Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án) - Trường Tiểu học Hồ Văn Huê (Có đáp án)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Bài văn của Tôm-mi

Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ.

Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý … Mẹ yêu quý … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … Con yêu cả hai người … ”

(Theo Gian Lin-xtrôm)

1. Gia đình Tôm-mi chuẩn bị có sự thay đổi như thế nào? (0.5 điểm)

A. Chuyển nhà

B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau.

C. Tôm-mi về quê ở với ông bà ngoại

D. Mẹ Tôm-mi có em bé

2. Vì sao cô giáo gọi bố mẹ của Tôm-mi đến để trao đổi? (0.5 điểm)

A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách

B. Vì Tôm-mi thường ngủ gật trong giờ học

C. Vì Tôm-mi hay đánh bạn

D. Vì Tôm-mi vô lễ với thầy cô giáo.

pdf 23 trang Minh Huyền 06/02/2024 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án) - Trường Tiểu học Hồ Văn Huê (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án) - Trường Tiểu học Hồ Văn Huê (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH HỒ VĂN HUÊ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 3 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1) 2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1) 3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1) 4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1) 5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1) 6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1) 7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1) 8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bài văn của Tôm-mi Bố mẹ Tôm-mi chuẩn bị chia tay nhau. Tôi là cô giáo của Tôm-mi, đã mời cả hai người đến để trao đổi về việc học tập sa sút và sự phá phách của con họ. Trước đó, tôi lại tìm thấy trong ngăn bàn của Tôm-mi mẩu giấy với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín cả hai mặt, nhòe nước mắt. Tôi đưa mảnh giấy cho người mẹ. Bà đọc rồi đưa cho chồng. Ông xem và cau mày. Nhưng rồi, khuôn mặt ông dãn ra. Ông cẩn thận gấp mảnh giấy lại và nắm lấy tay vợ. Bà lau nước mắt, âu yếm nhìn ông. Mắt tôi cũng rưng rưng lệ. Tôi thầm cảm ơn Thượng Đế đã giúp tôi tìm thấy mảnh giấy đặc kín những dòng chữ viết lên từ trái tim nặng trĩu lo buồn của cậu bé: “Bố yêu quý Mẹ yêu quý Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người Con yêu cả hai người ”
  2. (Theo Gian Lin-xtrôm) 1. Gia đình Tôm-mi chuẩn bị có sự thay đổi như thế nào? (0.5 điểm) A. Chuyển nhà B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau. C. Tôm-mi về quê ở với ông bà ngoại D. Mẹ Tôm-mi có em bé 2. Vì sao cô giáo gọi bố mẹ của Tôm-mi đến để trao đổi? (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách B. Vì Tôm-mi thường ngủ gật trong giờ học C. Vì Tôm-mi hay đánh bạn D. Vì Tôm-mi vô lễ với thầy cô giáo. 3. Cô giáo đã đưa cho bố mẹ Tôm-mi xem thứ gì? (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt. B. Kết quả học tập trong tháng vừa qua của Tôm-mi C. Bài văn tả gia đình của mình của Tôm-mi D. Một bức thư được kẹp trong vở bài tập của Tôm-mi 4. Theo em, Tôm-mi viết những điều đó với mong muốn điều gì? (0.5 điểm) A. Kết quả học tập của mình sẽ tiến bộ để bố mẹ vui lòng B. Gia đình mình sẽ không phải chuyển nhà nữa C. Xin lỗi cô giáo và bố mẹ D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. 5. Bố mẹ Tôm-mi đã phải ứng như thế nào khi xem những điều Tôm-mi viết? (0.5 điểm) A. Hai người né tránh, không ai nhìn ai B. Hai người khóc và im lặng rất lâu C. Hai người mong cô giáo quan tâm tới Tôm-mi nhiều hơn D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm
  3. 6. Trong những dòng sau đây, dòng nào có chứa những từ ngữ chỉ hành động? (0.5 điểm) A. Chia tay, học tập, phá phác B. Mẩu giấy, cô giáo, phụ huynh C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt D. Mẩu giấy, chia tay, cô giáo, Thượng Đế 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau: (1 điểm) gió, lá lành, một lòng, bầy a. . đùm lá rách. b. Ngựa chạy có ., chim bay có bạn. c. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung d. Góp thành bão. 8. Gạch dưới các câu Ai làm gì? Có trong đoạn văn sau: (1 điểm) Anh Gà Trống bay lên, đậu trên hàng rào rồi rướn cao đầu lên trời. Hôm nay, hình như bầu trời trong sáng hơn? – Gà Trống tự hỏi. Ông Mặt Trời nhìn xuống tỏa nụ cười rạng rỡ chào Gà Trống. Bác Gió bay ngang qua cũng nhẹ vuốt vào chiếc mào đỏ của Gà Trống. 9. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn có phép so sánh: (1 điểm) a. Mùa đông, cây bàng trước cổng trường trơ trụi lá giống như b. Vào làng lụa Hà Đông, lụa đủ các màu sắc xanh, đỏ, vàng, nâu, được phơi nhìn như . c. Giờ ra chơi, nhìn các bạn học sinh chạy nhảy trên sân trường tựa như B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm) Đôi bạn Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về một vùng nông thôn mà em được biết hoặc được nghe kể.
  4. Gợi ý: - Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó? - Quang cảnh ở đó có gì nổi bật? - Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì? - Nêu nhận xét của em về vùng đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. Bố mẹ Tôm-mi chia tay nhau. 2. (0.5 điểm) A. Vì Tôm-mi học tập sa sút và hay phá phách 3. (0.5 điểm) A. Một mẩu giấy trong ngăn bàn cậu bé với những dòng chữ lặp đi lặp lại đầy kín hai mặt, nhòe nước mắt. 4. (0.5 điểm) D. Mong bố mẹ sẽ không chia tay, gia đình sẽ hạnh phúc như xưa. 5. (0.5 điểm) D. Hai người nắm tay và nhìn nhau âu yếm 6. (0.5 điểm) C. Trao đổi, học tập, nắm tay, lau nước mắt 7. (1 điểm) a. lá lành đùm lá rách. b. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. c. Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng d. Góp gió thành bão. 8. (1 điểm)
  5. 5. (0.5 điểm) C. hôn, ngủ, chợp mắt 6. (0.5 điểm) B. Ai làm gì? 7. (1 điểm) Kiến Mẹ dành cho kiến con tình yêu thương và sự hi sinh thật lớn lao. 8. (1 điểm) a. Bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn. b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện, chỗ trắng chỗ đen. 9. (1 điểm) - rong chơi - dọa nạt - róc rách - bối rối - tranh giành - giảng giải B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm) - Quê em ở nông thôn hay thành phố? - Cảnh vật đáng chú ý nhất ở đó là gì? - Món ăn đặc biệt nhất ở đó là gì? - Nếu bạn tới thăm, em sẽ đưa bạn đi những đâu?
  6. * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Hà Giang, ngày 3 tháng 10 năm 2018 Hùng thân mến ! Đã lâu rồi mình chưa gặp lại nhau nhỉ ? Thời gian trôi đi nhanh quá. Bạn biết không, Hà Giang quê tớ đang bước vào mùa hoa tam giác mạch đấy. Thời tiết tháng 10 cũng thật dễ chịu. Trong năm, chẳng có khi nào mà Hà Giang lại đẹp đẽ và nổi bật đến vậy.Những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng ruộm báo hiệu mùa thu hoạch bội thu sắp tới. Khắp các núi đồi và những nẻo đường đều được điểm tô bởi sắc hoa tươi sáng. Bản làng của người dân tộc Mông thấp thoáng trên núi với đoàn em bé mặc váy xòe thổ cẩm càng khiến cho bức tranh quê hương tớ thêm thanh bình. Hà Giang còn có những món ăn truyền thống như cháo ấu tẩu, thắng cố, thịt treo gác bếp, Hùng hãy tới đây chơi nhé! Tớ sẽ mời Hùng ăn những món ăn thật ngon và cho bạn được làm quen với những người bạn dân tộc Mông giỏi tiếng Anh cực kì. Nhận được thư này hãy trả lời tớ ngay nhé! Tớ mong sớm gặp lại bạn tại đây. Người viết Tú Phan Anh Tú ĐỀ SỐ 3 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Giọng quê hương (Trang 76 - TV3/ Tập 1) 2. Chõ bánh khúc của dì tôi (Trang 91 - TV3/Tập 1) 3. Nắng phương Nam (Trang 94 - TV3/Tập 1) 4. Cửa Tùng (Trang 109 - TV3/Tập 1) 5. Người liên lạc nhỏ (Trang 112 - TV3/Tập 1)
