Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023
I- Đọc thành tiếng(4 điểm)
1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 60 tiếng) trong (Không có trong sgk), sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. |
Dựa vào nội dung bài đọc trên em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của từng câu hỏi.
Câu 1: Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào?
A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn.
B. Cô bé sống với bố mẹ trong xa hoa, tráng lệ.
C. Cô bé mồ côi, sống ở ven đường.
Câu 2: Ông lão đã nói gì với cô bé sau khi biết sự tình?
A. Ông lão bảo cô hái những bông hoa trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2022.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2022-2023
- PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I- Đọc thành tiếng(4 điểm) 1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 60 tiếng) trong (Không có trong sgk), sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. Dựa vào nội dung bài đọc trên em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của từng câu hỏi. Câu 1: Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào? A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn. B. Cô bé sống với bố mẹ trong xa hoa, tráng lệ. C. Cô bé mồ côi, sống ở ven đường. Câu 2: Ông lão đã nói gì với cô bé sau khi biết sự tình? A. Ông lão bảo cô hái những bông hoa trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống. B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.
- C. Ông lão bảo cô chỉ cần hái bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống. Câu 3: Vì sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? A. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ đẹp hơn. B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ. C. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ là bông hoa đặc biệt nhất để dành tặng mẹ. Câu 4: Theo em, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì thông qua câu truyện trên? (1 điểm) A. Biểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao của một người con gái. B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ. C. Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Câu 5: Vì sao người đời gọi đó là hoa cúc trắng? A.Vì nó có màu trắng. B.Vì giống hình cúc áo. C.Vì để nói lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ. Câu 6: Thông điệp được gửi gắm là gì? Câu 7. Các từ ngữ “ xinh đẹp, nồng nàn, cao lớn” là từ chỉ gì? (M1 - 0,5đ). A. Chỉ sự vật. B. Chỉ đặc điểm. C. Chỉ hoạt động. Câu 8. Trong các câu sau đây, câu nào là câu kể? (M1 - 0,5đ). A. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có con nhé! B. Con có hiểu không? C. Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Câu 9. Đặt 1 câu có sử dụng biện pháp so sánh . ( M3 - 1đ) Câu 10: Trả lời câu hỏi sau: “Cái thước kẻ của em được làm bằng gì?”(M2-0,5đ) B - KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: (4 điểm) Nghe - viết:“Hai Bà Trưng.” Từ bấy giờ đến giết chết Thi Sách – SGK Tiếng Việt 3 - Tập 2 - Trang 102.
- 2. Luyện viết đoạn: (6 điểm) Chọn một trong 2 đề: Đề 1: Viết thư kể cho bạn thân nghe về một buổi hoạt động trải nghiệm của em cùng trường lớp hoặc cùng người thân. Đề 2: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.