Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng - Đề 1 (Có đáp án)
I- Đọc thành tiếng (4 điểm)
1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 50 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II- Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH
Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.
Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn:
- Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?
Người kia nghiêm trang trả lời:
- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.
Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.
(Nguồn Internet)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào? (0,5 điểm)
A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
B. Một người chạy nhanh trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.
Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm)
A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp
B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết
C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2022.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Liên Hồng - Đề 1 (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN HỒNG KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT- LỚP 3 Năm học 2022 – 2023 Thời gian làm bài 70 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + phần B) Họ và tên: . Lớp: Giáo viên chấm Nhận xét: . (Họ tên, chữ kí) Điểm đọc: Điểm viết: . . Điểm chung: . PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I- Đọc thành tiếng (4 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 50 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16, sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II- Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: - Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy? Người kia nghiêm trang trả lời: - Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. (Nguồn Internet) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào? (0,5 điểm) A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
- B. Một người chạy nhanh trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn. Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm) A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây. Câu 3: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình? (0,5 điểm) A. Vì đã không trung thực với bạn của mình B. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn. Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.”, có thể thay từ xấu hổ bằng từ nào? (0,5 điểm) A. Hổ thẹn B. Chê trách C. Gượng ngạo Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm) Câu 6: Thế nào là một người bạn tốt? Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em. (1 điểm) Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (0,5 điểm) Chạy trốn, Con gấu, Ngửi, Nín thở, Rừng Từ ngữ chỉ sự vật: Từ ngữ chỉ hoạt động: Câu 8. Nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm) Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm)
- Tôi đi học Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh) 2. Luyện tập (6 điểm) Đề bài: Viết đoạn văn ngắn khoảng (5 – 7 câu) kể về một người bạn mà em yêu quý theo câu hỏi gợi ý sau: Gợi ý: + Giới thiệu về người bạn mà em yêu quý. + Kể về ngoại hình, tính cách của người bạn thân của em. + Nêu cảm nghĩ của em về người bạn đó. Bài làm
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 – HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022- 2023 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (4 điểm): - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc hiểu ( 6 điểm ): Câu Đáp án Điểm 1 B 0,5 2 B 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 Bài học: Một người bạn tốt luôn quan tâm, giúp đỡ bạn mình trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, không bỏ rơi 1 bạn. 6 Ví dụ: Trong cuộc sống, một người bạn tốt là người biết 1 giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ và dành cho nhau những lời khuyên tốt nhất, 7 - Từ ngữ chỉ sự vật: con gấu, rừng. 0,5 - Từ ngữ chỉ hoạt động: chạy trốn, ngửi, nín thở. 8 Công dụng của dấu hai chấm: báo hiệu lời nói trực tiếp. 0,5 Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng 1 9 Lá lành đùm lá rách Trước lạ sau quen PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM ) 1. Nghe-viết: (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. Tốc độ vượt quá yêu cầu: trừ từ 0,25 -> 0,5 điểm. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ : 1 điểm. Chữ viết không rõ ràng, sai cỡ chữ, kiểu chữ nhiều, toàn bài: trừ từ 0,25 -> 0,5 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1điểm Nếu sai quá 5 lỗi : trừ 0,25 điểm/1 lỗi. - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm Trình bày sai quy định, viết bẩn, gạch xóa: trừ từ 0,25 -> 0,5 điểm.
- 2. Luyện tập: (6 điểm) Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau được 6 điểm : + Nội dung (ý) : 3 điểm. HS viết được đoạn văn kể về một người hàng xóm gồm các phần theo đúng YC. + Kĩ năng : 3 điểmĐiểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm * Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5,5 -> 0,5