Bộ 5 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)

Chú sẻ và bông hoa bằng lăng

Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.

Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.

Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.

ĐỀ SỐ 1

Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng:

- Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?

Theo Phạm Hổ

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:

Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì?

a. Để tặng cho sẻ non.

b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ.

c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa

được nhìn thấy hoa nở.

Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua?

a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm.

b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy.

c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa

pdf 21 trang Minh Huyền 06/02/2024 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ 5 ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN TIẾNG VIỆT 3 NĂM 2021-2022 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: Cậu bé thông minh. 2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Chú sẻ và bông hoa bằng lăng Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
  2. Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng: - Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? Theo Phạm Hổ Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì? a. Để tặng cho sẻ non. b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ. c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở. Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua? a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm. b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy. c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa. Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ? a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng. b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ. c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ.
  3. Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là: a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa. b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua. Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì? Bằng lăng và sẻ non là B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (Nghe - viết) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51) Giáo viên đọc “Cũng như tôi đến hết” (5 điểm) 2. Tập làm văn: (5 điểm) Em hãy chọn một trong các đề văn sau: 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học. 2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng
  4. - Đọc theo yêu cầu của Gv. 2. Đọc thầm và làm bài tập 1. C 2. B 3. C 4. A 5. Bằng lăng và sẻ non là bạn của bé Thơ. B. Kiểm tra viết 1. Chính tả: (Nghe - viết) 2. Tập làm văn: (5 điểm) Bài viết tham khảo: Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Em dậy thật sớm để chuẩn bị đến trường. Em được mẹ đưa đến trường, trong lòng cảm thấy hồi hộp, xao xuyến vì đây là ngày đầu tiên đi học. Bước vào lớp, em thấy rất bỡ ngỡ vì mọi thứ đều mới lạ, cô giáo mới bạn bè mới, nhưng sau đó em đã dần dần làm quen với các bạn. Tiết học tập đọc diễn ra thật sôi nổi và thú vị. Tiết học toán khiến em cảm thấy hơi khó khăn. Tiết học mĩ thuật khiến em cảm thấy thích thú nhất. Vì sau khi thầy giáo hướng dẫn, chúng em có thể thoải mái vẽ tranh, tô màu theo ý thích. Buổi học đầu tiên trôi qua thật nhanh nhưng luôn đầy ắp tiếng cười.
  5. ĐỀ SỐ 2 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu Em hãy đọc thầm văn bản sau và trả lời các câu hỏi. Mùa hoa cải dầu (Nanohana) thường rộ vào khoảng tháng 3, tháng 4, và đến gần cuối tháng 5 - lúc cây cải đã hơi già và hoa nở vàng rực rỡ. Vào thời gian này những bông hoa cải bắt đầu nở rộ và đẹp nhất trong năm. Khi đi trên những cánh đồng hoa cải, các bạn sẽ thấy những bụi phấn hoa cải bám trên quần áo tạo nên hương thơm độc đáo, đó là mùi hương cay cay nồng nồng khó tả. Hoa cải dầu thường được dùng làm thực phẩm và có vị hơi đắng. Khi tuyết của mùa đông vừa tan, hạt cải đã được gieo ngay xuống các cánh đồng, để khi nắng xuân vừa ấm rực, thì giống như các loài cây hoa khác, cây cải cũng tưng bừng nở hoa. Câu 1. Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1. Hoa cải dầu thường nở vào khoảng thời gian nào trong năm? A. Từ tháng 3 đến giữa tháng 5 B. Từ tháng 3 đến cuối tháng 5 C. Từ tháng 3 đến đầu tháng 5
