Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH

Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.

Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn:

- Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?.

Người kia nghiêm trang trả lời:

- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi

anh trong lúc hoạn nạn.

Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.

(Nguồn Internet)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?(0,5 điểm)

A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên

đành đối mặt với con gấu.

C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.

Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm)

A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây

pdf 22 trang Minh Huyền 16/01/2024 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_sach_ket_noi_tri_t.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC KÌ 1 - KẾT NỐI TRI THỨC NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 (không kể thời gian phát đề) ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng, thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta. Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: - Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?. Người kia nghiêm trang trả lời: - Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn. (Nguồn Internet) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?(0,5 điểm) A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
  2. B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn. Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm) A. Giấu mình trong nhánh cây rậm rạp B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết C. Rón rén bước, núp vào sau bụi cây. Câu 3: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình?(0,5 điểm) A. Vì đã không trung thực với bạn của mình B. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn. Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.”, có thể thay từ xấu hổ bằng từ nào? (0,5 điểm) A. Hổ thẹn B. Chê trách C. Gượng ngạo Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1 điểm) Câu 6: Thế nào là một người bạn tốt? Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em. (1 điểm) Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (0.5 điểm) Chạy trốn Con gấu Ngửi Nín thở Rừng Từ ngữ chỉ sự vật: Từ ngữ chỉ hoạt động: Câu 8. Xác định công dụng của dấu hai chấm trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)
  3. Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: Tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ chứa cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Quà của bố Bố em là bộ đội Ở tận vùng đảo xa Chưa lần nào về phép Mà luôn luôn có quà. Bố gửi nghìn cái nhớ Gửi cả nghìn cái thương Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn. Bố cho quà nhiều thế Vì biết em rất ngoan Vì em luôn giúp bố Tay súng luôn vững vàng. (Sưu tầm) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) giới thiệu về một đồ dùng học tập cần thiết khi em học môn Tiếng Việt. Gợi ý: ● Đồ dùng học tập em muốn giới thiệu là gì? ● Đồ dùng đó có đặc điểm gì? ● Em dùng đồ dùng học tập đó như thế nào? ● Đồ dùng học tập đó đã giúp ích cho em như nào khi học môn Tiếng Việt?
  4. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu. Câu 2: (0,5 điểm) B. Nằm xuống, nín thở giả vờ chết Câu 3: (0,5 điểm) A. Vì con gấu tưởng rằng anh ta đã chết. Câu 4: (0,5 điểm) A. Hổ thẹn Câu 5: (1 điểm) Bài học: Một người bạn tốt luôn quan tâm, giúp đỡ bạn mình trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, không bỏ rơi bạn. Câu 6: (1 điểm) Ví dụ: Trong cuộc sống, một người bạn tốt là người biết giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ và dành cho nhau những lời khuyên tốt nhất, Câu 7: (0,5 điểm) - Từ ngữ chỉ sự vật: con gấu, rừng. - Từ ngữ chỉ hoạt động: chạy trốn, ngửi, nín thở. Câu 8: (0,5 điểm) Công dụng của dấu hai chấm: báo hiệu lời nói trực tiếp. Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. ● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): ● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm ● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  5. ● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. ● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) - Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một đồ dùng học tập của em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
