Bộ 6 đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Chu Văn An (Có đáp án)

I/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CHUYỆN TRONG VƯỜN

Cây hoa giấy và cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ, thân cành trơ trụi, nứt nẻ.
Cây hoa giấy nói :
- Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi nơi đây để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo con vẫn nép mình, im lặng. Ít lâu sau, nó bắt đầu mọc những chiếc lá tròn, bóng láng. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Thoáng chốc, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn đi dạo. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen ngon. Cây hoa giấy buồn khi thấy không ai để ý đến mình.
Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn :
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon để mọi người thưởng thức. Còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu.

(Theo Thành Tuấn)


Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc vào mùa nào trong năm? (M1 )
a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông
Câu 2. Khi bị hoa giấy chê, cây táo đã làm gì? (M1)
a. Nó ngay lập tức mọc lá, nở hoa.
b. Nó kết thành những quả táo nhỏ màu xanh.
c. Nó vẫn nép mình im lặng.

d. Nó buồn và tự động héo dần.

docx 21 trang Minh Huyền 06/06/2024 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 6 đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Chu Văn An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_6_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_doc_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Bộ 6 đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 (Đọc) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Chu Văn An (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH CHU VĂN AN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ 1 Họ tên : Năm học: 2022-2023 Lớp 3.1 MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - Lớp 3 Ngày : (Thời gian: 40 phút) Điểm Nhận xét I/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 6 điểm) Đọc thầm bài văn sau: CHUYỆN TRONG VƯỜN Cây hoa giấy và cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc. Hàng trăm bông hoa giấy nở đỏ rực cả một góc vườn. Còn cây táo thì vẫn đứng lặng lẽ, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói : - Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi nơi đây để lấy chỗ cho tớ trổ hoa. Cây táo con vẫn nép mình, im lặng. Ít lâu sau, nó bắt đầu mọc những chiếc lá tròn, bóng láng. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Thoáng chốc, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn đi dạo. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen ngon. Cây hoa giấy buồn khi thấy không ai để ý đến mình. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn : - Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon để mọi người thưởng thức. Còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát. Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu. (Theo Thành Tuấn) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Cây hoa giấy đâm chồi, nảy lộc vào mùa nào trong năm? (M1 ) a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông Câu 2. Khi bị hoa giấy chê, cây táo đã làm gì? (M1) a. Nó ngay lập tức mọc lá, nở hoa. b. Nó kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. c. Nó vẫn nép mình im lặng. d. Nó buồn và tự động héo dần. Câu 3. Khi thấy hoa giấy buồn, cây táo đã làm gì? (M2) a. Nép mình, im lặng. b. Thầm thì an ủi bạn. c. Không thèm để ý đến. d. Vui vẻ khi hoa giấy buồn. Câu 4. Những từ chỉ đặc điểm của quả táo trong câu “Đầu mùa thu, những quả táo to, chín vàng.” là: (M2 ) a. mùa thu, to. b. chín vàng, quả táo. c. to, chín vàng. d. mùa thu, quả táo. Câu 5. Em đã hiểu được điều gì từ lời an ủi của cây táo với cây hoa giấy?(M3 )
  2. Câu 6: Hãy tìm 3 từ ngữ nói về tình cảm yêu thương giữa anh chị em. (M2) Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: (M2) Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa. . a. Dấu chấm b. Dấu phẩy . c. Dấu chấm than d. Dấu chấm hỏi . Câu 8 : Đặt 1 câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh : (M3) . . Câu 9: Đặt 1 câu giới thiệu về người thân của em. (M3) . II/ Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm) - HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau + TLCH SGK ứng với nội dung bài đọc : Bài 1: Đồng hồ Mặt Trời (SGK/90,91) + Lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì? Bài 2: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng (SGK//104) + Vì sao mùa hoa này, bằng lăng không vui? Bài 3: Ông ngoại (SGK/118) + Tìm những hình ảnh đẹp của thành phố khi sắp vào thu? Cách đánh giá, cho điểm kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói cuối năm : Điểm 1. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1 điểm ./ 1đ ( tốc độ khoảng 80 tiếng/ phút) 2. Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm ./ 1đ 3. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm ./ 1đ 4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm / 1đ Cộng: / 4đ HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK MÔN TIẾNG VIỆT( ĐỌC) CKI 1- LỚP 3    1/ KT ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KT KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (6 điểm) - Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 7 Đáp án a c b c b Phần trả lời câu hỏi tự luận : Câu Đáp án 5 Qua lời an ủi của cây táo em hiểu được một điều là: Mỗi người đều có nhiệm vụ và công việc riêng của mình. Cho nên chúng ta không nên ganh tị, ghen ghét lẫn nhau. Phải luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 6 đùm bọc, chăm sóc, giúp đỡ, đoàn kết, gắn bó, chia sẻ, thương yêu, nhường nhịn, 8 VD: Mùa thu đẹp như một bức tranh phong cảnh. 9 VD: Mẹ em là công nhân công ty Chanshin.
