Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày (Có đáp án)
1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng:……….
2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu:……….
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện về ngỗng mẹ
Một ngày xuân ấm áp, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình đi dạo chơi. Đàn ngỗng con quên ngỗng mẹ và bắt đầu tản ra khắp đồng cỏ mênh mông, xanh rờn. Ngỗng mẹ bắt đầu lo lắng cất tiếng gọi con. Bỗng những đám mây đen kịt ùn ùn kéo đến. Lúc đó, các chú ngỗng con mới nhớ đến mẹ.
Những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Bầy ngỗng con vừa kịp chạy đến chui vào đôi cánh mẹ. Dưới cánh mẹ đàn ngỗng cảm thấy thật yên ổn và ấm áp. Ngỗng con thấy đâu đó có tiếng nổ ùng oàng, tiếng gió gào thét và tiếng mưa đá rơi lộp độp.
Rồi tất cả trở lại yên lặng. Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên. Đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng nhìn đôi cánh mẹ rách nát, lông rụng tả tơi. Một chú ngỗng bé bỏng và yếu ớt nhất chạy đến bên mẹ và hỏi: “Sao cánh mẹ lại rách như thế này?”. Ngỗng mẹ cố nén đau đớn, trả lời khe khẽ: “Mọi việc đều tốt đẹp con ạ”. Đàn ngỗng con lại tản ra nô đùa trên bãi cỏ và ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc.
(Theo V.A Xu-khôm-lin-xki)
1. Ngỗng mẹ dẫn đàn ngỗng con đi đâu? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm)
A. Đi kiếm mồi B. Đi dạo chơi
C. Đi tránh mưa D. Đi về chuồng
2. Trên cánh đồng cỏ, đàn ngỗng gặp chuyện gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm)
A. Một cơn lũ ập đến. B. Bị kẻ thù tấn công.
C. Gặp một trận mưa đá. D. Một trận lốc xoáy ập tới.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học 1 Thị trấn Mỏ Cày (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY KHỐI 3 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL Số câu 4 1 1 6 Đọc hiểu 1 Số điểm 2,0 1,0 1,0 4,0 văn bản Câu số 1, 2, 3,4 5 6 Kiến Số câu 2 1 3 thức 2 Số điểm 1,0 1,0 2,0 Tiếng Việt Câu số 7, 8 9 Số câu 6 2 1 9 Tổng Số điểm 3,0 2,0 1,0 6,0
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ ngày tháng năm 2024 Lớp: 3/ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 3 Năm học: 2023 – 2024 Thời gian: 40 phút - ĐỀ 1 Điểm Nhận xét * Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về ngỗng mẹ Một ngày xuân ấm áp, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình đi dạo chơi. Đàn ngỗng con quên ngỗng mẹ và bắt đầu tản ra khắp đồng cỏ mênh mông, xanh rờn. Ngỗng mẹ bắt đầu lo lắng cất tiếng gọi con. Bỗng những đám mây đen kịt ùn ùn kéo đến. Lúc đó, các chú ngỗng con mới nhớ đến mẹ. Những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Bầy ngỗng con vừa kịp chạy đến chui vào đôi cánh mẹ. Dưới cánh mẹ đàn ngỗng cảm thấy thật yên ổn và ấm áp. Ngỗng con thấy đâu đó có tiếng nổ ùng oàng, tiếng gió gào thét và tiếng mưa đá rơi lộp độp. Rồi tất cả trở lại yên lặng. Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên. Đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng nhìn đôi cánh mẹ rách nát, lông rụng tả tơi. Một chú ngỗng bé bỏng và yếu ớt nhất chạy đến bên mẹ và hỏi: “Sao cánh mẹ lại rách như thế này?”. Ngỗng mẹ cố nén đau đớn, trả lời khe khẽ: “Mọi việc đều tốt đẹp con ạ”. Đàn ngỗng con lại tản ra nô đùa trên bãi cỏ và ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc. (Theo V.A Xu-khôm-lin-xki) 1. Ngỗng mẹ dẫn đàn ngỗng con đi đâu? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Đi kiếm mồi B. Đi dạo chơi C. Đi tránh mưa D. Đi về chuồng 2. Trên cánh đồng cỏ, đàn ngỗng gặp chuyện gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Một cơn lũ ập đến. B. Bị kẻ thù tấn công. C. Gặp một trận mưa đá. D. Một trận lốc xoáy ập tới.
