Bộ 8 đề thi học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)
2. Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc thầm và làm bài tập:
CÂU CHUYỆN VỀ MẸ NGỖNG
Một hôm, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình dạo chơi. Đàn ngỗng con bắt đầu tản ra khắp đồng cỏ. Đúng lúc đó những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Bầy ngỗng con chạy đến bên mẹ. Ngỗng mẹ dang đôi cánh che phủ đàn con của mình. Dưới cánh mẹ, ngỗng con cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Rồi tất cả trở lại yên lặng. Những chú ngỗng ngay lập tức nằng nặc đòi: “Mẹ thả chúng con ra đi, mẹ ơi!” Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên và đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng đã nhìn thấy đôi cánh ướt đẫm, lông rụng tả tơi của mẹ. Nhưng kìa, ánh sáng, bãi cỏ, những chú cánh cam, những con ong mật đã khiến chúng quên cả hỏi mẹ xem có chuyện gì. Duy chỉ có một chú ngỗng bé bỏng, yếu ớt nhất chạy đến bên mẹ và hỏi: “Sao cánh
mẹ lại rách như thế này?” Ngỗng mẹ khẽ trả lời: “Mọi việc điều tốt đẹp con ạ!” Đàn ngỗng con lại tản ra trên bãi cỏ và ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc.
V.A.Xu-khôm-lin-xki
* Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn
thành tiếp các bài tập:
Câu 1: Điều gì đã xảy ra khi ngỗng mẹ dẫn đàn con đi dạo chơi? (0,5 điểm)
A. Một trận lốc xoáy ập tới.
B. Một trận mưa đá đổ xuống.
C. Một cơn lũ ập đến.
D. Một con cáo tấn công đàn con.
Câu 2: Khi ngỗng mẹ bị thương, đàn ngỗng con đã làm gì? (0,5 điểm)
A. Chạy ngay lại hỏi thăm vết thương của ngỗng mẹ.
B. Dẫn ngỗng mẹ đi gặp bác sĩ.
C. Gọi người đến giúp ngỗng mẹ.
D. Quên cả hỏi mẹ xem có chuyện gì, chỉ có một chú ngỗng bé bỏng hỏi thăm mẹ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 8 đề thi học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_8_de_thi_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri_t.pdf
Nội dung text: Bộ 8 đề thi học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Có đáp án)
- BỘ ĐỀ THI HỌC KỲ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 – KẾT NỐI ĐỀ 1 I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3 - Tập 1. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. (Câu hỏi ở mức 1) 2. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc thầm và làm bài tập: CÂU CHUYỆN VỀ MẸ NGỖNG Một hôm, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình dạo chơi. Đàn ngỗng con bắt đầu tản ra khắp đồng cỏ. Đúng lúc đó những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Bầy ngỗng con chạy đến bên mẹ. Ngỗng mẹ dang đôi cánh che phủ đàn con của mình. Dưới cánh mẹ, ngỗng con cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Rồi tất cả trở lại yên lặng. Những chú ngỗng ngay lập tức nằng nặc đòi: “Mẹ thả chúng con ra đi, mẹ ơi!” Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên và đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng đã nhìn thấy đôi cánh ướt đẫm, lông rụng tả tơi của mẹ. Nhưng kìa, ánh sáng, bãi cỏ, những chú cánh cam, những con ong mật đã khiến chúng quên cả hỏi mẹ xem có chuyện gì. Duy chỉ có một chú ngỗng bé bỏng, yếu ớt nhất chạy đến bên mẹ và hỏi: “Sao cánh mẹ lại rách như thế này?” Ngỗng mẹ khẽ trả lời: “Mọi việc điều tốt đẹp con ạ!” Đàn ngỗng con lại tản ra trên bãi cỏ và ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc. V.A.Xu-khôm-lin-xki * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1: Điều gì đã xảy ra khi ngỗng mẹ dẫn đàn con đi dạo chơi? (0,5 điểm) A. Một trận lốc xoáy ập tới. B. Một trận mưa đá đổ xuống. C. Một cơn lũ ập đến. D. Một con cáo tấn công đàn con. Câu 2: Khi ngỗng mẹ bị thương, đàn ngỗng con đã làm gì? (0,5 điểm) A. Chạy ngay lại hỏi thăm vết thương của ngỗng mẹ. B. Dẫn ngỗng mẹ đi gặp bác sĩ. C. Gọi người đến giúp ngỗng mẹ. D. Quên cả hỏi mẹ xem có chuyện gì, chỉ có một chú ngỗng bé bỏng hỏi thăm mẹ. Câu 3. Theo em, câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? (1 điểm) A. Bảo vệ con là bản năng của người mẹ. B. Để cha mẹ vui, chúng ta chỉ cần vui chơi thoả thích. C. Không cần quan tâm đến cảm xúc của người khác. D. Mẹ là người luôn yêu thương, bảo vệ chúng ta nên chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc mẹ, đáp lại tình thương đó. 1