  3. II/ Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm) - HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau + TLCH SGK ứng với nội dung bài đọc : Bài 1: Đồng hồ Mặt Trời (SGK/90,91) + Lúc nhỏ, Niu-tơn thích làm gì? Trả lời : Lúc nhỏ, I-sắc Niu-tơn rất thích tìm tòi, sáng chế. Cậu thường xuyên tự thiết kế và làm ra các đồ chơi tinh xảo. Bài 2: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng (SGK//104) + Vì sao mùa hoa này, bằng lăng không vui? Trả lời: Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bọn của cây, phải nằm viện. Bài 3: Ông ngoại (SGK/118) + Tìm những hình ảnh đẹp của thành phố khi sắp vào thu? Trả lời: Những cơn gió nóng mùa hè đã nhường chỗ cho luồng khí mát dịu mỗi sáng. Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
  4. TRƯỜNG TH CHU VĂN AN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ 1 Họ tên : Năm học: 2022-2023 Lớp 3.2 MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - Lớp 3 Ngày : (Thời gian: 40 phút) Điểm Nhận xét 1/ KT ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (6 điểm) (35 phút) HS đọc thầm đoạn văn “Khỉ con biết vâng lời” Khoanh tròn vào ý đúng nhất và làm các bài tập sau: KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con: – Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con: – Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé! Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”. Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen: – Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! (Vân Nhi) Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì ? (0,5 điểm) a. Đi hái trái cây. b. Đi học cùng Thỏ con. c. Đi săn bắt. d.Đi kiếm thức ăn Câu 2: Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc: (0,5 điểm) 1. Khi con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn. 2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. 3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà. a. 3 – 1 – 2. b. 1 – 3 – 2. c. 2 – 1 – 3 d. 2 - 3 - 1 Câu 3: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (0,5 điểm)
  5. 3. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : 1 điểm ./ 1đ 4. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm / 1đ Cộng: / 4đ ĐÁP ÁN 1/ KT ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KT KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (6 điểm) - Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. 1)Đọc hiểu văn bản 2) Kiến thức tiếng Việt Câu 1 2 3 4 7 8 Đáp án a b c a c như tiếng hát - Phần trả lời câu hỏi tự luận : Mỗi câu trả lời đúng đạt 1 điểm. Câu Đáp án 5 Tuỳ HS miễn có ý đúng là được 1 điểm. 1)Đọc hiểu (Chúng ta nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, không mải văn bản chơi vì như vậy sẽ khiến bố mẹ của chúng ta buồn) 6 Thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, trẻ con, thiếu niên . 