  6. Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau: (0,5 điểm) Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng. Từ ngữ chỉ sự vật: Câu 8. Tìm câu kể trong những câu dưới đây: (0,5 điểm) a. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? b. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp! c. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta. Câu kể: Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Ông ngoại Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường. Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này. (Theo Nguyễn Việt Bắc) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về một lần mắc lỗi với người thân của em. Gợi ý: ● Em đã mắc lỗi với ai trong gia đình? Đó là lỗi lầm gì? ● Vì sao em lại mắc lỗi đó? ● Em cảm thấy như thế nào khi gây ra lỗi lầm đó?
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ 2 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng. Câu 2: (0,5 điểm) A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử. Câu 3: (0,5 điểm) C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó. Câu 4: (0,5 điểm) C. Chuột gặm đứt các dây lưới. Câu 5: (1 điểm) Chú chuột nhắt là người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Câu 6: (1 điểm) Bài học: trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại. Câu 7: (0,5 điểm) Từ ngữ chỉ sự vật: sư tử, khu rừng. Câu 8: (0,5 điểm) Câu kể: Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta. Câu 9: (1 điểm) Ví dụ: Chú sư tử dũng mãnh, uy nghiêm, B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (4 điểm) - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ. ● 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
  8. - Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm): ● Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm ● 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi; ● Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm. - Trình bày (0,5 điểm): ● 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng. ● 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ. 2. Luyện tập (6 điểm) - Viết được một đoạn văn từ 5 câu trở lên, kể về một lần mắc lỗi của em đối với người thân, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
  9. ĐỀ SỐ 3 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau: KIẾN VÀ CHÂU CHẤU Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn. Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè. (Sưu tầm) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Vào ngày hè, chú châu chấu đã làm gì? (0,5 điểm) A. Chú rủ rê các bạn đi chơi cùng với mình. B. Chú nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. C. Chú chăm chỉ đi kiếm thức ăn để chuẩn bị cho mùa đông tới.
  10. Câu 2: Gặp bạn kiến, châu chấu đã rủ rê điều gì? (0,5 điểm) A. Châu chấu rủ kiến trò chuyện và đi chơi thỏa thích cùng nó. B. Châu chấu rủ kiến cùng nhau đi kiếm thức ăn. C. Châu chấu rủ kiến cùng xây nhà tránh rét. Câu 3: Vì sao kiến lại từ chối lời rủ rê của châu chấu? (0,5 điểm) A. Vì kiến không thích đi chơi với châu chấu. B. Vì kiến đang bận đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. C. Vì kiến còn phải giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Câu 4: Vì sao châu chấu lại mỉa mai lời kiến nói? (0,5 điểm) A. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến tham ăn nên chuẩn bị thức ăn từ mùa hè. B. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến chọc đểu mình. C. Vì châu chấu nghĩ rằng kiến lo xa khi chuẩn bị thức ăn từ mùa hè. Câu 5: Kiến và châu chấu đã trải qua mùa đông như thế nào? (1 điểm) Câu 6: Qua bài đọc, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm) Câu 7: Chỉ ra một câu kể trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)