- 3. Dưới đôi cánh mẹ, đàn ngỗng con cảm thấy thế nào? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Yên ổn, ấm áp. B. Lo lắng C. Sợ hãi. D. Hồi hộp. 4. Vì sao ngỗng mẹ rất đau đớn nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Vì trời đã tạnh mưa, cảnh vật trở lại yên lặng. B. Vì ngỗng mẹ đã bảo vệ an toàn đàn con của mình. C. Vì đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. D. Tất cả các ý trên đều đúng. 5. Khi nhìn thấy đôi cánh mẹ rách nát, nếu em là ngỗng con em sẽ nói gì? Việc làm đó thể hiện điều gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm (1 điểm) 6. Câu chuyện trên muốn gửi đến các em thông điệp gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm (1 điểm) Câu 7. Trong các câu sau đây, câu nào là câu khiến? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. Đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. B. Sao cánh mẹ lại rách như thế này? C. Hãy chạy vào đôi cánh của mẹ đi! D. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Câu 8. Trong câu: “Một ngày xuân ấm áp, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình đi dạo chơi.” Từ “ vàng ươm” là từ: (0,5 điểm) A. Chỉ đặc điểm. B. Chỉ hoạt động C. Dùng để so sánh. D. Chỉ trạng thái. Câu 9. Em hãy đặt một câu nói về ngỗng mẹ, trong đó có dùng từ chỉ hoạt động (1,0 điểm) .
- TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 THỊ TRẤN MỎ CÀY Thứ ngày tháng năm 2024 Lớp: 3/ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên: Môn: TIẾNG VIỆT ĐỌC – Lớp: 3 Năm học: 2023 – 2024 Thời gian: 40 phút - ĐỀ 2 Điểm Nhận xét * Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Điểm kiểm tra đọc thành tiếng: . 2. Điểm kiểm tra đọc hiểu kết hợp luyện từ, luyện câu: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về ngỗng mẹ Một ngày xuân ấm áp, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình đi dạo chơi. Đàn ngỗng con quên ngỗng mẹ và bắt đầu tản ra khắp đồng cỏ mênh mông, xanh rờn. Ngỗng mẹ bắt đầu lo lắng cất tiếng gọi con. Bỗng những đám mây đen kịt ùn ùn kéo đến. Lúc đó, các chú ngỗng con mới nhớ đến mẹ. Những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Bầy ngỗng con vừa kịp chạy đến chui vào đôi cánh mẹ. Dưới cánh mẹ đàn ngỗng cảm thấy thật yên ổn và ấm áp. Ngỗng con thấy đâu đó có tiếng nổ ùng oàng, tiếng gió gào thét và tiếng mưa đá rơi lộp độp. Rồi tất cả trở lại yên lặng. Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên. Đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng nhìn đôi cánh mẹ rách nát, lông rụng tả tơi. Một chú ngỗng bé bỏng và yếu ớt nhất chạy đến bên mẹ và hỏi: “Sao cánh mẹ lại rách như thế này?”. Ngỗng mẹ cố nén đau đớn, trả lời khe khẽ: “Mọi việc đều tốt đẹp con ạ”. Đàn ngỗng con lại tản ra nô đùa trên bãi cỏ và ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc. (Theo V.A Xu-khôm-lin-xki) 1. Ngỗng mẹ dẫn đàn ngỗng con đi đâu? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Đi dạo chơi. B. Đi về chuồng. C. Đi kiếm mồi. D. Đi tránh mưa. 2. Trên cánh đồng cỏ, đàn ngỗng gặp chuyện gì? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Một trận lốc xoáy ập tới. B. Một cơn lũ ập đến. . C. Bị kẻ thù tấn công. D. Gặp một trận mưa đá.