2.Kiến Tuỳ HS đặt câu đúng yêu cầu, đảm bảo đầu câu viết hoa, cuối thức tiếng 9 câu có dấu chấm. Việt Đáp án: VD: Em trai em đang học bài. (1 điểm) 2/ ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐOC THÀNH TIẾNG : (4điểm ) 1. Đọc đúng theo yêu cầu: 3 điểm. 2. TL câu hỏi đúng 1 điểm HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau + TLCH sgk ứng với nội dung bài đọc : *Bài 1: Cậu học sinh mới (SGK - TV3/ tập 1/24) + HS đọc đoạn 2 + TLCH: Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì ? ( Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin hoc.) *Bài 2: Phần thưởng ( SGK - TV3 / tập 1/54) + HS đọc đoạn 1 + TLCH: Bố giải thích thế nào khi nghe câu hỏi của Nhi về chiếc khăn quàng đỏ?( Bố giải thích với Nhi rằng nếu chăm ngoan, lên lớp Ba, bạn sẽ được phần thưởng đặc biệt này.) *Bài 3: Đồng hồ mặt trời ( SGK - TV3 / tập 1/90) + HS đọc đoạn 2 + TLCH: Nhờ đâu Niu-tơn nghĩ đến việc chế tạo một chiếc đồng hồ?(Nhờ sự quan sát, cảm thấy mặt trời hoạt động có quy luật và “đuổi theo” bóng nắng khắp
  6. nơi, ghi lại sự thay đổi vị trí của bóng mình theo từng giờ nên Niu-tơn đã chế tạo chiếc đồng hồ bóng nắng có hình tròn.)
  7. Trường TH Chu Văn An KIỂM TRA HKI – TIẾNG VIỆT (Đọc) GVCN Họ tên: Năm học: 2022 – 2023 Lớp: 3.3 Thời gian: 40 phút Điểm Lời phê I. Đọc hiểu văn bản Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi sau: GẤU CON TÌM BẠN Trên một hòn đảo hoang giữa biển, có một chú gấu con. Sống một mình, gấu con rất buồn. Suốt ngày, nó nghĩ cách làm thế nào để tìm được bè bạn. Gió thổi nhè nhẹ, gấu con nhìn lên ngọn cây. Nghe cành cây reo vui, nó hỏi: - Cây ơi, tôi muốn làm bạn với cây? Cây chẳng nói năng gì. Gấu con ngước mắt nhìn lên đám mây như một cây nấm khổng lồ đang bồng bềnh trôi trên trời cao, nó gọi lớn: - Mây ơi, làm thế nào để có nhiều bạn? Đám mây cũng chẳng đáp lời, lẳng lặng bay đi. Gấu con nghĩ mãi. Rồi nó nghĩ phải làm cho hòn đảo trơ trụi này trở thành xanh tươi. Thế là nó gieo hạt, trồng cây. Trời mưa, những mầm cây tươi xanh nảy ra. Vài tháng sau, cây lớn nhanh thành hàng cây, rồi vài năm sau thành rừng cây. Một đàn chim bay qua thấy hòn đảo đẹp như một giấc mơ thì hạ cánh và ở lại đảo. Rồi nhiều đàn chim khác, nhiều loài động vật khác cũng đến hòn đảo sinh sống. Gấu vui lắm vì giờ thì nó có rất nhiều bạn. Nó đã hiểu: muốn có nhiều bạn, hãy làm cho nơi mình sống mỗi ngày một đẹp hơn, đáng sống hơn. Theo Những câu chuyện vàng Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây: Câu 1. Gấu con cảm thấy thế nào khi sống trên đảo một mình? a. Nó rất buồn, thèm có bè bạn. b. Nó vui vì được làm bạn với cây. c. Nó vui vì được kết bạn với mây. d. Nó vui vì cả vùng đảo đó thuộc về nó. Câu 2. Gấu con đã nói chuyện với những ai? a. Đám mây b. Cây nấm c. Cây d. Cỏ Câu 3. Gấu con nghĩ ra cách gì để có nhiều bạn? a. Mời các loài vật đến đảo sinh sống. b. Mời đàn chim bay qua hạ cánh, ở lại. c. Gieo hạt, trồng cây, làm cho đảo hoang trở nên xanh tươi. d. Bỏ đến một đảo khác để sinh sống, kết bạn. Câu 4: Gấu con cảm thấy như thế nào khi có nhiều bạn đến hòn đảo ? a. Gấu con rất phiền vì có nhiều bạn b. Gấu vui lắm vì giờ thì nó có rất nhiều bạn c. Gấu còn cảm thấy mệt mỏi khi phải tiếp nhiều người d. Gấu con vui buồn lẫn lộn Câu 5: Gấu con đã hiểu ra muốn có nhiều bạn thì cần phải làm gì?