  11. Câu 8: Gạch chân từ ngữ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (0,5 điểm) Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Câu 9: Đặt một câu với từ em tìm được ở câu 8. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Tôi đi học Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần. Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về một người bạn mà em yêu quý. Gợi ý: ● Giới thiệu về người bạn mà em yêu quý. ● Kể về ngoại hình, tính cách của người bạn thân của em. ● Nêu cảm nghĩ của em về người bạn đó.
  12. ĐỀ SỐ 4 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Đọc bài thơ sau: CÁO VÀ QUẠ Một hôm, Cáo thấy đói tới mức bụng sôi lên ùng ục, nó bèn mò ra khỏi hang để đi tìm thức ăn. Nó nhìn thấy một chú Quạ đang đậu trên cành cây cao, trong miệng ngậm một miếng pho mát vừa mới kiếm được. Cáo thèm đến chảy cả nước miếng, nó đảo mắt một lượt, thấy xung quanh không có ai, liền nói với Quạ: “Bạn Quạ thân mến ơi, bạn có khỏe không?” Quạ chỉ liếc Cáo một cái nhưng không trả lời. Cáo lại vẫy vẫy đuôi nói: “Bạn Quạ thân mến ơi, tiếng hát của bạn mới hay làm sao, cảm động làm sao, ai cũng thích nghe bạn hát, bạn hãy hát một bài đi nào.” Quạ nghe thấy Cáo khen thì thích chí quá, kêu lên một tiếng “Quạ " thế nhưng vừa mở miệng thì miếng pho mát rơi xuống. Cáo liền nhanh chóng đớp lấy pho mát và bỏ chạy. (Theo truyện ngụ ngôn Aesop) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Cáo mò ra khỏi cửa hang để làm gì? (0,5 điểm) A. Cáo đi tìm thức ăn B. Cáo đi chơi cùng Quạ C. Cáo đi ngao du đến vùng đất mới. Câu 2: Cáo hỏi thăm Quạ với mục đích gì? (0,5 điểm) A. Muốn Quạ chia sẻ miếng pho mát cho mình ăn. B. Muốn chiếm lấy miếng pho mát của Quạ. C. Muốn xin Quạ nửa miếng pho mát để đem về cho con ăn.
  13. Câu 3: Vì sao Quạ lại kêu lên một tiếng “quạ” sau lời khen của Cáo? (0,5 điểm) A. Vì nghĩ Cáo chọc đểu mình nên muốn dọa nạt Cáo. B. Vì thích chí với lời khen của Cáo nên muốn chứng tỏ mình có giọng hát hay. C. Vì khó chịu với lời khen của muốn xua đuổi Cáo. Câu 4: Kết thúc câu chuyện đã cho em thấy Cáo là con vật như thế nào? (0,5 điểm) A. Hiền lành, tốt bụng. B. Ngốc nghếch, tham lam. C. Thông minh, xảo quyệt. Câu 5: Cáo đã bày ra mưu kế gì để có được miếng pho mát? (1 điểm) Câu 6: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1 điểm) Câu 7: Câu “Bạn Quạ thân mến ơi, bạn có khỏe không?” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm)
  14. Câu 8: Chỉ ra công dụng của dấu hai chấm trong câu sau: (0,5 điểm) Cáo lại vẫy vẫy đuôi nói: “Bạn Quạ thân mến ơi, tiếng hát của bạn mới hay làm sao, cảm động làm sao, ai cũng thích nghe bạn hát, bạn hãy hát một bài đi nào.” Công dụng của dấu hai chấm: Câu 9: Đặt một câu nói về một con vật, trong câu sử dụng từ ngữ chỉ đặc điểm. (1 điểm) B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe – viết (4 điểm) Vườn dừa của ngoại Quanh nhà ông bà ngoại là vườn dừa, là những bờ đất trồng dừa có mương nước hai bên. Vườn dừa rất mát vì tàu dừa che hết nắng, vì có gió thổi vào. Và mát vì có những trái dừa cho nước rất trong, cho cái dừa mỏng mỏng mềm mềm vừa đưa vào miệng đã muốn tan rượi. Vườn dừa là chỗ mấy đứa con trai, con gái, trong xóm ra chơi nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa. (Diệp Hồng Phương) 2. Luyện tập (6 điểm) Viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể về một đồ dùng trong nhà. Gợi ý: ● Đó là đồ dùng gì? ● Đặc điểm (màu sắc, hình dáng, kích thước) và ích lợi của nó như thế nào? ● Nêu cảm nghĩ của em về đồ dùng đó. Bài làm: Phòng khách nhà em có một chiếc tivi rất lớn. Nó có hình chữ nhật, to phải gấp hơn mười lần chiếc máy tính của bố. Và nó còn siêu mỏng nữa, bề dày hỉ chừng hơn một xăng-ti-mét thôi. Không chỉ có màn hình lớn, tivi còn có thể kết nối internet để xem đủ các bộ phim nữa. Em rất tự hào về chiếc tivi nhà mình.