- Câu 4. Nối Cột A với cột B cho phù hợp (1 điểm) A B Mẹ thả chúng con ra đi, mẹ ơi! Câu hỏi Sao cánh mẹ lại rách như thế này? Câu khiến Rồi tất cả trở lại yên lặng. Câu kể Ôi trời đất ơi! Câu cảm Câu 5: Điền dấu thích hợp vào ô trống: (1 điểm) Buổi sáng hôm nay mùa đông đột ngột đến không báo trước Vừa mới ngày hôm qua trời hãy con nắng ấm và hanh cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ ruống đất và làm giòn khô những chiếc lá rơi Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước các từ ngữ chỉ đặc điểm: (1 diểm) A. Chăm sóc, ngôi nhà, quan tâm, chăm chỉ. B. Yêu thương, giáo viên, vui chơi, quan tâm. C. vàng nhuộm, thơm lừng, trắng tinh, bé nhỏ. D. xanh non, thấp, chạy nhảy, bé nhỏ. Câu 7: Tìm và viết lại các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu ca dao sau: (1 diểm) Dòng sông bên lở, bên bồi Bên lở thị đục, bên bồi thì trong. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe - viết bài: Cây gạo: (4 điểm) 2
- 2. Em hãy vi ế t m ộ t đo ạ n văn nêu tình cả m, c ảm xúc c ủ a em đ ố i vớ i ngư ờ i thân. (6 đi ể m) Bài làm 3
- ĐÁP ÁN ĐỀ 1 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (M1)(4 điểm) - Đọc đúng, to, rõ ràng (3 điểm). - Trả lời được câu hỏi (1 điểm). - HS đọc tốc độ chậm trừ 0,5 điểm toàn bài. - HS đọc còn đánh vần cứ mỗi vần trừ 0,2 điểm. ( Hoặc căn cứ vào đặc điểm của lớp GV trừ điểm cho HS) 2. Đọc hiểu : (6 điểm) Câu 1B 2D 3D 6C Mức M1 M1 M2 M1 Điểm 0.5 đ 0.5 đ 1 đ 1 đ Câu 4. Nối Cột A với cột B cho phù hợp(M3) (1 điểm) A B Mẹ thả chúng con ra đi, mẹ ơi! Câu hỏi Sao cánh mẹ lại rách như thế này? Câu khiến Rồi tất cả trở lại yên lặng. Câu kể Ôi trời đất ơi! Câu cảm Câu 5: Điền dấu thích hợp vào ô trống (M2) (1 điểm) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột ngột đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy con nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ ruộng đất và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Câu 7: Tìm và viết lại các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu ca dao sau: (M2)(1 điểm) Dòng sông bên lở, bên bồi Bên lở thị đục, bên bồi thì trong. - Học sinh viết được cặp từ trái nghĩa: + Lở - bồi (0,5điểm) + đục - trong (0,5 điểm) II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (M2) 4 điểm: HS nghe - viết bài: "Cây gạo" 60 chữ/15 phút. Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (4 điểm). - Cứ mắc 5 lỗi trừ 1,0 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần). - Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài. 4
- CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. 2. Tập làm văn:( M3) (6 điểm) Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau: - HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu đúng theo đề bài, trình bày thành đoạn văn. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. + Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 5,0 điểm. + Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 4 điểm. + Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 2,5 – 3,5 điểm. 5
- ĐỀ 5 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử. Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng: - Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta. Chuột nhắt sợ hãi van xin: - Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó. Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi. Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được. Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng. Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn. (Sưu tầm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó? (0,5 điểm) 19