  7. 6. Nhà bố ở (Trang 124 - TV3/Tập 1) 7. Đôi bạn (Trang 130 - TV3/Tập 1) 8. Âm thanh thành phố (Trang 146 - TV3/Tập 1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CHIẾC ÁO RÁCH Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc. Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan, rồi giảng bài cho Lan. Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường. 1. Vì sao các bạn trêu chọc Lan? (0.5 điểm) A. Vì Lan bị điểm kém. B. Vì Lan mặc áo rách đi học. C. Vì Lan không chơi với các bạn. D. Vì Lan đi học muộn, vi phạm nội quy của nhà trường 2. Thái độ của Lan như thế nào khi bị các bạn trêu chọc? (0.5 điểm) A. Lan đỏ mặt đánh nhau với các bạn, hôm sau bạn không đến lớp nữa B. Lan đánh nhau với các bạn rồi bỏ về không tới lớp học nữa. C. Lan tủi thân ôm mặt khóc nức nở rồi về mách mẹ. D. Lan đỏ mặt ngồi khóc, hôm sau bạn không đến lớp nữa 3. Khi các bạn đến thăm Lan thì thấy bạn Lan đang làm gì? (0.5 điểm) A. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh. B. Lan đang học bài. C. Lan đi chơi bên hàng xóm. D. Lan đang nằm xem ti vi.
  8. 4. Khi đã hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, cô và các bạn đã làm gì? A. Mua một tấm áo mới tặng Lan. B. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện cùng mẹ Lan C. Cô giảng bài cho Lan D. Tất cả các việc làm trên 5. Trước tình cảm của mọi người, thái độ và hành động của Lan thay đổi như thế nào? (0.5 điểm) A. Lan không muốn nhận được sự giúp đỡ của mọi người B. Lan quyết định nghỉ học hẳn để tập trung giúp mẹ và gia đình C. Lan rất cảm động và tiếp tục cùng các bạn tới trường D. Lan phấn đấu trở thành học sinh giỏi nhất lớp. 6. Câu chuyện trên khuyên em điều gì? (0.5 điểm) A. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. B. Thấy bạn mặc áo rách không nên chê cười. C. Cần giúp đỡ bạn bè làm việc nhà. D. Cần cố gắng, chăm chỉ học tập để bố mẹ vui lòng 7. Điền vào chỗ trống ch hay tr? (1 điểm) - Vô tuyến uyền hình - Văn học uyền miệng - Chú chim non bay uyền cành - Chúng em chơi uyền. 8. Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: (1 điểm) a. Bầu trời trong xanh những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn. b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện chỗ trắng chỗ đen. 9. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: (1 điểm) a) Một bụi tre. b) Một dòng sông. B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
  9. I. Chính tả (4 điểm) Quê hương ruột thịt Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa ANH ĐỨC II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về một vùng nông thôn mà em được biết hoặc được nghe kể. Gợi ý: - Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó? - Quang cảnh ở đó có gì nổi bật? - Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì? - Nêu nhận xét của em về vùng đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) B. Vì Lan mặc áo rách đi học. 2. (0.5 điểm) D. Lan đỏ mặt ngồi khóc, hôm sau bạn không đến lớp nữa 3. (0.5 điểm) A. Lan giúp mẹ cắt lá để gói bánh. 4. (0.5 điểm) D. Tất cả các việc làm trên 5. (0.5 điểm) C. Lan rất cảm động và tiếp tục cùng các bạn tới trường
  10. 6. (0.5 điểm) A. Cần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, nhất là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. 7. (1 điểm) - Vô tuyến truyền hình - Văn học truyền miệng - Chú chim non bay chuyền cành - Chúng em chơi chuyền. 8. (1 điểm) a. Bầu trời trong xanh, những đám mây trắng nhởn nhơ bay lượn. b. Ghét bẩn bám vào lợn khiến làn da nó trở nên vằn vện, chỗ trắng chỗ đen. 9. (1 điểm) a. Lũy tre xanh, rợp mát con đường làng. b. Dòng sông rộng mênh mông, nước chảy hiền hòa. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm) - Đó là vùng nào? Em sống ở đó, đến đó chơi hay được nghe kể về nó? - Quang cảnh ở đó có gì nổi bật? - Người dân ở đó chủ yếu sống bằng nghề gì? - Nêu nhận xét của em về vùng đó. * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm
  11. - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Quê nội em là một vùng nông thôn thanh bình ở ngoại ô Hà Nội. Cứ mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết em lại được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhớ nhất những ngày đông, con đường về nhà nội được tô điểm bởi những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn, rực rỡ dưới ánh nắng. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề gốm và trồng rau. Ông nội em cũng là một nghệ nhân giỏi trong làng. Em rất tự hào vì quê hương mình có làng gốm nổi tiếng. Em mong quê hương ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn. ĐỀ SỐ 4 A. Kiểm tra đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3đ) HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 chữ/phút và trả lời một câu hỏi trong các bài tập đọc đó. