Bộ đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo

Đọc đoạn văn sau:
AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?
Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:
- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ
hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!
Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ
Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:
- Trên đường đi, con có gặp ai không?
- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.
- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?
- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.
Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ
Anh thưa:
- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.
Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:
- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng,
song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn!

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm)
A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương
B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.
C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.
Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm)
A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.
B. Hái những bông hoa đẹp nhất.
C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.
Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm)
A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.
B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.
C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.

pdf 13 trang Thùy Dung 07/07/2023 5520
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_de_thi_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_3_sach_chan_troi_sang_tao.pdf

Nội dung text: Bộ đề thi học kì 1 Tiếng Việt Lớp 3 Sách Chân trời sáng tạo

  1. Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo Đề thi Tiếng Việt học kì 1 lớp 3 Số 1 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN? Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con: - Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp! Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi: - Trên đường đi, con có gặp ai không? - Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ. - Con có hỏi vì sao Sóc khóc không? - Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong. Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa: - Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ. Thỏ Mẹ mỉm cười, nói: - Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn! (Theo Phong Thu)
  2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm) A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa. C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa. Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm) A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ. B. Hái những bông hoa đẹp nhất. C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất. Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em? (0,5 điểm) A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn. B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường. C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc. Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm) A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ. B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác. C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương. Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm) Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình. (1 điểm)
  3. Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì? (0.5điểm) Công dụng dấu gạch ngang: Câu 8: Điền từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp với các hình ảnh trong bài sau: (0,5 điểm) Giọt mưa: Bầu trời: Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Cánh rừng trong nắng Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng. (Vũ Hùng) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn Đáp án: A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa. Câu 2: (0,5 điểm)
  4. C. Hai được mười bông hoa đẹp nhất. Câu 3: (0,5 điểm) C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc. Câu 4: (0,5 điểm) B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác. Câu 5: (1 điểm) Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh. Câu 6: (1 điểm) Ví dụ: Con cảm ơn mẹ ạ, con sẽ tiếp tục phát huy ạ!, Con cảm ơn mẹ đã dành lời khen cho con ạ!, Câu 7: (0.5 điểm) Công dụng dấu gạch ngang: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. Câu 8: (0.5 điểm) Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Mẹ đi làm từ sáng sớm, Bạn Lan thật xinh đẹp và dịu dàng, B. KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. ● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): ● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm ● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; ● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