  15. ĐỀ SỐ 5 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (4 điểm): . II. Đọc hiểu (6 điểm) - Thời gian: 30 phút Món quà đặc biệt Cả chiều, hai chị em hì hụi chuẩn bị quà sinh nhật cho bố. Tấm thiệp đặc biệt được chị nắn nót viết: Ngắm nghĩa tấm thiệp, băn khoăn: - Có khi chỉ viết điều tốt thôi. Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị! - Ừ. Em thấy viết thế có ít quá không? - A, bố rất đẹp trai nữa ạ! Chị cắm cúi viết thêm vào tấm thiệp. Quà “bí mật” tặng bố đã xong. Bố đang ngồi trước máy tính, mặt đăm chiêu. - Bố ơi Bố nhìn hai chị em. - Hai chị em sao thế? - Chúng con - Chúc mừng sinh nhật bố! Hai chị em hồi hộp nhìn bố. Bố ngạc nhiên mở quà, đọc chăm chú. Rồi bố cười giòn giã: - Ngạc nhiên chưa? Hai chị em tặng bố. Còn tiết lộ bí mật bố nấu ăn không ngon nữa. Chị nhìn em. Em nhìn chị. Cả hai nhìn tấm thiệp. Thôi, quên xóa dòng “Nấu ăn không ngon rồi”. Mắt chị rơm rớm. Nhưng bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng: - Cảm ơn hai con. Đây là món quà đặc biệt nhất bố được nhận đấy. Bố muốn thêm một ý nữa là: Bố rất yêu các con. Ừ nhỉ, sao cả hai chị em đều quên. Ba bố con cười vang cả nhà. (Phong Điệp) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Câu 1, 2, 3, 4, 6, 7) và thực hiện theo yêu cầu dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm). Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố? A. Tính rất hiền, nói rất to B. Ngủ rất nhanh, ghét nói dối, yêu mẹ C. Tính rất hiền, ghét nói dối, yêu mẹ, nói rất to, ngủ rất nhanh, nấu ăn không ngon. D. Tính rất hiền, nói rất to, ngủ rất nhanh, nấu ăn không ngon
  16. Câu 2 (0,5 điểm). Từ ngữ nào dưới đây thể hiện cảm xúc của bố khi nhận quà của hai chị em? A. băn khoăn B. đăm chiêu C. hồi hộp D. ngạc nhiên Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bố rất vui khi nhận quà mà người chị lại rơm rớm nước mắt? A. Người chị rơm rớm nước mắt vì mình đã quên xóa mất dòng viết điểm không tốt của bố trong tấm thiệp. B. Người chị rơm rớm nước mắt vì nghĩ rằng bố không thương mình. C. Người chị rơm rớm nước mắt cho rằng cả hai chị em cần phải mua quà tặng bố. D. Người chị rơm rớm nước mắt vì không tự làm được bánh sinh nhật tặng bố. Câu 4 (0,5 điểm). Bố đã làm gì để hai chị em cảm thấy rất vui? A. Bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Sau đó bố viết tấm thiệp để cảm ơn hai chị em. B. Bố đã choàng tay ôm hai chị em vào lòng và cảm ơn hai chị em. Bố còn nói là bố rất yêu hai chị em nữa. Câu 5 (1 điểm). Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 1 - 2 câu. Câu 6 (0,5 điểm). Dòng nào sau đây toàn là các từ chỉ sự vật? A. món quà, hì hụi, tấm thiệp, chị em, nắn nót B. đẹp trai, cắm cúi, máy tính, ngạc nhiên, bố mẹ C. bố, mẹ, món quà, tấm thiệp, máy tính D. người thân, gia đình, món ăn, hiền lành Câu 7 (0,5 điểm): Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu tục ngữ sau: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. A. mực - đen B. đèn - sáng C. mực - đèn D. đen - sáng Câu 8 (0,5 điểm): Nối các dòng câu ở cột A với dòng tương ứng ở cột B: Cột A Cột B 1. Hai chị em đều là những đứa trẻ ngoan. A. Câu kể 2. Hai chị em sao thế? B. Câu khiến C. Câu cảm 3. A, bố rất đẹp trai nữa ạ! 4. Chị xóa dòng “Nấu ăn không ngon” đi chị! D. Câu hỏi
  17. Câu 9 (0,5 điểm): Điền dấu câu thích hợp vào các câu sau: Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần em hỏi bố: - Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố - Đúng đấy, con ạ! – Bố Tuấn đáp - Thế ban đêm không có mặt trời thì sao Câu 10 (1 điểm): Đặt một câu cảm phù hợp để thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho món quà mà em ao ước từ lâu.