  6. 2. Thời điểm nào thì được gọi là “mùa hoa cải dầu”? A. Khi cây cải dầu bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên B. Khi những cây cải non vừa phát triển, xanh tốt C. Khi những cây cải dầu hơi già và hoa thì nở vàng rực 3. Hoa cải dầu có mùi hương như thế nào? A. Mùi hương cay cay nồng nồng khó tả B. Mùi hương ngọt ngào mê say C. Mùi hương nhạt nhòa khó nhận thấy 4. Người ta thường gieo trồng cây cải dầu khi nào? A. Khi những bông tuyết đầu tiên rơi xuống B. Khi có một lớp tuyết dày bao phủ trên mặt đất C. Khi lớp tuyết dày vừa tan đi hết Câu 2. Em hãy kể tên các loài hoa nở vào mùa xuân mà mình yêu thích cho mọi người cùng nghe. Phần 2. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả 1. Nghe - viết Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay, có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé thơ.
  7. 2. Bài tập:Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: Kẻ địch đã bị (giết hại, tiêu diệt). Những chú cún con rất (đáng yêu, khôi ngô). Cô giáo em (hát, hót) rất hay. Em bé đang ngoan ngoãn (ăn, đớp) cơm. Câu 2. Luyện từ và câu a. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm: • Ở trường, chúng em được học những bài học thú vị và bổ ích. • Vào sáng chủ nhật, em thường dậy sớm tưới nước cho vườn hoa. b. Em hãy đặt các câu theo mẫu Ai làm gì? Có chứa từ: Chăm chỉ Viết bài c. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau: Câu có hình ảnh so sánh Sự vật Sự vật 1 2 a. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một tấm lụa khổng lồ vắt ngang miền quê. b. Vào mùa thu, nhìn từ xa cây bàng giống như một ngọn đuốc cháy rực rỡ.
  8. Câu 3. Tập làm văn Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu, kể về môn học em yêu thích nhất. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu Câu 1. 1. B 2. C 3. A 4. C Câu 2. - Gợi ý: hoa mai, hoa đào, hoa hồng, hoa mận, hoa cẩm chướng, hoa cúc, hoa ly Phần 2. Kiểm tra viết Câu 1. Chính tả 1. Nghe - viết - Yêu cầu: • Tốc độ viết ổn định, không quá chậm • Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc
  9. • Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét • Trình bày sạch sẽ, gọn gàng 2. Bài tập • Kẻ địch đã bị tiêu diệt • Những chú cún con rất đáng yêu • Cô giáo em hát rất hay • Em bé đang ngoan ngoãn ăn Câu 2. Luyện từ và câu a. - Ở trường, ai được học những bài học thú vị và bổ ích? - Vào sáng chủ nhật, em thường làm gì? b. Gợi ý: - Bạn Lan đang chăm chỉ giúp mẹ quét nhà. - Trong lớp, các bạn học sinh đang nghiêm túc viết bài. c. Câu có hình ảnh so sánh Sự vật 1 Sự vật 2 a. Nhìn từ trên cao, dòng sông như một dòng tấm tấm lụa khổng lồ vắt ngang miền quê. sông lụa b. Vào mùa thu, nhìn từ xa cây bàng giống cây ngọn như một ngọn đuốc cháy rực rỡ. bàng đuốc
  10. Câu 3. Tập làm văn Gợi ý dàn bài chi tiết: - Ở lớp, em yêu thích nhất là môn học nào? - Những hoạt động chính của môn học đó là gì? (tính toán, vẽ ình, viết chữ, đặt câu, hát, chạy ) - Vì sao em lại thích môn học đó? (rất vui, hay, thú vị, hấp dẫn, đem đến nhiều kiến thức bổ ích, giúp cơ thể khỏe mạnh ) - Em có những tình cảm, mong muốn gì dành cho môn học này trong tương lai? - Em sẽ cố gắng hết sức mình để học tập tốt môn học ấy và các môn học khác không? ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) - HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau: Bài 1: Cậu bé thông minh (SGK TV3/Tập 1 trang 4; 5) Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (SGK TV3/Tập 1 trang 44) Bài 3: Trận bóng dưới lòng đường (SGK TV3/Tập 1 trang 54; 55) Bài 4: Các em nhỏ và cụ già (SGK TV3/Tập 1 trang 62; 63)