- 3. Dưới đôi cánh mẹ, đàn ngỗng con cảm thấy thế nào? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Hồi hộp B. Yên ổn, ấm áp. C. Lo lắng. D. Sợ hãi. 4. Vì sao ngỗng mẹ rất đau đớn nhưng vẫn cảm thấy hạnh phúc? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: (0,5 điểm) A. Vì đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. B. Vì trời đã tạnh mưa, cảnh vật trở lại yên lặng. C. Vì ngỗng mẹ đã bảo vệ an toàn đàn con của mình. D. Tất cả các ý trên đều đúng. 5. Khi nhìn thấy đôi cánh mẹ rách nát, nếu em là ngỗng con em sẽ nói gì? Việc làm đó thể hiện điều gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm (1 điểm) 6. Câu chuyện trên muốn gửi đến các em thông điệp gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm (1 điểm) Câu 7. Trong các câu sau đây, câu nào là câu khiến? Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng: (0,5 điểm) A. Sao cánh mẹ lại rách như thế này? B. Đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. C. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! D. Hãy chạy vào đôi cánh của mẹ đi! Câu 8. Trong câu: “Một ngày xuân ấm áp, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình đi dạo chơi.” Từ “ vàng ươm” là từ: (0,5 điểm) A. Dùng để so sánh. B. Chỉ đặc điểm. C. Chỉ trạng thái. D. Chỉ hoạt động. Câu 9. Em hãy đặt một câu nói về ngỗng mẹ, trong đó có dùng từ chỉ hoạt động (1,0 điểm) .
- CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) ĐỀ 1 – TVĐ Từ câu 1 – 4, 7 – 8: Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án B C A B C A Câu 5. (1 điểm): HS nêu đúng các ý sau được 1,0 điểm. - Ví dụ: Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Cảm ơn mẹ đã che chở cho chúng con. Nhìn đôi cánh của mẹ con rất đau lòng (0,5 điểm); - Việc làm đó thể hiện: Ngỗng con biết hiếu thảo, biết thương mẹ, quan tâm khi mẹ bị nạn. (0,5 điểm). Câu 6. (1 điểm): HS nêu đúng các ý sau được 1,0 điểm. - Tình mẫu tử có sức mạnh to lớn và được lan tỏa trong cuộc sống con người (0,5 điểm). - Tình cảm ấy thiêng liêng và có thể vượt lên trên mọi thứ (0,25 điểm). Vì vậy, chúng ta phải biết yêu quý, kính trọng và vâng lời mẹ (0,25 điểm). Câu 9. (1,0 điểm): Đặt câu đúng nhân vật ngỗng mẹ, có dùng từ chỉ hoạt động, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm đạt 1 điểm. Nếu HS đặt câu không đúng nhân vật ngỗng mẹ thì không ghi điểm. Ví dụ: - Ngỗng mẹ nâng đôi cánh để đàn con ùa ra bãi cỏ. - Ngỗng mẹ dẫn đàn con đi chơi trên đồng cỏ. - Khi những đám mây đen xuất hiện, ngỗng mẹ cất tiếng gọi các con. ĐỀ 2 – TVĐ Từ câu 1 – 4, 7 – 8: Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án A D B C D B Câu 5. (1 điểm): HS nêu đúng các ý sau được 1,0 điểm. - Ví dụ: Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Cảm ơn mẹ đã che chở cho chúng con. Nhìn đôi cánh của mẹ con rất đau lòng (0,5 điểm); - Việc làm đó thể hiện: Ngỗng con biết hiếu thảo, biết thương mẹ, quan tâm khi mẹ bị nạn (0,5 điểm). Câu 6. (1 điểm): HS nêu đúng các ý sau được 1,0 điểm. - Tình mẫu tử có sức mạnh to lớn và được lan tỏa trong cuộc sống con người (0,5 điểm). - Tình cảm ấy thiêng liêng và có thể vượt lên trên mọi thứ (0,25 điểm). Vì vậy, chúng ta phải biết yêu quý, kính trọng và vâng lời mẹ (0,25 điểm). Câu 9. (1,0 điểm): Đặt câu đúng nhân vật ngỗng mẹ, có dùng từ chỉ hoạt động, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm được 1 điểm. Nếu HS đặt câu không đúng nhân vật ngỗng mẹ thì không ghi điểm. Ví dụ: - Ngỗng mẹ nâng đôi cánh để đàn con ùa ra bãi cỏ. - Ngỗng mẹ dẫn đàn con đi chơi trên đồng cỏ. - Khi những đám mây đen xuất hiện, ngỗng mẹ cất tiếng gọi các con.