- A. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột. B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng. C. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột. Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử? (0,5 điểm) A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử. B. Vì không cho chú về nhà với mẹ. C. Vì sẽ bị sư tử nhai nghiền nát. Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi? (0,5 điểm) A. Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử. B. Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử. C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó. Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát? (0,5 điểm) A. Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ. B. Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn. C. Chuột gặm đứt các dây lưới. Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của chú chuột nhắt? (1 điểm) Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? (1 điểm) Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5 điểm) 20
- Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng. Từ ngữ chỉ sự vật: Câu 8. Tìm câu kể trong những câu dưới đây: (0,5 điểm) a. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? b. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp! c. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta. Câu kể: Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Ông ngoại Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. (Theo Nguyễn Việt Bắc) 2. Luyện tập (6 điểm) Nói về ngôi trường của em hoặc ngôi trường mà em mơ ước 21
- ĐÁP ÁN ĐỀ 5 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng. Câu 2: (0,5 điểm) A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử. Câu 3: (0,5 điểm) C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó. Câu 4: (0,5 điểm) C. Chuột gặm đứt các dây lưới. Câu 5: (1 điểm) Chú chuột nhắt là người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Câu 6: (1 điểm) Bài học: trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại. Câu 7: (0,5 điểm) Từ ngữ chỉ sự vật: sư tử, khu rừng. Câu 8: (0,5 điểm) Câu kể: Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta. Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Chú sư tử dũng mãnh, uy nghiêm, B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. 22
- ● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): ● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm ● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; ● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. ● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) (1) Từ nhỏ, em luôn ao ước về một ngôi trường có thật nhiều cây xanh. (2) Khắp sân trường là những thân cây cao lớn, tán lá che xanh um, mát rượi. (3) Dọc theo các hành lang, là thật nhiều các chậu hoa xinh xắn, nở rực rỡ. (4) Phía sau trường là những hồ nước trong xanh, có từng đàn cá bơi lội tung tăng. (5) Đó sẽ là một ngôi trường hòa mình trọn vẹn với thiên nhiên, đem đến cho các bạn học sinh sự thoải mái và thích thú. 23
- ĐỀ 6 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: - Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?. Người kia nghiêm trang trả lời: - Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. (Nguồn Internet) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?(0,5 điểm) A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu. B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn. Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm) 24
- A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây. Câu 3: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình?(0,5 điểm) A. Vì đã không trung thực với bạn của mình B. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn. Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.”, có thể thay từ xấu hổ bằng từ nào? (0,5 điểm) A. Hổ thẹn B. Chê trách C. Gượng ngạo Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm) Câu 6: Thế nào là một người bạn tốt? Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em. (1 điểm) Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (0.5 điểm) Chạy trốn Con gấu Ngửi Nín thở Rừng Từ ngữ chỉ sự vật: Từ ngữ chỉ hoạt động: Câu 8. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm) 25
- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Quà của bố Bố em là bộ đội Ở tận vùng đảo xa Chưa lần nào về phép Mà luôn luôn có quà. Bố gửi nghìn cái nhớ Gửi cả nghìn cái thương Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn. Bố cho quà nhiều thế Vì biết em rất ngoan Vì em luôn giúp bố Tay súng luôn vững vàng. (Sưu tầm) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn kể về việc đi du lịch, tham quan cùng người thân 26
- ĐÁP ÁN ĐỀ 6 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. Câu 2: (0,5 điểm) B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết Câu 3: (0,5 điểm) A. Vì con gấu tưởng rằng anh ta đã chết. Câu 4: (0,5 điểm) A. Hổ thẹn Câu 5: (1 điểm) Bài học: Một người bạn tốt luôn quan tâm, giúp đỡ bạn mình trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, không bỏ rơi bạn. Câu 6: (1 điểm) Ví dụ: Trong cuộc sống, một người bạn tốt là người biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ và dành cho nhau những lời khuyên tốt nhất, Câu 7: (0,5 điểm) - Từ ngữ chỉ sự vật: con gấu, rừng. - Từ ngữ chỉ hoạt động: chạy trốn, ngửi, nín thở. Câu 8: (0,5 điểm) Công dụng của dấu hai chấm: báo hiệu lời nói trực tiếp. Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) 27
- - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. ● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): ● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm ● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; ● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. ● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) Bài tham khảo 1: Hè năm ngoái, cả gia đình em đi tham quan vườn bách thú. Bố lái xe đưa ba mẹ con em đến đó. Sau khi đỗ xe, cả gia đình em cùng nhau đi xem từng loài vật. Sau đó, bố mẹ cho em chơi trò đu quay và tàu lượn. Cuối cùng, cả gia đình em cùng ăn bữa trưa mà mẹ đã chuẩn bị. Em thích nhất là được đi tham quan các con vật quý hiếm trong sở thú. Chúng rất đáng yêu và dễ thương. Em vui vì cả gia đình đã có một chuyến đi ý nghĩa. Bài tham khảo 2: Dịp Tết vừa rồi, cả gia đình em cùng đi chúc Tết họ hàng. Sáng mùng 1 Tết, em háo hức thức dậy từ rất sớm, mặc quần áo đẹp rồi cùng bố mẹ qua nhà họ hàng chúc Tết. Đầu tiên, gia đình em đến nhà bác Vũ. Tiếp đến là nhà cô Hoa. Cuối cùng, gia đình em đến nhà chú Hải. Cả ngày hôm đó, em được nhận rất nhiều lì xì từ các bác, các cô, các chú. Em rất thích được đi chúc Tết họ hàng. 28
- ĐỀ 7 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: KIẾN VÀ CHÂU CHẤU Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Sưu tầm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Vào ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? (0,5 điểm) A. Chú rủ rê các bạn đi chơi cùng với mình. B. Chú nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. C. Chú chăm chỉ đi kiếm thức ăn để chuẩn bị cho mùa đông tới. Câu 2: Gặp bạn kiến, châu chấu đã rủ rê điều gì? (0,5 điểm) A. Châu chấu rủ kiến trò chuyện và đi chơi thỏa thích cùng nó. 29
- B. Châu chấu rủ kiến cùng nhau đi kiếm thức ăn. C. Châu chấu rủ kiến cùng xây nhà tránh rét. Câu 3: Vì sao kiến lại từ chối lời rủ rê của châu chấu? (0,5 điểm) A. Vì kiến không thích đi chơi với châu chấu. B. Vì kiến đang bận đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. C. Vì kiến còn phải giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Câu 4: Vì sao châu chấu lại mỉa mai lời kiến nói? (0,5 điểm) A. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến tham ăn nên chuẩn bị thức ăn từ mùa hè. B. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến chọc đểu mình. C. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến lo xa khi chuẩn bị thức ăn từ mùa hè. Câu 5: Kiến và châu chấu đã trải qua mùa đông như thế nào? (1 điểm) Câu 6: Qua bài đọc, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm) Câu 7: Chỉ ra một câu kể trong đoạn văn trên. (0,5 điểm) Câu 8: Gạch chân từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (0,5 điểm) Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. 30
- Câu 9: Đặt một câu với từ em tìm được ở câu 8. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Tôi đi học Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh) 2. Luyện tập (6 điểm) Kể về người em yêu quý nhất trong gia đình Bài tham khảo 1: Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Mẹ em là bác sĩ. Ngoài những lúc làm việc tại bệnh viện, mẹ luôn dành thời gian để chăm sóc cho gia đình. Mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa và giặt quần áo. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Món nào em thích mẹ cũng có thể làm được. Em rất thương mẹ vì công việc của mẹ rất bận rộn. Em sẽ làm việc nhà giúp mẹ nhiều hơn để mẹ đỡ vất vả. Bài tham khảo 2: Mẹ là người mà em yêu quý nhất trong nhà. Hằng ngày, mẹ phải dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. Mẹ vừa đi làm ở cơ quan, vừa chăm sóc cho gia đình em. Em biết mẹ rất vất vả nên mỗi lúc rảnh rỗi em lại giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Em rất yêu mẹ của em. Em mong mẹ có thật nhiều sức khỏe và luôn vui vẻ, hạnh phúc. 31
- ĐỀ 8 Phần 1. Đọc thầm bài thơ sau: NGÀY KHAI TRƯỜNG Sáng đầu thu trong xanh Em mặc quần áo mới Đi đón ngày khai trường Vui như là đi hội. Gặp bạn cười hớn hở Từng nhóm đứng đo nhau Đứa tay bắt mặt mừng Thấy bạn nào cũng lớn Đứa ôm vai bá cổ Năm xưa bé tí teo Cặp sách đùa trên lưng. Giờ lớp ba, lớp bốn. Nhìn các thầy các cô Tiếng trống trường gióng giả Ai cũng như trẻ lại Năm học mới đến rồi Sân trường vàng nắng mới Chúng em đi vào lớp Lá cờ bay như reo. Khăn quàng bay đỏ tươi. Nguyễn Bùi Vợi Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây để chuẩn bị lều trại cho chuyến dã ngoại. 1. Vì sao bạn học sinh trong bài thơ cảm thấy ngày khai trường rất vui? a. Vì thời tiết hôm nay rất đẹp. b. Vì bạn được mặc quần áo mới. c. Vì bạn được gặp thầy cô giáo và các bạn, được trở lại trường lớp. d. Vì bạn được bố mẹ đưa đi học. 2. Những hình ảnh nào trong bài thơ cho thấy các bạn học sinh rất vui khi được gặp nhau trong ngày khai trường? Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng: Gặp nhau cười hớn hở. Các bạn tay bắt mặt mừng. Các bạn ôm vai bá cổ. Ai cũng đeo cặp sách trên lưng. 3. Trong ngày khai trường, bạn học sinh thấy có những gì mới lạ? a. Thầy , cô giáo như trẻ lại. b. Bạn nào cũng lớn thêm lên. c. Có nắng mới vàng sân trường. 32
- d. Có tiếng trống gióng giả 4. Tiếng trống khai trường gióng giả báo hiệu điều gì? a. Năm học mới bắt đầu. b. Mùa hè đã đến. c. Giờ học đã kết thúc. d. Giờ ra chơi đã đến. 5. Em có cảm nhận như thế nào về ngày khai trường? . Phần 2. Bài 1. Tìm các từ chỉ đặc điểm trong bài thơ trên theo từng nhóm dưới đây: Từ chỉ màu sắc: Từ chỉ Âm thanh : Bài 2. Đặt câu nêu đặc điểm theo yêu cầu sau: a. Tả sân trường vào buổi sáng sớm. . . b. Tả nét mặt của thầy/cô giáo khi đón chào các bạn học sinh đến trường. . . c. Tả màu sắc của cây phượng khi hè về. . . Bài 3. a. Tìm từ có tiếng chứa âm s hay x có nghĩa như dưới đây (tìm được một từ là bạn nhận được một đồ dùng cần thiết cho chuyến dã ngoại): - Khoảng rộng dùng để đá bóng: - Loại côn trùng thường ăn lá cây, trái cây: - Chất lỏng dùng để chạy máy, đế đốt: - Loại cây nhỏ hình như bộ xương, có gai: b. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những từ được in nghiêng trong đoạn thơ sau: 33
- Con yêu mẹ – Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết – Thế thì làm sao con biết Là trời ở nhưng đâu đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong, bao giờ con tới! – Con yêu mẹ bằng Hà Nội Đê nhớ mẹ con tìm đi Từ phố này đến phố kia Con se gặp ngay được mẹ – Con yêu mẹ bằng trường học – Hà Nội còn là rộng quá Suốt ngày con ơ đấy thôi Các đường như nhện giăng tơ Lúc con học, lúc con chơi Nào nhưng phố này phố kia Là con cung đều có mẹ Gặp mẹ làm sao gặp hết! Xuân Quỳnh Bài 4. Viết một đoạn văn khoảng 4-5 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với một người mà em yêu quý. 34