặc áo mới. Tôi cầm cái áo trên tay hít hà mùi vải mới, vừa muốn mặc, vừa không nỡ. Dù chiều đã đun nước hương bưởi để tắm gội tất niên, nhưng từ khi mặc áo mới, tôi chỉ cảm thấy một mùi thơm rất lạ. Có lẽ đó là mùi của niềm vui.
  12. Sau này, cuộc sống bớt khó khăn, Tết nào mẹ cũng sắm cho anh em tôi quần áo mới. Những bộ quần áo đó dù giá có cao hơn, chất vải có tốt hơn, tôi vẫn yêu chiếc áo mới thời khó năm nào. (Theo Vũ Thị Huyền Trang) Câu 1: Chiếc áo có đặc điểm gì? A. Có những bông hoa vàng. B. Có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ. C. Có những bông hoa vàng nhuỵ đỏ làm lòng tôi cứ rộn lên. Câu 2: Vì sao bạn nhỏ thấy Tết năm ấy đẹp hơn, vui hơn những năm trước? A. Vì bạn có chiếc áo mới rất đẹp. B. Vì bạn làm được nhiều việc giúp bố mẹ. C. Vì mọi người đều thấy vui trong ngày Tết. Câu 3: Mẹ bảo bạn mặc áo mới khi nào? A. Đi chơi cuối tuần B. Vào năm học mới C. Đêm Giao thừa Câu 4: Mặc chiếc áo, bạn nhỏ thấy mùi gì? A. Mùi hương bưởi B. Mùi niềm vui C. Mùi nước giặt Câu 5: Vì sao bạn nhỏ yêu chiếc áo mới thời khó khăn hơn những chiếc áo đắt tiền sau này? Câu 6 : Viết câu có hình ảnh so sánh Câu 7. Từ có nghĩa giống với “niềm vui” là từ nào dưới đây? A. Vui sướng B. Nỗi buồn C. Đau khổ Câu 8: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ trống trong câu: “Chiếc áo mẹ mua cho con đẹp quá ” A. Dấu chấm B. Dấu hai chấm C. Dấu chấm than Câu 9: Trả lời câu hỏi sau: “Cái bàn học của em được làm bằng gì?”
  13. PHẦN II: Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả (4 điểm) Ông ngoại Thành phố sắp vào thu. Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho không khí mát dịu buổi sáng. Trời xanh như những dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. Năm nay, tôi sẽ đi học. Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn tôi cách bọc vở, và dạy tôi những chữ cái đầu tiên. II. Tập làm văn (6 điểm) Em hãy viết đoạn văn về ước mơ của em. (Từ 5 câu trở lên) ĐÁP ÁN ĐÁP ÁN: Phần I. I. Đọc to: HS đọc một đoạn văn hoặc bài thơ đã cho và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 2 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) :2 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc – hiểu Câu 1: B (0,5 đ) Câu 2: A (0,5 đ) Câu 3: C (0,5 đ) Câu 4: B (0,5 đ) Câu 5: Vì trong lúc gia đình khó khăn, mẹ đã chắt chiu để mua cho bạn chiếc áo đó.(1đ) Lưu ý: (HS viết khác nhưng viết được nội dung đúng vẫn cho đủ điểm) Câu 6: HS viết được câu có hình ảnh so sánh (1 đ) Câu 7: A (0,5 đ) Câu 8: C (0,5 đ) Câu 9: (1 đ): Cái bàn học của em được làm bằng gỗ. ( bằng sắt, ) Phần II: Chính tả + tập làm văn: 1. Chính tả: ( 4 điểm)
  14. - Tốc độ đạt yêu cầu : 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, viết sạch đẹp: 1 điểm - Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm 2. Tập làm văn: ( 6 điểm) - HS viết được đoạn văn từ 5 – 7 câu có đầy đủ các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài: 3 điểm - Viết đúng chính tả : 1 điểm - Dùng từ, đặt câu đúng: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 1 điểm Lưu ý: Viết quá số câu không trừ điểm. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Con búp bê bằng vải Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu: - Cháu mua búp bê cho bà đi! Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau: - Mẹ mua con búp bê này đi! Trên đường về mẹ hỏi Thủy: - Sao con lại mua con búp bê này? Thủy cười: - Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? M1 A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi. B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất. C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất. Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? M1 A. Vì Thủy hoa mắt , chóng mặt, không muốn chọn gì. B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt , thứ gì Thủy cũng thích. C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp. Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? M1 A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông. B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