  8. . Câu 6: Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp : Gắn bó, hiên lành,quý mến, yếu thương, đá cầu, kể chuyện, ngoan ngoãn, thảo luận. a. Từ ngữ chỉ tính nết: b. Từ ngữ chỉ hoạt động: c. Từ ngữ chỉ tình cảm: Câu 7 : Nối các câu thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp Chị ngã em nâng Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ Anh chị em đối với nhau Con cháu đối với ông bà, cha mẹ Con hiền, cháu thảo Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Câu 8: Tìm 3 cặp từ ngữ trái nghĩa nhau: . Câu 9: Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh về âm thanh. . Đáp án Câu 1: a. Nó rất buồn, thèm có bè bạn. . Câu 2: a. Đám mây Câu 3: c. Gieo hạt, trồng cây, làm cho đảo hoang trở nên xanh tươi. Câu 4: b. Gấu vui lắm vì giờ thì nó có rất nhiều bạn Câu 5: Gấu con đã hiểu ra muốn có nhiều bạn, hãy làm cho nơi mình sống mỗi ngày một đẹp hơn, đáng sống hơn. Câu 6: a. Từ ngữ chỉ tính nết: hiền lành, ngoan ngoãn b. Từ ngữ chỉ hoạt động: đá cầu, kể chuyện, thảo luận c. Từ ngữ chỉ tình cảm: Gắn bó, quý mến, yêu thương, Câu 7 : Nối các câu thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp Chị ngã em nâng Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ Anh chị em đối với nhau Con cháu đối với ông bà, cha mẹ Con hiền, cháu thảo Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Câu 8: cao – thấp, lớn – nhỏ, đẹp – xấu, Câu 9: Hạt sương sớm long lanh tựa hạt ngọc. II. Kiểm tra đọc thành tiếng : (4điểm )
  9. - HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau + TLCH sgk ứng với nội dung bài đọc : Bài 1: Nhớ lại buổi đầu đi học ( SGK trang 20. Đọc đoạn 1 trong bài văn + Những điều gì gợi cho tác giả nhớ về buổi đầu đi học ? Bài 2: Phần thưởng ( SGK trang 55). Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: + Nhi cảm thấy thế nào khi được kết nạp Đội? Bài 3: Ý tưởng của chúng mình ( SGK trang 76). + Em thích ý tưởng của bạn nào nhất ? Vì sao ?
