Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)

Chuyện trong vườn

Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói :

- Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.

Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn:

- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người, còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.

Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.

                                                                                   Theo THÀNH TUẤN

A.Đọc hiểu

  I/ Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: ( Từ câu 1 đến câu 4 )

1. Cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc vào mùa: (0.5 điểm) – M1

     A. Mùa xuân               B. Mùa hạ              C. Mùa thu                           D. Mùa đông

2. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy trong bài ? (0.5 điểm) – M1

A. Cây hoa giấy mang nhiều màu sắc khác nhau;                           

B. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực;         C. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng;

D. Cây hoa giấy cho sắc hoa và bóng mát.

doc 7 trang Thùy Dung 12/07/2023 158660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phong Nẫm (Có đáp án)

  1. UBND TP . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG TH PHONG NẪM MÔN: TIẾNG VIỆT 3 Họ và tên: Ngày kiểm tra: / /2022 Lớp: 3 Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) Điểm Giáo viên giám sát: Giáo viên chấm bài: Đọc TT Đọc hiểu Tổng cộng 1. 1. 2. 2. Nhận xét bài làm của học sinh: . Chuyện trong vườn Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói : - Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa. Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn: - Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người, còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát. Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả. Theo THÀNH TUẤN A.Đọc hiểu I/ Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: ( Từ câu 1 đến câu 4 ) 1. Cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc vào mùa: (0.5 điểm) – M1 A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông 2. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy trong bài ? (0.5 điểm) – M1 A. Cây hoa giấy mang nhiều màu sắc khác nhau; B. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực; C. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng; D. Cây hoa giấy cho sắc hoa và bóng mát. 3. Mùa xuân, cây táo như thế nào ? (0.5 điểm) – M2 A. Thân cành trơ trụi, nứt nẻ; B. Đâm chồi, nảy những chiếc lá hiếm hoi; C. Nở ra những bông hoa có mùi thơm nhẹ;
  2. D. Kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. 4. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa của câu chuyện ? (0.5 điểm) – M2 A. Cây hoa giấy có vẻ đẹp rực rỡ. B. Cây táo thường nở hoa, ra quả rất muộn. C. Nên hiểu đúng về nhau, không được xem thường và cần tôn trọng lẫn nhau. D. Cây hoa giấy yêu mảnh vườn của mình. II/ Viết câu trả lời của em ( từ câu 5 đến câu 6 ) 5. Khi thấy cây hoa giấy buồn, cây táo đã an ủi bạn như thế nào ? (1 điểm) – M3 6. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1điểm) M4 B/ Kiến thức Tiếng Việt: I/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( Từ câu 7 đến câu 8 ) 7. M1 a) Câu nào có hình ảnh nhân hóa trong bài ? (0.25 điểm) A. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc; B. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá; C. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon; D. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn. b) Câu nào có hình ảnh so sánh trong bài ? (0.25 điểm) A. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả B. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. C. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. D. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. 8. Câu hỏi nào trả lời cho bộ phận câu được in đậm trong câu văn sau: (0.5 điểm) – M2 “Cây hoa giấy đến với mọi người bằng sắc hoa và bóng mát.” A.Như thế nào? B. Bằng gì ? C. Ở đâu ? D. Vì sao ? II/ Làm bài tập sau ( Câu 9 ) 9. a) Đặt 1 câu nói về cây táo trong bài theo mẫu câu Ai thế nào ? (0.5 điểm) - M3 b) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: (0.5 điểm)
  3. Vườn nhà ông nội có các loại cây nhãn bưởi xoài, TRƯỜNG TIỂU HỌC . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC : 2021 – 2022 MÔN THI : TIẾNG VIỆT LỚP: 3 A. Kiểm tra đọc: (10đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) + TLCH (1đ) Học sinh bốc thăm, đọc 1 đoạn và TLCH về nội dung đoạn đọc: @Bài đọc: Ông tổ nghề thêu (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22) + Đoạn 1: Hồi còn nhỏ triều đình nhà Lê. - Câu hỏi 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? + Đoạn 3: Bụng đói làm lọng. - Câu hỏi 3: Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống ? @Bài đọc: Nhà ảo thuật (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 40) + Đoạn 1: Ở nhiều nơi cần tiền. - Câu hỏi 1: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? + Đoạn 2: Tình cờ làm phiền người khác. - Câu hỏi 3: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp ? @Bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80) + Đoạn 1: Ngày mai vô địch. - Câu hỏi 1: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? + Đoạn 4: Tiếng hô cha dặn. - Câu hỏi 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? @Bài đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 106) + Đoạn 1: Bà khách nhiệt đới. + Câu hỏi 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? + Đoạn 2: Y-éc-xanh chú ý. + Câu hỏi 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ? B. Kiểm tra viết (10đ) I. Chính tả (4đ): Bài: Tết làng Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phơ phất những bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận đã nở hoa trắng muốt. Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã đủ, ruộng lấp lánh như gương. Đã nhìn thấy nhiều người mặc quần áo đẹp từ đâu đó về ăn Tết. Tết! Sao mà vui thế! II. Tập làm văn (6đ):
  4. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về một lễ hội ở địa phương mà em biết.
  5. UBND THÀNH PHỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC . HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM Môn: Tiếng Việt – Khối 3 KTĐK cuối HKII - Năm học: 2021 - 2022 A. Kiểm tra đọc: (10đ) I. Đọc thành tiếng: (3đ) + TLCH (1đ) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (khoảng 50 tiếng/phút) : 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ, không sai quá 5 tiếng : 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm. - Trả lời dúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5đ); trả lời sai hoặc không trả lời được (0đ). 1. Bài đọc: Ông tổ nghề thêu (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 22) + Đoạn 1: Hồi còn nhỏ triều đình nhà Lê. - Câu hỏi 1: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? (Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.) + Đoạn 3: Bụng đói làm lọng. - Câu hỏi 3: Trần Quốc Khái đã làm thế nào để sống ? (Ông bẻ tay pho tượng nếm thử, biết được hai pho tượng ấy nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày hai bữa, ông cứ ung dung bẻ dần tượng mà ăn.) 2. Bài đọc: Nhà ảo thuật (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 40) + Đoạn 1: Ở nhiều nơi cần tiền. - Câu hỏi 1: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật ? (Vì bố các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé.) + Đoạn 2: Tình cờ làm phiền người khác. - Câu hỏi 3: Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp ? (Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn.) 3. Bài đọc: Cuộc chạy đua trong rừng (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 80) + Đoạn 1: Ngày mai vô địch. - Câu hỏi 1: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ? (Chú sửa soạn cho cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.) + Đoạn 4: Tiếng hô cha dặn.
  6. - Câu hỏi 3: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ? (Ngựa Con chuẩn bị cuộc thi không chu đáo, chỉ lo chải chuốt vẻ bề ngoài mà không nghe lời khuyên của cha. Đến giữa chừng cuộc đua, cái móng rời ra làm chú phải bỏ dở cuộc đua.) 4. Bài đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh (SGK Tiếng Việt 3, tập 2, trang 106) + Đoạn 1: Bà khách nhiệt đới. + Câu hỏi 1: Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh ? (Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.) + Đoạn 2: Y-éc-xanh chú ý. + Câu hỏi 2: Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ? (Y-éc-xanh mặc bộ quần áo ka-ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.) II. Đọc – hiểu: (6đ) Câu 1 2 3 4 7a 7b 8 Đáp án A B A C D C B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0.25 0.25 0,5 5. Khi thấy cây hoa giấy buồn, cây táo đã an ủi bạn như thế nào ? (1 điểm) – M2 Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người, còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát. Câu 6: (1 điểm) Học sinh trả đúng theo yêu cầu (VD: Khuyên chúng ta luôn hiểu đúng về bạn của mình và phải biết tôn trọng bạn bè.) Câu 9: a) (0.5 điểm) Đặt đúng yêu cầu (VD: Cây táo tốt bụng./Cây táo thương yêu bạn bè.) b) Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: (0.5 điểm) Vườn nhà ông nội có các loại cây : nhãn, bưởi, xoài, . B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 0,75 điểm. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,75 điểm. - Trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 0,5 điểm. - Viết đúng chính tả: 2 điểm. Điểm viết được trừ như sau: + 1 lỗi trừ 0,25 điểm ; + 2-3 lỗi trừ 0,5 điểm. + 4 lỗi trừ 0,75 điểm ; + 5 lỗi trừ 1 điểm. + 6 lỗi trừ 1,25 điểm ; + 7-8 lỗi trừ 1,5 điểm. + 9 lỗi trừ 1,75 điểm ; + 10 lỗi trở lên trừ 2 điểm. * Lưu ý: - Nếu HS viết thiếu 2, 3 chữ, chỉ trừ phần lỗi sai, không trừ điểm tốc độ. - Nếu HS viết bỏ một đoạn thì tính trừ 2 lần: Lỗi sau và tốc độ viết. - Phần chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, tùy theo mức độ mà trừ điểm và có sự thống nhất trong từng khối lớp. II. Tập làm văn: (6 điểm) Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm, tùy theo đề bài cụ thể):
  7. + Nội dung (ý): 3 điểm: HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. + Kĩ năng: 3 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả : 1 điểm Điểm tối đã cho kĩ năng dùng từ, đặt câu : 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm