Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm)

  1. Đọc thành tiếng ( 4 điểm)

    Học sinh đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt ( bằng hình thức bốc thăm) và trả lời 1, 2 câu hỏi theo nội dung bài đọc.

1. Bài 19A: Hai Bà Trưng – ( Trang 3) 

a.Đọc đoạn 1,2. 

-Trả lời câu hỏi: - Giặc ngoại xâm đã gây tội ác gì với nhân dân ta?

Trả lời: Ông bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng

b. Đọc đoạn 3,4

-Trả lời câu hỏi:Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa

TL: Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện.....

2. Bài 20A: Ở lại với chiến khu- ( Trang 12)

a. a.Đọc đoạn 1,2. 

-Trả lời câu hỏi:- Trung đoàn trưởng thông báo cho các chiến sỹ nhỏ tuổi điều gì? 

TL: Hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ, sau này còn gian khổ hơn. Có em nào muốn về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về.

b.Đọc đoạn 3,4. 

-Trả lời câu hỏi:- Mừng xin trung đoàn trưởng điều gì? 

TL:  Trung đoàn đừng bắt chúng em về cho chúng em ăn ít cũng được

doc 8 trang Thùy Dung 12/07/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG TH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 LỚP 3 - MÔN TIẾNG VIỆT ( ĐỌC-HIỂU) Thời gian: 30 phút I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng ( 4 điểm) Học sinh đọc một đoạn văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt ( bằng hình thức bốc thăm) và trả lời 1, 2 câu hỏi theo nội dung bài đọc. 1. Bài 19A: Hai Bà Trưng – ( Trang 3) a.Đọc đoạn 1,2. -Trả lời câu hỏi: - Giặc ngoại xâm đã gây tội ác gì với nhân dân ta? Trả lời: Ông bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng b. Đọc đoạn 3,4 -Trả lời câu hỏi:Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa TL: Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện 2. Bài 20A: Ở lại với chiến khu- ( Trang 12) a. a.Đọc đoạn 1,2. -Trả lời câu hỏi:- Trung đoàn trưởng thông báo cho các chiến sỹ nhỏ tuổi điều gì? TL: Hoàn cảnh chiến khu lúc này rất gian khổ, sau này còn gian khổ hơn. Có em nào muốn về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. b.Đọc đoạn 3,4. -Trả lời câu hỏi:- Mừng xin trung đoàn trưởng điều gì? TL: Trung đoàn đừng bắt chúng em về cho chúng em ăn ít cũng được 3. Bài 20C: Chú ở bên Bác Hồ( Trang 17) - Đọc thuộc lòng -Trả lời câu hỏi:-Những câu thơ nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú? TL:Nhớ chú Nga thường nhắc Chú bây giờ ở đâu? -Trả lời câu hỏi:- Khi Nga nhắc đến chú thái độ của bố mẹ ra sao? TL: Mẹ đỏ hoe đôi mắt Ba ngước lên bàn thờ 4. Bài 21A: Ông tổ nghề thêu –( Trang 21) a.Đọc đoạn 1,2. Trả lời câu hỏi:- Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào? TL: - Ông học khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm, nhà không có đèn ông bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng đọc sách b.Đọc đoạn 3,4 Trả lời câu hỏi:- Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? TL: Vua cho dựng một cái lầu cao mời ông lên chơi rồi cất thang đi 1
  2. 5. Bài 21C: Bàn tay cô giáo ( Trang 27) - Học thuộc lòng Trả lời câu hỏi:-Mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì? TL: Tớ giấy trắng: Ciếc thuyền Tờ giấy đỏ: mặt trời Tờ giấy xanh: mặt nước - Bức tranh cắt dán giấy của cô giáo có gì đẹp? TL: Là cảnh biển lúc bình minh, có thuyền, có mặt trời đỏ chói và mặt nước êm đềm 6.Nhà bác học và bà cụ - ( Trang 30) a.Đọc đoạn 1,2. Trả lời câu hỏi:- Bà cụ mong muốn điều gì? TL: Bà muốn có một chiếc xe không cần ngựa kéo và phải chạy thật êm b.