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (7đ) Đọc thầm đoạn văn sau: BA ĐIỀU ƯỚC Ngày xưa, có một chàng thợ rèn tên là Rít. Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Nghĩ trên đời chỉ có vua là sung sướng nhất, Rít ước trở thành vua. Phút chốc, chàng đã đứng trong cung cấm tấp nập người hầu. Nhưng chỉ mấy ngày, chán cảnh ăn không ngồi rồi, Rít bỏ cung điện ra đi. Lần kia, gặp một người đi buôn, tiền bạc nhiều vô kế, Rít lại ước có thật nhiều tiền. Điều ước được thực hiện. Nhưng có của, Rít luôn bị bọn cướp rình rập. Thế là tiền bạc cũng chẳng làm chàng vui. Chỉ còn điều ước cuối cùng. Nhìn những đám mây bồng bềnh trên trời, Rít ước bay được như mây. Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Nhưng mãi rồi cũng chán, chàng lại thèm được trở về quê. Lò rèn của Rít lại đỏ lửa, ngày đêm vang tiếng búa đe. Sống giữa sự quý trọng của dân làng, Rít thấy sống có ích mới là điều đáng mơ ước. (TRUYỆN CỔ TÍCH BA- NA) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1. Chàng Rít được tiên ông tặng cho những gì? (0,5 đ) A. Vàng bạc B. Lò rèn mới.
  12. C. Ba điều ước Câu 2: Chuyện gì xảy ra với Rít khi chàng có của? (0,5 đ) A. Chán cảnh ăn không ngồi rồi B. Luôn bị bọn cướp rình rập C. Làm chàng vui Câu 3: Trong bài có mấy hình ảnh so sánh? Là những hình ảnh nào? (1đ) A. 1 hình ảnh là: B. 2 hình ảnh là : C. 3 hình ảnh là: Câu 4: Câu chuyện trên muốn nói với ta điều gì? (1 đ) Câu 5. Gạch chân dưới 2 từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: (0,5 đ) Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Câu 6. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: (0,5 đ) a) Điều gì mới là quan trọng đối với chàng Rít b) Ba điều ước của chàng Rít không làm chàng vui Câu 7: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài. (1đ) Câu 8: Khoanh vào chữ cái trước nhóm từ có từ không cùng nhóm với các từ còn lại (1đ) A. Dòng sông, mái đình, cây đa, chân thật B. Bố mẹ, ông bà, anh chị, chú bác C. Trẻ em, trẻ thơ, trẻ con, em bé Câu 9: Viết một câu có sử dụng hình ảnh so sánh theo kiểu so sánh ngang bằng (1đ) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (3 điểm): Cây gạo Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm.
  13. (Theo VŨ TÚ NAM) II. Tập làm văn (7 điểm): Em hãy viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu kể về một người mà em yêu quý. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3đ) - Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 đ - Đọc đủ tiếng, từ: 1 đ (Sai 1 tiếng trừ 0,25đ) - Ngắt nghỉ đúng dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 0,5 đ - Trả lời đúng câu hỏi: 0,5đ II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (7đ) Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: A, Rít ước bay được như mây. Câu 4: Lao động (làm việc) mới là có ích nhất. Câu 5: Chàng bay khắp nơi, ngắm cảnh trên trời dưới biển. Câu 6: a) Điều gì mới là quan trọng đối với chàng Rít? b) Ba điều ước của chàng Rít không làm chàng vui. Câu 7: Chàng được một tiên ông tặng cho ba điều ước. Câu 8: A Câu 9: Đặt câu: Bông hoa hồng rực rỡ như một nàng tiên. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (3 đ): - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 0,5 đ - Đúng tốc độ, đúng chính tả: 2 đ
  14. - Trình bày sạch đẹp: 0,5 đ - Sai 1 lỗi trừ 0,25 đ (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) - Hai lỗi sai hoàn toàn giống nhau chỉ trừ một lần điểm. II. Tập làm văn: (7 đ) Bài mẫu: Trong gia đình, người em luôn kính trọng và tin yêu nhất là bố. Bố em năm nay ngoài ba mươi tuổi. Bố là bộ đội, cũng là kỹ sư giỏi. Mái tóc đen nhánh của bố luôn được cắt gọn gàng. Bố thường mặc những chiếc áo phông trông rất trẻ trung. Những lúc mặc quân phục, trông bố rất oai phong. Bố em là người tận tụy trong công việc. Nhìn những cây cầu mới được dựng lên, em càng thấy hiểu về công việc của bố và càng tự hào về bố hơn. Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học mỗi tối. Bố đúng là người bố tuyệt vời của em. ĐỀ SỐ 5 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (4 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc và trả lời một câu hỏi các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17. II. Đọc hiểu: (6 điểm) Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: ĐƯỜNG VÀO BẢN Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng . Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác
  15. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại. (Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang) Câu 1. Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào? A. Núi B. Biển C. Đồng bằng Câu 2. Đoạn văn trên tả cảnh gì? A. Suối B. Con đường C. Suối và con đường Câu 3. Vật gì năm ngang đường vào bản? A. Ngọn núi B. Rừng vầu C. Con suối Câu 4. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn thấy gì? A. Cá, lợn và gà B. cá, núi, rừng vầu, cây trám trắng, trám đen, lợn và gà C. những cây cổ thụ Câu 5. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. B. Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. C. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác Câu 6. Điền dấu phẩy vào câu “Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.” A. Đường vào bản tôi, phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa. B. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối, nước bốn mùa trong veo bọt tung trắng xóa.
  16. C. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo, bọt tung trắng xóa. Câu 7. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.” Câu 8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (4 điểm) Âm thanh thành phố Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô. (Theo Tô Ngọc Hiến) II. Tập làm văn: (6 điểm) Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi một người thân mà em quý mến. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, tốc độ đạt yêu cầu đạt 4 điểm. Tùy theo mức độ đọc của hs mà giáo viên cho điểm. II. Đọc hiểu: (6 điểm) 1. A 2. C 3. C 4. B 5. A 6. C Câu 7: Với câu kết bài “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường quen thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.” tác giả muốn nói rằng con đường vào bản và cảnh vật
  17. ở bản mình vô cùng hấp dẫn. Cảnh vật nơi đây với những con suối trong rào rạt bốn mùa, những đàn cá bơi lội, những hàng cây cao vút, tất cả như níu chân du khách, hẹn ngày trở lại với bản làng thân yêu. Câu 8. Đặt một câu có hình ảnh so sánh: - Trăng đêm rằm tròn như cái đĩa. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (4 điểm) - Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 4 điểm. - Sai quá 5 lỗi không tính điểm. II. Tập làm văn: (6 điểm) - Học sinh viết được bức thư đúng yêu cầu, đúng chính tả, diễn đạt rõ ý, mạch lạc, trình bày sạch đẹp đạt 6 điểm. - Tùy theo mức độ làm bài của học sinh mà giáo viên tính điểm. - Bài viết cần có các ý: + Nơi viết thư, ngày tháng năm + Lời xưng hô với người thân. + Nội dung chính của bức thư (thăm hỏi sức khỏe, báo tin tình hình của gia đình, việc học tập của bản thân ). + Thể hiện tình cảm và lời hứa của mình với người thân. + Lời chúc, lời cầu mong cho người thân. Bài mẫu: Bà Ngoại yêu quý của cháu! Cháu là Thanh Thảo đây, đứa cháu gái, con út của mẹ Hà viết thư thăm bà đây! Dạo này, bà có khỏe không bà? Bà ăn có ngon miệng không? Mỗi bữa, bà ăn có được hai lưng bát không hả bà? Bà ráng ăn nhiều cho khỏe bà nhé. Hôm trước, gia đình cháu có nhận được thư bác Hải. Bác nói, thời gian gần đây sức khỏe bà có phần yếu đi, bố mẹ và chúng cháu lo lắm. Gia đình cháu trong này vẫn bình thường. Bố cháu dạo này ít đi công tác xa. Còn mẹ thì vẫn bán hàng bình thường như trước. Anh Quân đi học xa nên mỗi tháng mới về thăm nhà một lần. Còn cháu vẫn học tốt ạ. Tháng nào, trong sổ liên lạc gia đình, cháu cũng đều được cô giáo nhận xét: "chăm ngoan, học giỏi”. Bố mẹ cháu vui lắm bà ạ. Cháu xin hứa với bà, cháu sẽ cố gắng học
  18. tốt hơn nữa để giữ vững danh hiệu là học sinh giỏi mà cháu đã giành được ở năm học trước. Cuối thư, cháu chúc bà luôn mạnh khỏe. Hè này, cháu sẽ về quê thăm bà.