  18. ĐÁP ÁN ĐỀ 5 Câu số Đáp án Điểm Câu 1 C. Tính rất hiền, ghét nói dối, yêu mẹ, nói rất to, 0,5 điểm ngủ rất nhanh, nấu ăn không ngon. Câu 2 D. ngạc nhiên 0,5 điểm Câu 3 A. Người chị rơm rớm nước mắt vì mình đã 0,5 điểm quên xóa mất dòng viết điểm không tốt của bố trong tấm thiệp. Câu 4 a) S b) Đ 0,5 điểm Câu 5 HS viết từ 1 - 2 câu đúng 0,5 điểm Câu 6 C. bố, mẹ, món quà, tấm thiệp, máy tính 0,5 điểm Câu 7 D. đen - sáng 0,5 điểm Câu 8 1 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – B. 0,5 điểm Câu 9 Điền đúng dấu câu thích hợp vào các câu. 0,5 điểm Câu 10 Đặt một câu cảm phù hợp, điền đúng dấu chấm 1 điểm than. B. KIỂM TRA VIẾT I. Viết chính tả (4 điểm): Đồ đạc trong nhà (Trích) Em yêu đồ đạc trong nhà Cùng em trò chuyện như là bạn thân. Cái bàn kể chuyện rừng xanh Quạt nan mang đến gió lành trời xa. Đồng hồ giọng nói thiết tha Nhắc em ngày tháng thường là trôi mau. Ngọn đèn sáng giữa trời khuya Như ngôi sao nhỏ gọi về niềm vui. (Phan Thị Thanh Nhàn) II. Luyện viết đoạn (6 điểm): HS viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 đến 7 câu) về một trong các nội dung sau: 1. Viết đoạn văn ngắn để tả về một đồ vật mà em thích nhất. Gợi ý:
  19. 2. Viết đoạn văn ngắn để nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người bạn. Gợi ý: 3. Viết đoạn văn ngắn để nêu tình cảm, cảm xúc đối với người thân. Gợi ý: - Người thân mà em muốn kể đến là ai? - Người đó có những cử chỉ, việc làm nào gợi cảm xúc cho em? - Tình cảm của em với người đó như thế nào? HẾT
  20. BỘ ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG – LỚP 3 HS bắt thăm 1 trong 9 phiếu, chuẩn bị từ 1-2 phút, đọc và trả lời câu hỏi: Câu 1: Đoạn 1 bài Món quà đặc biệt, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 86 TLCH: Hai chị em đã viết gì trong tấm thiệp tặng bố? Đáp án: Hai chị em đã viết: Bố: Nói rất to, ngủ rất nhanh, ghét nói dối, nấu ăn không ngon, yêu mẹ. Câu 2: Đoạn 3 bài Trò chuyện cùng mẹ, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 93 TLCH: Đóng vai Thư hoặc Hân nhắc lại những chuyện mình đã kể cho mẹ nghe. Đáp án: Đóng vai Hân: Tớ đã kể cho mẹ nghe về các bạn ở lớp mẫu giáo của mình, về những trò chơi mà tớ được cô dạy và cả những món quà chiều mà tớ ăn rồi nhưng cứ muốn ăn thêm nữa. Đóng vai Thư: Mình kể cho mẹ nghe về chuyện mình được cô giáo mời đọc bài văn trước cả lớp và cả những bài toán thử trí thông minh các bạn trong lớp thường đố nhau vào giờ ra chơi. Câu 3: Đoạn 2 bài Tia nắng bé nhỏ, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 97 TLCH: Na nghĩ ra cách nào để mang nắng cho bà? Đáp án: Na nghĩ ra cách bắt nắng trên vạt áo mang về cho bà. Câu 4: Đoạn 1+2 bài Để cháu nắm tay ông, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 100 TLCH: Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở đâu? Đáp án: Điểm tham quan cuối cùng của gia đình Dương là ở Tháp Bà Pô-na-ga. Câu 5: Đoạn 2 bài Bạn nhỏ trong nhà, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 107 TLCH: Chú chó được đặt tên là gì và biết làm những gì? Đáp án: Chú chó được đặt tên là Cúp. Chú biết chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân lên trước mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho chú bắt. Câu 6: Đoạn 1+2 bài Đi tìm mặt trời, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 116 TLCH: Vì sao gõ kiến phải đi các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời? Đáp án: Gõ kiến phải đi các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời vì ngày xưa muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Câu 7: Đoạn 1+2 bài Những chiếc áo ấm, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 120 TLCH: Vì sao nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm? Đáp án: Nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm vì tấm vải của thỏ bị gió thổi bay xuống ao. Câu 8: Đoạn 2 bài Ngôi nhà trong cỏ, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 129 TLCH: Các bạn đã phát hiện ra điều gì? Đáp án: Các bạn đã phát hiện ra dế than đang vừa xây nhà vừa hát. Câu 9: Đoạn 2 bài Những ngọn hải đăng, SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 133 TLCH: Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng gì? Đáp án: Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời, nhưng khi năng lượng yếu thì phải lập tức thay thế bằng máy phát điện.