  10. Trường TH Chu Văn An KIỂM TRA CUỐI KÌ GVCN Họ tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) Lớp: 3.4 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian: 40 phút Điểm Lời phê A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 6 điểm) Đọc đoạn văn sau: AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN? Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con: - Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp! Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi: - Trên đường đi, con có gặp ai không? - Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ. - Con có hỏi vì sao Sóc khóc không? - Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong. Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa: - Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ. Thỏ Mẹ mỉm cười, nói: - Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến người khác nên đáng khen nhiều hơn! (Theo Phong Thu) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
  11. Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ? (0,5 điểm) a. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương b. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa. c. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa. d. Thỏ Em hái hoa; Thỏ Anh bắt bướm Câu 2: Thỏ Em làm gì khi đến đồng cỏ? (0,5 điểm) a. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ. b. Hái những bông hoa đẹp nhất. c. Hái được mười bông hoa đẹp nhất. d. Chơi cùng bạn Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ Em? (0,5 điểm) a. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn. b. Vì Thỏ Anh bị lạc đường. c. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc. d. Vì Thỏ Anh đi chơi cùng bạn Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn? (0,5 điểm) a. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ. b. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác. c. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương. d. Vì Thỏ Anh về đúng giờ Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh? (1 điểm) Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc
  12. Câu 6: Tìm từ ngữ chưa đúng và viết lại cho đúng chính tả: chú mưa, chú bác, cô trú, câu truyện,quyển truyện.(1đ) . Câu 7: Các từ có nghĩa giống nhau: a. mẹ, má, u b. hoảng hốt, lo sợ, vui mừng c. cây, cối, mèo d.vui mừng, lo sợ, đá bóng. Câu 8: Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm) Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi thờ cúng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Câu 9: Đặt một câu có sử dụng hình ảnh so sánh. (1 điểm) Đáp án: A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 7 Đáp án c c c b a Câu 5: (1 điểm) Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh. Câu 6: trú mưa, cô chú, câu chuyện Câu 8: Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng: nơi thờ cúng, nơi tụ họp trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Câu 9: Đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh.(1đ) . ( VD: Tiếng suối như tiếng hát xa.)
  13. Trường TH Chu Văn An KIỂM TRA CUỐI KÌ GVCN Họ tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) Lớp: 3.5 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian: 40 phút Điểm Lời phê A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I/ Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 6 điểm) Chia sẻ niềm vui Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi. Con trai tôi sốt sắng nói: - Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ. - Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này. Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngày. Tây nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo: - Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê con thích nhất mà. Con gái tôi gật đầu: - Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ. Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết đem tặng niềm vui để em bé kia cũng được vui! Theo Minh Thư Khoanh tròn vào ý đúng nhất và làm các bài tập sau: Câu 1. ( 0,5 điểm) Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? a. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới. b. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới. c. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát. d. Nhiều ngôi nhà bị tàn phá nghiêm trọng do cơn bão. Câu 2. ( 0,5 điểm) Bé gái tặng gì cho em nhỏ ? a. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân. b. Con búp bê mà bé yêu thích nhất. c. Chiếc cặp sách mà bé yêu thích nhất. d. Con gấu bông mà em yêu quý nhất. Câu 3. ( 0,5 điểm)Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? a. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng giúp đồng bào bị bão tàn phá. b. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.
  14. c. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông. d. Chuẩn bị rất nhiều bánh kẹo đóng vào thùng các tông để giúp đỡ mọi người. Câu 4.( 0,5 điểm) Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? a. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá. b. Bé gái tốt bụng, biết mua cho các em nhỏ rất nhiều đồ chơi. c. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá. d. Bé gái tốt bụng và rất hiếu thảo. Câu 5: ( 1 điểm) Qua bài đọc “ Chia sẻ niềm vui” em rút ra được bài học gì? . Câu 6 :( 1 điểm) Chọn các từ trong ngoặc ( bố mẹ, ông bà, chị em) để điền vào chỗ chấm trong câu sau sao cho phù hợp ? Hằng ngày, đi làm, còn tôi đi học. Cuối tuần, bố mẹ đưa chúng tôi đến thăm . Cả nhà quây quần vui vẻ. Câu 7:( 0,5 điểm) Dòng nào dưới đây gồm các cặp từ trái nghĩa a. Chăm chỉ/ thông minh; thật thà/ hiền lành; ngoan ngoãn/ yêu thương. b. Cận thận/ tỉ mỉ; sống/ chết; to lớn/ khổng lồ. c. Giỏi dang/ kém cỏi; hiền lành/ độc ác; thật thà/ dối trá; to lớn/ nhỏ bé. d. May mắn /lịch sự; vui vẻ/ ấm áp; nhỏ bé/ yếu ớt. Câu 8:( 0,5 điểm) Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: - Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: ( 1 điểm) Đặt một câu nói về một con vật, trong câu sử dụng từ ngữ chỉ đặc điểm. II. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm) - HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau + TLCH SGK ứng với nội dung bài đọc : Bài 1: Gió sông Hương ( SGK trang 41. Đọc đoạn 1 trong bài văn + Trường mới của Nhã Uyên ở đâu? Bài 2: Phần thưởng ( SGK trang 55). Đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: + Nhi cảm thấy thế nào khi được kết nạp Đội? Bài 3: Đồng hồ Mặt trời ( SGK trang 91). + Em hãy giới thiệu chiếc đồng hồ do Niu- tơn làm ? ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 7 Đáp án c d a c c Câu 5: Đáp án: Cần phải biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.