  11. 2. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm) HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng. 1. Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường? A. Bóng chuyền B. Bóng đá C. Bóng rổ 2. Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu? A. Ở sân vận động. B. Ở trước sân trường. C. Ở dưới lòng đường. 3. Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì? A. Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình. B. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè. C. Cả hai ý trên. 4, Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây: Em là học sinh lớp 3. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết). (5 điểm)
  12. • Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn 4 • Bài “Các em nhỏ và cụ già” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62 - 63) 2. Tập làm văn: (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng - Bốc thăm và đọc theo yêu cầu của giáo viên. 2. Đọc thầm và làm bài tập 1. A 2. C 3. C 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây: Ai là học sinh lớp 3? B. Kiểm tra viết 1. Chính tả - Nghe viết đúng chính tả. 2. Tập làm văn
  13. Bài viết tham khảo: Em không bao giờ quên ngày đầu tiên đi học. Buổi sáng hôm ấy trời cao, trong xanh. Ông mặt trời tỏa những tia nắng ấm áp xuống mặt đất. Em ngồi sau xe máy mẹ chở đến trường trong tâm trạng vừa vui vừa lo lắng. Ngôi trường tiểu học thật là rộng và đẹp. Sân trường đông vui như ngày hội. tất cả các học sinh đều mặc đồng phục trông thật đẹp mắt. Các anh chị lớp lớn ríu rít chuyện trò. Còn những học trò mới như em thì rụt rè bỡ ngỡ đứng sát cạnh bố mẹ. Khi tiếng trống trường đầu tiên vang lên lòng em rộn ràng một niềm vui khó tả. Tiếng trống trường ấy còn ngân vang mãi trong lòng em đến tận bây giờ. ĐỀ SỐ 4 KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu: Học sinh đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” SGK, tiếng Việt 3, tập 1, trang 62-63 sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Các bạn nhỏ đi đâu? A. Các bạn nhỏ đi học. B. Các bạn nhỏ rủ nhau đi chơi.
  14. C. Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. D. Các bạn nhỏ đi về nhà sau khi học xong ở trường. 2. Điều gì khiến các em phải dừng lại? A. Gặp một chuyện bất thường trên đường. B. Gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, u sầu. C. Gặp một em bé lạc đường. D. Gặp một cụ già đôi mắt bị mù, không đi được. 3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn? A. Ông cụ bị mất tiền. B. Cụ bà bị ốm nặng ở bệnh viện, không có tiền trả viện phí. C. Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi. D. Ông cụ buồn về chuyện gia đình. 4. Trong câu Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, em có thể thay từ u sầu bằng từ nào? A. Buồn bã B. Vui vẻ C. Bướng bỉnh KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: (Nghe - viết): Bài viết: Gió heo may, SGK, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70.
  15. 2. Tập làm văn: Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người thân mà em yêu quý. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu 1. C 2. B 3. C 4. A KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả - Nghe viết đúng chuẩn. 2. Tập làm văn Bài viết tham khảo: Gia đình em, ngoài ba mẹ và em ra còn có chị Hằng. Chị năm nay mười ba tuổi, chị đang học lớp bảy trường Đoàn Thị Điểm. Khuôn mặt chị hình trái xoan, mái tóc dài ngang vai. Cái miệng chị cười rất tươi, lộ rõ hai lúm đồng tiền duyên dáng.