Đọc đoạn 3,4. Trả lời câu hỏi: - Nhờ đâu mà mong muốn của bà cụ được thực hiện? TL: Nhờ sự thông minh, sáng tạo và thái độ làm việc nghiêm túc và giữ lời hứa của ông Ê đi xơn 7. Bài 22C: Cái cầu –( Trang 36) Học thuộc lòng Trả lời câu hỏi:- Người cha trong bài thơ làm nghề gì ? TL: Làm kỹ sư cầu đường Trả lời câu hỏi:- Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến nhưng gì? TL: Cầu ao, cầu tơ nhỏ, cầu tre, cầu lá tre 8. Bài 23A: Nhà ảo thuật – ( Trang 39) a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi:- Theo em chị em Xô phi đã được xem ảo thuật chưa? 9. Bài 24A: Đối đáp với vua –( Trang 47) a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi: - Cậu bé Cao Bá Quát đã làm gì để nhìn rõ mặt vua? TL: Cởi hết quần áo nhảy xuông hồ tắm a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi: - Vua Minh Mạng làm gì để phạt cậu bé Cao Bá Quát? TL: Bắt cậu phải đối được một vế mới tha 10. Bài 25A: Hội vật –( Trang 54) a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi:Tìm những chi tiết miêu tả cảnh nhộn nhịp của sới vật? TL: Tiếng trông dồn dập, người chen lấn nhau, vây kin quanh sới vật b.Đọc đoạn 3,4 Trả lời câu hỏi: - Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? TL: - Vì ông giàu kinh nghiệm, bình tĩnh và có sức khỏe 11. Bài 26A: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử - ( Trang 63) a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi:- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng tử diễn ra như thế nào? TL: Khi CĐT đang ẩn trốn dưới cát thì TD vây màn tắm b.Đọc đoạn 3,4 2
  3. Trả lời câu hỏi: - CĐT và TD giúp dân làm những việc gì? TL: Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải 12. Bài 28A: Cuộc chạy đua trong rừng –( Trang 80) a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi: - Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia cuộc thi? TL: Chú mải mê soi bóng mình dưới nước b.Đọc đoạn 3,4 Trả lời câu hỏi: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? TL: Vì chú chủ quan 13. Bài 29A : Buổi học thể dục –( Trang 88) a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi:- Những chi tiết nào cho thấy quyets tâm của Nen-li? TL: Cậu cố gắng leo lên mặc dù mồ hôi nhễ nhại 14. Bài 30A Gặp gỡ ở Lúc- xăm bua-( Trang 97) a.Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi:- Vì sao các bạn thiếu nhi lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật ở Việt Nam? TL: Vì cô giáo của các bạn đã từng ở VN 2 năm và kể cho các bạn nghe về VN 2. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm bài : Lễ hội đền Hùng và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau: Lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn ở Việt Nam để tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Phú Thọ nhưng thực chất là đã diễn ra hàng tuần trước đó. Lễ hội kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với nghi thức rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Hiện nay, lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam. Có 2 nghi thức được cử hành cùng thời điểm trong ngày chính hội: - Nghi thức rước kiệu vua: Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. - Nghi thức dâng hương: Những người tới dự cùng dâng lễ vật lên các vua Hùng để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian. Đó là những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Lễ hội đền Hùng diễn ra để tưởng nhớ ai? (M1- 0,5đ) A. Các vua Hùng B. Người dân Phú Thọ C. Những người có công với đất nước D. Các đoàn thủy binh Câu 2: Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào và ở đâu? (M1- 0,5đ) A. Ngày rằm tháng giêng, ở Mê Linh B. Ngày 2 tháng 9, ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội C. Ngày 23 tháng chạp, ở chùa Hương D. Ngày 10 tháng 3 âm lịch, ở Phú Thọ 3
  4. Câu 3: Nghi thức để kết thúc phần lễ trong lễ hội đền Hùng là gì? (M1-0,5đ) A. Thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc B. Nghi thức dâng hương C. Nghi thức rước kiệu D. Rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng Câu 4: Những cuộc thi hát xoan, thi vật, thi kéo co hoặc thi bơi trải thuộc phần nào trong lễ hội đền Hùng? ( M2 - 0,5 đ) A. Phần lễ C. Không ở phần nào B. Phần hội D. Cả phần lễ và phần hội. Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu sau trả lời cho câu hỏi nào? (M1- 0,5đ) Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân khắp mọi miền lại đổ về Phú Thọ để dự lễ hội đền Hùng. A. Bằng gì? C. Vì sao? B. Để làm gì? D. Ở đâu? Câu 6: Các từ ngữ: chạy tiếp sức, nhảy xa, đấu kiếm, đoạt huy chương vàng thuộc chủ điểm nào? (M2 – 0,5 đ) A. Sáng tạo C. Nghệ thuật B. Ngôi nhà chung D. Thể thao Câu 7: Vì sao lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ của Việt Nam? (M3- 1 đ) Câu 8: Qua câu chuyện trên, em phải làm gì để đền đáp công lao dựng nước của các vua Hùng (M3 -1 điểm) Câu 9: Đặt 1 câu có sự vật được nhân hóa theo mẫu Ai làm gì? (M4 – 1 đ) 4