  15. Câu 6: Đáp án: Hằng ngày, bố mẹ đi làm, còn chị em tôi đi học. Cuối tuần, bố mẹ đưa chúng tôi đến thăm ông bà. Cả nhà quây quần vui vẻ. Câu 8: Đáp án: Công dụng của dấu hai chấm: báo hiệu lời nói trực tiếp. Câu 9: - HS đặt câu
  16. Trường TH Chu Văn An KIỂM TRA CUỐI KÌ GVCN Họ tên: MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC) Lớp: 3.6 Năm học: 2022 – 2023 Thời gian: 40 phút Điểm Lời phê I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: Bài 7: Đọc thầm bài Gấu con tìm bạn GẤU CON TÌM BẠN Trên một hòn đảo hoang giữa biển, có một chú gấu con. Sống một mình, gấu con rất buồn. Suốt ngày, nó nghĩ cách làm thế nào để tìm được bè bạn. Gió thổi nhè nhẹ, gấu con nhìn lên ngọn cây. Nghe cành cây reo vui, nó hỏi: - Cây ơi, tôi muốn làm bạn với cây? Cây chẳng nói năng gì. Gấu con ngước mắt nhìn lên đám mây như một cây nấm khổng lồ đang bồng bềnh trôi trên trời cao, nó gọi lớn: - Mây ơi, làm thế nào để có nhiều bạn? Đám mây cũng chẳng đáp lời, lẳng lặng bay đi. Gấu con nghĩ mãi. Rồi nó nghĩ phải làm cho hòn đảo trơ trụi này trở thành xanh tươi. Thế là nó gieo hạt, trồng cây. Trời mưa, những mầm cây tươi xanh nảy ra. Vài tháng sau, cây lớn nhanh thành hàng cây, rồi vài năm sau thành rừng cây. Một đàn chim bay qua thấy hòn đảo đẹp như một giấc mơ thì hạ cánh và ở lại đảo. Rồi nhiều đàn chim khác, nhiều loài động vật khác cũng đến hòn đảo sinh sống. Gấu vui lắm vì giờ thì nó có rất nhiều bạn. Nó đã hiểu: muốn có nhiều bạn, hãy làm cho nơi mình sống mỗi ngày một đẹp hơn, đáng sống hơn. Theo Những câu chuyện vàng Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu sau đây: Câu 1. Gấu con cảm thấy thế nào khi sống trên đảo một mình? a. Nó rất buồn, thèm có bè bạn. b. Nó vui vì được làm bạn với cây. c. Nó vui vì được kết bạn với mây.