  16. Những năm còn học tiểu học, chị Hằng luôn là học sinh giỏi của trường. Lên cấp hai, chị vẫn duy trì được thành tích học tập đó. Ba mẹ em rất tự hào về chị. Ở nhà, ngoài thời gian học tập, chị còn giúp đỡ mẹ những việc lặt vặt trong nhà. Thỉnh thoảng chị còn giúp em giải những bài toán hóc búa nữa. Em mong muốn mình cũng học giỏi như chị. Em rất yêu chị. ĐỀ SỐ 5 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu Bạch Mã là một dãy núi đẹp, là phần nằm ngang của dãy Trường Sơn, chạy cắt ra sát biển. Nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng, có lưu lượng mưa lớn nhất Việt Nam. Dãy này có đỉnh núi cao nhất là 1444m, là nơi quy tụ nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở miền nhiệt đới. “Nóc nhà” của dãy Trường Sơn là dãy Ngọc Linh với đỉnh cao nhất lên đến 2598m, đứng thứ 2 ở Việt Nam sau đỉnh Phan-xi- păng. Dãy núi này là một phần lớn của Trường Sơn Nam, nằm trên cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, thuộc địa phận các tỉnh: Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi và Gia Lai. (Trích Dãy Trường Sơn: Đệ nhất thiên nhiên Đông Dương) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
  17. 1. Đèo Hải Vân nằm ở dãy núi nào? A. Dãy Bạch Mã B. Dãy Ngọc Linh C. Dãy Hoành Sơn 2. Đỉnh núi cao nhất ở dãy Bạch mã cao bao nhiêu m? A. 1144m B. 1444m C. 1411m 3. Dãy núi Ngọc Lĩnh nằm trên địa phận các tỉnh nào? A. Kon Tum, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Tây Nguyên B. Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam C. Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Nam 4. Nơi nào có lưu lượng mưa lớn nhất nước ta? A. Đèo Hải Vân B. Đèo Khánh Lê C. Đèo Tam Điệp 5. Dãy Bạch Mã có nhiều loài động, thực vật của miền nào? A. Ôn đới B. Nhiệt đới C. Hàn đới
  18. 6. Nơi cao nhất của dãy núi Trường Sơn là ở đâu? A. Dãy Bạch Mã B. Dãy Ngọc Lĩnh C. Dãy Hoành Sơn Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn Câu 1.Chính tả 1. Nghe - viết Dảy Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. 2. Bài tập Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: - Các học sinh vui vẻ (hò reo, hò hét) trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm. - Các chiến sĩ đã anh dũng (chiến trận, chiến đấu) đến hơi thở cuối cùng. - Bạn Lan đang (chăm chỉ, chăm chú) nhìn vào màn hình ti vi. Câu 2. Luyện từ và câu
  19. 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau - Chú Tư là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng. - Hễ nước lên, là đàn cá lại đua nhau kéo về. 2. Tìm 5 từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được, đặt câu theo mẫu Ai làm gì? 3. Viết tên các sự vật được so sánh với nhau trong những câu sau: Câu có hình ảnh Sự vật 1 Sự vật 2 so sánh a. Đôi mắt chú chó đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn. b. Những cánh hoa mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm. Câu 3. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một anh, chị hàng xóm mà em yêu quý. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Phần 1. Kiểm tra đọc hiểu 1. A 2. B 3. B
  20. 4. A 5. B 6. B Phần 2. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn Câu 1. Chính tả 1. Nghe - viết - Yêu cầu: Tốc độ viết ổn định, không quá chậm Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét Trình bày sạch sẽ, gọn gàng 2. Bài tập Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống: Các học sinh vui vẻ hò reo trước sự xuất hiện của ca sĩ Mỹ Tâm. Các chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Bạn Lan đang chăm chú nhìn vào màn hình ti vi. Câu 2. Luyện từ và câu 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của các câu sau - Ai là thợ lặn giỏi nhất của cả vùng? - Hễ nước lên, là đàn cá lại làm gì?
  21. 2. - Từ chỉ hoạt động của học sinh trong lớp học: nghe giảng, viết bài, chép bài, làm bài, phát biểu, ghi nhớ, thảo luận, phản biện, kẻ bảng, xóa bảng - Đặt câu: - Bạn lan đang chăm chú viết bài. - Linh là học sinh chăm phát biểu nhất lớp em. 3. Câu có hình ảnh Sự vật 1 Sự vật 2 so sánh a. Đôi mắt chú chó đôi mắt hạt nhãn đen láy, tròn xoa như hai hạt nhãn. b. Những cánh hoa cánh hoa cánh bướm mềm mại, dập dìu trong gió như những cánh bướm. Câu 3. Tập làm văn Gợi ý dàn bài chi tiết: • Người đó có tên là gì? Năm nay khoảng bao nhiêu tuổi? • Người đó đang đi học hay đã đi làm rồi? Hiện đang học ở đâu? Hay làm nghề gì? • Tình cảm của em và gia đình em với người đó. • Tình cảm của người đó đối với em và gia đình