Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

*Đọc thầm văn bản sau:

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

(Hà Ánh Minh)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ? (0,5 điểm)

A. 6 nhạc cụ. B. 7 nhạc cụ. C. 8 nhạc cụ.

Câu 2: Các ca công nam và nữ ăn mặc trang phục như thế nào? (0,5 điểm)

A. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội mũ; nữ mặc áo dài kèm khăn.

B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.

C. Nam và nữ đều mặc áo dài, quần thụng và đầu đội khăn xếp.

Câu 3: Vì sao Huế được coi là quê hương của áo dài Việt Nam? (0,5 điểm)

A. Vì người dân Huế tôn sùng, trân trọng và đều sử dụng áo dài trong các dịp lễ lớn.

B. Vì người dân Huế mặc áo dài đẹp nhất Việt Nam.

C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

doc 3 trang Minh Huyền 22/06/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2023.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Đại Tự

  1. PHÒNG GD &ĐT YÊN LẠC ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2. NĂM 2023-2024 TRƯỜNG TH ĐẠI TỰ MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3 (Thời gian làm bài 40 phút) Họ và tên : Lớp: . I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) *Đọc thầm văn bản sau: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. (Hà Ánh Minh) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ? (0,5 điểm) A. 6 nhạc cụ. B. 7 nhạc cụ. C. 8 nhạc cụ. Câu 2: Các ca công nam và nữ ăn mặc trang phục như thế nào? (0,5 điểm) A. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội mũ; nữ mặc áo dài kèm khăn. B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn. C. Nam và nữ đều mặc áo dài, quần thụng và đầu đội khăn xếp. Câu 3: Vì sao Huế được coi là quê hương của áo dài Việt Nam? (0,5 điểm) A. Vì người dân Huế tôn sùng, trân trọng và đều sử dụng áo dài trong các dịp lễ lớn. B. Vì người dân Huế mặc áo dài đẹp nhất Việt Nam. C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam. Câu 4: Theo em, từ “lữ khách” trong bài được hiểu như thế nào? (0,5 điểm) A. Khách du lịch B. Người đi đường xa C. Khách tham quan Câu 5: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(1,0 điểm) thành phố, lộng lẫy, rộng thoáng, ca công, tì bà, dìu dịu, bảo tang, thơ mộng, lữ khách, đàn bầu - Từ ngữ chỉ đặc điểm: - Từ ngữ chỉ sự vật: II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 6. (1điểm) a) Chọn rang/giang/dang điền vào chỗ chấm để tạo từ: cơm ; .sơn; cánh; giỏi ; cây . b) Chọn rao/dao/giao điền vào chỗ chấm để tạo từ: con ; tiếng ; bạn tâm ; cầu ; bàn Câu 7. (0,5 điểm) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong câu: a. Bố đưa em đến trường bằng b. ., chúng em được nghỉ hè.
  2. Câu 8. (1,5 điểm) Đọc đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu. Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết: - Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất! Sóc không chịu.Cậu ta kêu: - Tôi vẫn còn! a. Gạch một gạch dưới lời nói của Gõ Kiến, hai gạch dưới lời nói của Sóc.( 0,5 đ) b. Viết lại đoạn văn trên sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói của nhân vật.( 1 đ) Câu 9: Cho câu sau: “ Em đi học.” Hãy chuyển thành: ( 1 điểm) a. Câu hỏi: b. Câu cảm: c. Câu khiến: Câu 10: Em hãy đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông. (0.5 đ) Câu 12: Viết đoạn văn nói về ước mơ của em.( 2,5 điểm) .