  5. - Trình bày (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. ● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) Kể về tình cảm của em với thầy cô giáo - Mẫu 1 Cô giáo đã dạy em năm lớp 2 là cô Thảo. Cô có mái tóc dài ngang lưng và khuôn mặt rất xinh đẹp. Cô luôn ân cần, dịu dàng và quan tâm đến chúng em. Trong mỗi giờ học, em luôn cảm thấy thích thú bởi lời giảng của cô. Có một lần bố mẹ em chưa kịp đến đón khi tan học, cô Thảo đã chở em về nhà. Mặc dù đã không học cô nữa nhưng em vẫn rất yêu quý cô Thảo. Em sẽ luôn nhớ đến người cô giáo đón em vào lớp 2. Kể về tình cảm của em với thầy cô giáo - Mẫu 2 Cô giáo mà em muốn kể là cô Hằng. Cô là cô giáo chủ nhiệm của em hồi lớp Một. Cô Hằng rất hiền và kiên nhẫn. Chính nhờ cô cầm tay em nắn nót từng nét chữ, mà giờ em mới có thể viết chữ đẹp như thế này. Em yêu quý cô Hằng nhiều lắm. Kể về tình cảm của em với thầy cô giáo - Mẫu 3 Mỗi người đều được đến trường, đều nhận được sự yêu thương của thầy cô, nhận được sự yêu quý của bạn bè. Thầy cô như một người cha, người mẹ thân thương mà suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Người mẹ thứ hai mà tôi đang nói đến ấy chính là cô Oanh – cô giáo chủ nhiệm lớp tôi năm lớp Hai. Cô có mái tóc dài suôn mượt và làn da trắng. Điều tôi thích nhất ở cô đó là cô luôn mỉm cười với chúng tôi mỗi ngày đến lớp. Cô là một người cô luôn yêu thương học sinh của mình, có trách nhiệm với công việc và luôn hăng say trong mỗi bài giảng khiến cho tôi và các bạn thích thú vô cùng mỗi khi nghe cô giảng. Côơi!Côcóbiếtrằngchúngemthươngcônhiềulắmkhông! Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Số 2 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
  6. - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: NHÀ RÔNG Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm. Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ, Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người. (Theo Ay Dun và Lê Tấn) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm) A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên. B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm. C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược. Câu 2: Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm) A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no. B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no. C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.
  7. Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm) a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông 1) Đoạn 1 b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông 2) Đoạn 2 c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông 3) Đoạn 3 Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm) A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng. B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên. C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng. Câu 5: Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm) Câu 6: Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm) Câu 7: Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm) A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Vì sao?
  8. Câu 8: Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm) Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. - Sự vật được so sánh: - Từ ngữ dùng để so sánh: Câu 9: Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm) Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Mặt trời sau mưa Ngủ trốn mưa mấy hôm Bữa nay dậy sớm thế? Tròn như chiếc mâm cơm Chui lên từ ngấn bể. Mặt trời phơi giúp mẹ Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn Mặt trời hong giúp con Sạch sẽ đường tới lớp. 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh. Đáp án: A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm)
  9. C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược. Câu 2: (0,5 điểm) A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no. Câu 3: (0,5 điểm) a – 3; b – 1; c – 2 Câu 4: (0,5 điểm) A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng. Câu 5: (1 điểm) Kiến trúc nhà rông: nhà trống rỗng, không vướng víu cây cột nào, có nhiều bếp lửa đượm khói, có nơi dành để chiêng trống và nông cụ. Câu 6: (1 điểm) Bài đọc giúp em biết thêm thông tin về kiến trúc nhà rông, những sinh hoạt cộng đồng và tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông. Câu 7: (0,5 điểm) B. Ở đâu Câu 8: (0,5 điểm) - Sự vật được so sánh: nhà rông - Từ ngữ dùng để so sánh: cái tổ chim êm ấm. Câu 9: (1 điểm) Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng: nơi thờ cúng, nơi tụ họp trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  10. ● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): ● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm ● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; ● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. ● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) Mẫu 1: Vào dịp sinh nhật, em đã được tặng một con búp bê. Nó được đặt trong một hộp quà xinh xắn. Con búp bê giống như một công chúa vậy. Em đã đặt tên cho nó là Anna. Khuôn mặt của Anna rất xinh đẹp. Mái tóc dài vàng óng, mềm mượt. Nước da trắng hồng, và đôi mắt màu xanh dương. Nó mặc bộ váy dạ hội màu đỏ. Trên váy có đính những hạt kim tuyến lấp lánh. Chân đi đôi giày cao gót màu trắng. Tay của Anna có đeo một chiếc túi màu hồng. Mỗi buổi tối, em sẽ chơi cùng với Anna. Em rất yêu thích món đồ chơi này. Mẫu 2: (1) Nhân dịp Trung Thu, em được bố mua cho một món đồ chơi mới là chiếc đèn ông sao. (2) Chiếc đèn gồm phần ngôi sao năm cánh lớn với phần khung được làm từ các thanh tre được tước mỏng. (3) Sau đó người ta dán các mảnh giấy bóng kính màu đỏ và xanh lá cây lên, tạo hiệu ứng lấp lánh khi có ánh đèn chiếu vào. (4) Bao quanh ngôi sao đó, là một đường cung hình tròn, được cuốn bởi các sợi tua rua lấp lánh nhiều màu. (4) Nối với phần ngôi sao là cây gậy cầm nhỏ, dài chừng một cánh tay của em. (5) Đây là món đồ chơi truyền thống có từ lâu nay của trẻ em vào ngày Tết Trung Thu. (6) Cầm món đồ chơi này trên tay em thích lắm, chỉ mong sao nhanh đến đêm hội để được đi chơi cùng cácbạn. Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt Số 3
  11. A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc bài thơ sau: HÀNH TRÌNH CỦA HẠT MẦM Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người. (Tiệp Quyên) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện là ai? (0.5 điểm) A. Đất B. Hạt mầm C. Hạt mưa Câu 2: Hạt mầm tò mò về điều gì? (0,5 điểm) A. Độ lớn của bầu trời B. Thế giới bên ngoài C. Độ lớn của bầu trời và thế giới bên ngoài
  12. Câu 3: Mầm cây đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm) A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước rồi nảy lên những lá vàng. B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh. C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt. Câu 4: Điều hạt mầm thực sự cần là gì? (0,5 điểm) A. Tình yêu thương của con người B. Những giọt mưa mát lạnh C. Ánh nắng ấm áp Câu 5: Theo em, vì sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? (1 điểm) Câu 6: Em đã làm gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? (1 điểm) Câu 7: Tìm hai từ có nghĩa giống với từ “xanh” xuất hiện trong bài đọc. (0,5 điểm) Câu 8: Điền tiếp từ ngữ chỉ sự vật để mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau. (0.5 điểm) - Tiếng suối ngân nga như Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống: (1 điểm)
  13. Trong vườn ☐ muôn hoa đua sắc ☐ quả sai trĩu cành ☐ chim ríu rít hát ca ☐ một dạo ☐ cứ tan học là bọn trẻ lại đến vườn hoa chơi đùa thỏa thích. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Tiếng bom Phạm Hồng Thái Anh Phạm Hồng Thái được giao nhiệm vụ tiêu diệt toàn quyền Pháp Méc-lanh. Sát giờ ăn, anh bận đồ tây, xách cặp da và bước vào phòng tiệc rất bình thản. Trái bom hẹn giờ trong cặp anh nổ tung, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên địch. Anh đã dũng cảm gieo mình xuống dòng sông Châu Giang để không bị sa vào tay địch. 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn kể lại hoạt động đã làm cùng người thân Mẫu 1: Tết sắp đến, em cảm thấy rất háo hức và mong đợi. Mọi người trong gia đình cùng chuẩn bị đón Tết. Người lớn chuẩn bị mua sắm đồ Tết. Trẻ con háo hức mong từng ngày được nghỉ học. Ngày cuối năm, bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ. Em đã quét nhà, lau bàn ghế và tưới cây. Chiều ba mươi Tết, cả nhà sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Đến sáng mùng một một Tết, cả nhà em cùng nhau đi chúc Tết họ hàng. Mọi người đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất. Những câu chúc tốt lành, những phong bao lì xì đỏ thắm đem lại may mắn cho một năm mới. Đối với em, những ngày tết thật vui vẻ và hạnh phúc. Mẫu 2: Nghỉ hè năm nay, em được đi du lịch ở Đà Nẵng. Bố đã đặt vé máy bay cho cả nhà. Từ tuần trước, mẹ đã chuẩn bị đồ dùng cho chuyến đi. Sáng sớm, mọi người thức dậy để ăn sáng. Sau đó, cả nhà bắt xe ra sân bay. Sân bay lúc này rất đông đúc. Em và chị Phương đứng chờ bố mẹ làm thủ tục. Sau đó, cả nhà cùng lên máy bay. Đây là lần đầu tiên em được đi máy bay. Em cảm thấy rất háo hức và sung sướng. Mẹ nói rằng sẽ mất khoảng gần hai tiếng để bay đến Đà Nẵng. Khi máy bay cất cánh, em đã nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Mọi vật trên mặt đất đều trở nên bé xíu. Thật thú vị biết bao! Em mong gia đình mình sẽ có một chuyến đi thật vui vẻ.