  5. PHÒNG GD&ĐT TRƯỜNG TH . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II (LẦN 2) NĂM HỌC 2021 - 2022 LỚP 3 - MÔN TIẾNG VIỆT ( VIẾT) ( Thời gian: 50 phút không kể thời gian chép đề) ĐỀ BÀI I. Chính tả (4 điểm) : Nghe – viết QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời. II. Tập làm văn ( 6 điểm) Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) để kể lại một chuyện tốt mà em đã làm để góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp. 5
  6. PHÒNG GD&ĐT . TRƯỜNG TH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 LỚP 3 - MÔN TIẾNG VIỆT I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) I . Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm): HS đọc một đoạn văn trong SGK Tiếng Việt (bằng hình thức bốc thăm) và trả lời 1, 2 câu hỏi theo nội dung bài đọc. + Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1,5 điểm (Đọc sai dưới 3 tiếng: 1,25 điểm; đọc sai 3-4 tiếng: 1 điểm; đọc sai 5-6 tiếng: 0,75 điểm; đọc sai 7-8 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 9-10 tiếng: 0,25 điểm; đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm). + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu (Có thể mắc lỗi ngắt nghỉ hơi ở 1-2 chỗ): 0,5 điểm (không ngắt nghỉ hơi đúng 3-5 dấu câu: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng trên 5 dấu câu: 0 điểm). + Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm ( Đọc từ trên 1-2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm: 0 điểm). + Trả lời đúng các câu hỏi do GV nêu: 0,5 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt không rõ ràng: 0,25 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 2. Đọc hiểu ( 6 điểm) Biểu điểm Nội dung cần đạt Câu 1: 0,5đ A. Các vua Hùng Câu 2: 0,5đ D. Ngày 10 tháng 3 âm lịch, ở Phú Thọ Câu 3: 0,5đ B. Nghi thức dâng hương Câu 4: 0,5đ C. Không ở phần nào Câu 5: 0,5đ B. Để làm gì? Câu 6: 0,5đ D. Thể thao Câu 7: 1đ - Lễ hội đền Hùng đã được công nhận là Quốc giỗ GV căn cứ vào nội dung trả của Việt Nam vì đây là ngày hội truyền lời cụ thể của HS để cho thống của dân tộc tưởng nhớ công lao dựng nước điểm của Vua Hùng Vương. Câu 8: 1đ - Qua câu chuyện trên, em phải làm để đền đáp GV căn cứ vào nội dung trả công lao dựng nước của các vua Hùng là: chăm lời cụ thể của HS để cho ngoan, học giỏi để sau này xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. điểm , Câu 9: 1đ Ví dụ: - Chú gà trống gáy vang cả xóm. HS đặt câu đúng theo yêu - Cô vịt đi chợ mua rau về cho các con. cầu. II. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm): Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng thể loại đoạn văn: 4 điểm. Cụ thể: 6
  7. - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm. - Viết đúng chính tả: 1 điểm, mỗi lỗi chính tả (sai về âm đầu, vần thanh, không viết hoa đúng quy định, thiếu chữ, thừa chữ) trừ 0,1 điểm. - Trình bày đúng quy định (đoạn văn), viết sạch, đẹp: 1 điểm. 2. Tập làm văn (6 điểm): + Nội dung: 3 điểm - HS giới thiệu được một chuyện tốt đã làm để góp phần bảo giữ gìn trường lớp sạch đẹp.1 điểm. - HS kể được việc đã làm vào lúc nào, với ai, ở đâu? 1 điểm. - HS nêu được lợi ích, tình cảm của mình đối với việc làm đó. 1 điểm. + Kĩ năng: 3 điểm + Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, trình bày bài viết sạch sẽ: 1 điểm. + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: 1 điểm. + Sáng tạo: 1 điểm. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5,5-5- 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5) 7