  17. d. Nó vui vì cả vùng đảo đó thuộc về nó. Câu 2. Gấu con đã nói chuyện với những ai? a. Đám mây b. Cây nấm c. Cây d. Đám mây, cây Câu 3. Gấu con nghĩ ra cách gì để có nhiều bạn? a. Mời các loài vật đến đảo sinh sống. b. Mời đàn chim bay qua hạ cánh, ở lại. c. Gieo hạt, trồng cây, làm cho đảo hoang trở nên xanh tươi. d. Bỏ đến một đảo khác để sinh sống, kết bạn. Câu 4. Vì sao nhiều loài động vật khác cũng đến hòn đảo sinh sống ? a. Vì trên đảo nhiều thức ăn. b. Vì trên đảo có nhiều người sinh sống nhộn nhịp. c. Biết chú gấu con buồn nên đến cho vui. d. thấy hòn đảo đẹp như một giấc mơ, nhiều cây xanh và rất đáng sống. Câu 5. Gấu con đã hiểu ra muốn có nhiều bạn thì cần phải làm gì? . . Câu 6: Đặt một câu có từ ngữ chỉ hoạt động ở trường? . . Câu 7. Trong các đáp án sau đây, đáp án nào chỉ chứa các từ ngữ chỉ sự vật: a. Chú mèo, vui vẻ, hoa lá, xanh biếc. b. Học sinh, chạy nhảy, ngôi trường. c. Giọt sương, cánh đồng, hàng cây. d. Nước, bút, vẽ. Đáp án: c Câu 8: Tìm 3 cặp từ trái nghĩa chỉ đặc điểm: . . Câu 9. Đặt 1 câu có hình ảnh so sánh về âm thanh. . . 2. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau + TLCH SGK ứng với nội dung bài đọc: Bài 1: Gió sông Hương ( SGK trang 40): + Đọc đoạn 1 : Đến nơi ở mới, Uyên nhớ những gì ở Huế? TL: Uyên nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùa mái tóc. Mẹ vừa đưa Uyên đến trường vừa kể chuyện Huế
  18. xưa Bài 2: Phần thưởng ( SGK trang 55) + Đọc đoạn 3: Vì sao bạn lớp trưởng giới thiệu Nhi được kết nạp Đội? TL: Bạn lớp trưởng giới thiệu Nhi được kết nạp Đội vì bạn ấy luôn chăm chỉ, lại hay giúp đỡ mọi người. Bài 3: Ông ngoại ( SGK trang 118) + Đọc đoạn 1: Tìm những hình ảnh đẹp của thành phố khi sắp vào thu. TL: Không khí buổi sáng mát dịu. Bầu trời xanh ngắt như dòng sống trong. + Đọc đoạn 2: Ông ngoại đã làm những gì cho bạn nhỏ khi bạn chuẩn bị vào lớp Một? TL:Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy bạn những chữ cái đầu tiên. 1/ KT ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KT KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT: (6 điểm) - Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 7 Đáp án a d c d c Phần trả lời câu hỏi tự luận : Câu Đáp án 5 Làm cho nơi mình sống mỗi ngày một đẹp hơn, đáng sống hơn 6 VD: Em lắng nghe cô giáo giảng bài., 8 VD: Nhanh – chậm, Đen – trắng, Cao – thấp, 9 VD: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. II/ Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm) - HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài sau + TLCH SGK ứng với nội dung bài đọc : Bài 1: Gió sông Hương ( SGK trang 40): + Đọc đoạn 1 : Đến nơi ở mới, Uyên nhớ những gì ở Huế? TL: Uyên nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùa mái tóc. Mẹ vừa đưa Uyên đến trường vừa kể chuyện Huế xưa Bài 2: Phần thưởng ( SGK trang 55) + Đọc đoạn 3: Vì sao bạn lớp trưởng giới thiệu Nhi được kết nạp Đội?
  19. TL: Bạn lớp trưởng giới thiệu Nhi được kết nạp Đội vì bạn ấy luôn chăm chỉ, lại hay giúp đỡ mọi người. Bài 3: Ông ngoại ( SGK trang 118) + Đọc đoạn 1: Tìm những hình ảnh đẹp của thành phố khi sắp vào thu. TL: Không khí buổi sáng mát dịu. Bầu trời xanh ngắt như dòng sống trong. + Đọc đoạn 2: Ông ngoại đã làm những gì cho bạn nhỏ khi bạn chuẩn bị vào lớp Một? TL:Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi mua vở, chọn bút, hướng dẫn bạn cách bọc vở, dán nhãn, pha mực và dạy bạn những chữ cái đầu tiên.