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - Năm học: 2023 - 2024 KIỂM TRA ĐỌC – KHỐI 3 * Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (4 điểm). HS bốc thăm chọn bài đọc và đọc đoạn văn khoảng 75 – 80 tiếng/phút (có thể 80 – 82 tiếng, nếu văn bản truyện khoảng 90 – 95 tiếng), sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu. 1. Sông Hương (Sách Cánh diều, tập 2, trang 7). 2. Chợ nổi Cà Mau (Sách Cánh diều, tập 2, trang 10). 3. Sự tích thành Cổ Loa (Sách Cánh diều, tập 2, trang 14). 4. Những tấm chân tình (Sách Cánh diều, tập 2, trang 35). 5. Hội đua ghe ngo (Sách Cánh diều, tập 2, trang 51). 6. Hương làng (Sách Cánh diều, tập 2, trang 20). 7. Cây gạo (Sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 144, NXBGD). 8. Người đi săn và con vượn (Sách Tiếng Việt 3, tập 2, trang 113, NXBGD). 1. Sông Hương Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ. Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ, Theo CỬU THỌ Câu 1: Vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương? Câu 2: Tìm những hình ảnh minh họa về vẻ đẹp của sông Hương. 2. Chợ nổi Cà Mau Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem hàng có những gì. Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Đó là tiếng chào mời không lời. Chẳng cần rao bán, chèo kéo nhưng khách cầm lòng sao được với cái màu đỏ au au của chùm chôm chôm; vàng ươm của khóm, xoài; xanh riết của cóc, ổi; tím của cà, Theo NGUYỄN NGỌC TƯ Câu hỏi: Chợ nổi có gì khác lạ so với chợ trên đất liền?
- 3. Sự tích thành Cổ Loa An Dương Vương lập nên nước Âu Lạc. Sau chiến công đánh thắng quân xâm lược Tần, nhà vua cho xây thành để đề phòng quân giặc từ phương Bắc. Ban đầu, thành cứ đắp cao lên là lại đổ sập xuống. Nhiều lần như vậy, An Dương Vương rất buồn rầu. Nhà vua lập đàn cầu trời phù hộ. Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên, nói với vua rằng: “Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.”. Theo NGUYỄN ĐỔNG CHI Câu 1: Em biết điều gì về vua An Dương Vương? Câu 2: Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua gặp khó khăn gì? 4. Những tấm chân tình Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”. Tôi thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm. Theo LÊ HÀ Câu hỏi: Câu nói xuề xòa của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống như thế nào? 5. Hội đua ghe ngo Ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài khoảng 30 mét, chứa được trên dưới 50 tay chèo. Ghe được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông. Mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần. Thân ghe vẽ hoa văn và sơn màu sặc sỡ. Mỗi ghe ngo là của một hoặc một vài phum, sóc. Ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thủy một lần vào dịp hội. Trước ngày hội, các tay đua còn phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen. Theo PHƯƠNG NGHI Câu 1: Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt? Câu 2: Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn?
- 6. Hương làng Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê. Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Theo BĂNG SƠN Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì? Câu 2: Tìm những từ ngữ tả hương thơm của hoa. 7. Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Theo VŨ TÚ NAM Câu 1: Vào mùa hoa, cây gạo (hoa gạo, búp nõn) đẹp như thế nào? Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo? 8. Người đi săn và con vượn Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Câu hỏi: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn?
- HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG NĂM HỌC: 2023-2024 Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu (1 điểm). - Đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) (1 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm). - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm). 1. Sông Hương Câu 1: Vì sao dòng sông được đặt tên là sông Hương? + Trả lời: Dòng sông được đặt tên là sông Hương vì dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ. Câu 2: Tìm những hình ảnh minh họa về vẻ đẹp của sông Hương. + Trả lời: Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ, 2. Chợ nổi Cà Mau Câu hỏi: Chợ nổi có gì khác lạ so với chợ trên đất liền? + Trả lời: Chợ nổi khác với chợ trên đất liền là: chợ nổi chủ yếu bán rau, bán trái cây miệt vườn, hàng hóa được đặt trên ghe, trên sông. 3. Sự tích thành Cổ Loa Câu 1: Em biết điều gì về vua An Dương Vương? + Trả lời: Vua An Dương Vương là người lập nên nước Âu Lạc, sau khi đánh thắng nhà Tần, nhà vua cho xây thành để đề phòng giặc phương Bắc. Câu 2: Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua gặp khó khăn gì? + Trả lời: Ban đầu, công việc xây thành của nhà vua không thuận lợi, thành cứ đắp cao lên là lại đổ xuống. 4. Những tấm chân tình Câu hỏi: Câu nói xuề xòa của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống như thế nào? + Trả lời: Câu nói xuề xòa của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
- 5. Hội đua ghe ngo Câu 1: Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt? + Trả lời: Những chiếc ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài khoảng 30 mét, chứa được trên dưới 50 tay chèo. Ghe được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông. Mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần. Thân ghe vẽ hoa văn và sơn màu sặc sỡ. Câu 2: Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn? + Trả lời: Ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thủy một lần vào dịp hội nên trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để quen nhịp. 6. Hương làng Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì? + Trả lời: Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê. Câu 2: Tìm những từ ngữ tả hương thơm của hoa. + Trả lời: Những từ ngữ tả hương thơm hoa: thoảng nhẹ, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn. 7. Cây gạo Câu 1: Vào mùa hoa, cây gạo (hoa gạo, búp nõn) đẹp như thế nào? + Trả lời: Vào mùa hoa, cây hoa gạo rất đẹp: Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy các loài chim đem đến không khí tưng bừng trên cây gạo? + Trả lời: Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. 8. Người đi săn và con vượn Câu hỏi: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? + Trả lời: Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn: Nếu thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đã tới ngày tận số.
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – Năm học: 2023-2024 KIỂM TRA VIẾT – KHỐI 3. Thời gian: 40 phút I. Nghe – viết: 15 phút (4 điểm) GV đọc cho HS (nghe – viết) bài: (khoảng 65 – 70 chữ) Những đám mây ngũ sắc Thời điểm hoàng hôn có những đám mây được nhuộm sắc xà cừ óng ánh điệu đà. Có những đám mây quay quanh mặt trời và tạo ra lỗ hổng để lọt ánh nắng xuống nhìn như một cái “giếng trời” giữa thiên nhiên. Lại có những đám mây màu sẫm có viền ánh sáng chói lọi xung quanh khiến chúng càng nổi bật và sắc nét trên nền trời. II. Viết sáng tạo: 25 phút (6 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại buổi sinh hoạt dưới cờ ở trường em. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM I. Nghe – viết: (4 điểm) - Tốc độ viết đạt yêu cầu: 1 điểm. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. II. Viết sáng tạo: (6 điểm) * Nội dung (ý): 3 điểm. Học sinh viết được đoạn văn đủ các ý sau đây: a) Giới thiệu buổi sinh hoạt dưới cờ, thời gian, địa điểm tổ chức (0,5 điểm). b) Các sự việc diễn ra trong buổi sinh hoạt đó (2 điểm). - Ổn định vị trí, chào cờ, hát Quốc ca, Đội ca (0,5 điểm). - Tổng kết thi đua; nhận xét, tuyên dương các lớp đạt thành tích cao; nhắc nhở các lớp, cá nhân còn vi phạm, nêu các công việc thực hiện trong tuần (1 điểm). - Sinh hoạt theo chủ đề (0,5 điểm). c) Nêu cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi sinh hoạt đó (0,5 điểm). * Kỹ năng: 3 điểm + Kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm. + Kỹ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm. + Bài văn có ý sáng tạo: 1 điểm.