  15. C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau. Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? M2 Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi ô trống sau: A. Vì đó là món quà đẹp nhất. B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh. Câu 5: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? M3 Câu 6: Đặt câu có hình ảnh so ánh: M3 Câu 7: Tìm hai cặp từ có nghĩa giống nhau : M2 Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài “ Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? M2 A. Báo hiệu phần liệt kê. B. Đánh dấu lời đối thoại. C. Báo hiệu phần giải thích. Câu 9: a) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống: M2 Sáng hôm ấy tôi ra vườn ngắm nhìn những bông hoa hồng hoa lan đang đua nhau khoe sắc. b) Câu “Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi.” Bộ phận được in đậm trả lời cho câu hỏi: M2 A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Bằng gì? B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10đ): I. Chính tả (4đ): Cây hoa nhài Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày. II. Tập làm văn (6đ): Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích. Đáp án II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 C B C a) S b) Đ Thương người, 1 0,5 B a) 2 dấu b) A 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 quan tâm, giúp 0,5 phẩy 0,5 đỡ 0,5 0,5
  16. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (4 điểm): II. Đọc hiểu ( 6 điểm): Hai con gà trống Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại. Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau chí tử, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm vua. Sau cùng, có một con thắng và một con thua. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang “ò ó o “ đầy kiêu hãnh để ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ, tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng bay ngang qua chú ý. Thế là con chim ưng sà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở, chờ chết. Theo Internet Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
  17. Câu 1 (MĐ1). Hai con gà trống trong bài có quan hệ thế nào với nhau? (0,5 điểm) A. Hai con gà trống trong hai đàn khác nhau. B. Hai con gà trống do cùng một mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. C. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau. D. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau nhưng cùng sống trong một nông trại. Câu 2 (MĐ1). Khi lớn lên, hai con gà trống sống với nhau như thế nào? (0,5 điểm) A. Rất đoàn kết luôn đi kiếm ăn cùng nhau. B. Cùng nhau giúp đỡ gà mẹ nhưng không nói chuyện với nhau. C. Không đoàn kết, suốt ngày cãi vã nhau. D. Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ mồi cho nhau. Câu 3 (MĐ1). Hai con gà trống cãi nhau vì chuyện gì? (0,5 điểm) A. Tranh nhau chỗ ở. B. Ai cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang hơn. C. Tranh nhau làm vua của nông trại. D. Ai cũng tự cho mình là người đẹp đẽ hơn, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại. Câu 4 (MĐ2). Cả hai con gà trống sau khi đánh cãi nhau đã có kết cục như thế nào? (0,5 điểm) A. Cả hai con đều chết. B. Con gà trống thắng cuộc đã được làm vua của nông trại. C. Con gà bại trận còn sống và được làm vua của nông trại. D. Không phân được thắng bại nên cả hai con đều làm vua của nông trại. Câu 5 (MĐ3). Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm) Bài 2. (MĐ3) Đặt 1 câu cảm để nói về hai chú gà trống trong câu chuyện trên.(0,5 điểm) Bài 3 (MĐ2) Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (0,5 điểm) "Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng. Bài 4. (MĐ2) Đọc các câu văn và đoạn thơ dưới đây, tìm các sự vật được so sánh với nhau và hoàn thành bảng sau: (1 điểm)
  18. Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b) Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy. c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện. Câu Sự vật 1 Từ ngữ so sánh Sự vật 2 a b c Bài 5 (MĐ2) Viết lại các từ ngữ sau vào 2 nhóm: từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm: (0,5 điểm) đẹp đẽ nhảy lên hàng rào kiêu hãnh oai phong chim ưng tiếng gáy giỏi giang -Từ ngữ chỉ sự vật: .
  19. -Từ ngữ chỉ đặc điểm: Bài 6 (MĐ3) Điền ch hoặc tr vào ô trống thích hợp và giải các câu đố sau: (1 điểm) Suốt ngày ạy bám trên tường Mình đen mặc áo da sồi Luôn luôn ép miệng buồn thương nỗi gì. Nghe ời uyển động thì ngồi kêu oan. Là con Là con B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm) : Nghe - viết: Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Hai con gà trống (Đoạn từ đầu đến con nào thắng sẽ được làm vua.) II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Đề: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.