Bộ 5 đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (MĐ1). Hai con gà trống trong bài có quan hệ thế nào với nhau? (0,5 điểm)

A. Hai con gà trống trong hai đàn khác nhau.

B. Hai con gà trống do cùng một mẹ sinh ra và nuôi dưỡng.

C. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau.

D. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau nhưng cùng sống trong một nông trại.

Câu 2 (MĐ1). Khi lớn lên, hai con gà trống sống với nhau như thế nào? (0,5 điểm)

A. Rất đoàn kết luôn đi kiếm ăn cùng nhau.

B. Cùng nhau giúp đỡ gà mẹ nhưng không nói chuyện với nhau.

C. Không đoàn kết, suốt ngày cãi vã nhau.

D. Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ mồi cho nhau.

Câu 3 (MĐ1). Hai con gà trống cãi nhau vì chuyện gì? (0,5 điểm)

A. Tranh nhau chỗ ở.

B. Ai cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang hơn.

C. Tranh nhau làm vua của nông trại.

D. Ai cũng tự cho mình là người đẹp đẽ hơn, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại.

docx 20 trang Minh Huyền 06/06/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 5 đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbo_5_de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_3.docx

Nội dung text: Bộ 5 đề kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (ĐỀ 1) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (4 điểm): II. Đọc hiểu ( 6 điểm): Hai con gà trống Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại. Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau chí tử, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm vua. Sau cùng, có một con thắng và một con thua. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang “ò ó o “ đầy kiêu hãnh để ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ, tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng bay ngang qua chú ý. Thế là con chim ưng sà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở, chờ chết. Theo Internet Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (MĐ1). Hai con gà trống trong bài có quan hệ thế nào với nhau? (0,5 điểm) A. Hai con gà trống trong hai đàn khác nhau. B. Hai con gà trống do cùng một mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. C. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau. D. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau nhưng cùng sống trong một nông trại. Câu 2 (MĐ1). Khi lớn lên, hai con gà trống sống với nhau như thế nào? (0,5 điểm) A. Rất đoàn kết luôn đi kiếm ăn cùng nhau. B. Cùng nhau giúp đỡ gà mẹ nhưng không nói chuyện với nhau. C. Không đoàn kết, suốt ngày cãi vã nhau. D. Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ mồi cho nhau. 1
  2. Câu 3 (MĐ1). Hai con gà trống cãi nhau vì chuyện gì? (0,5 điểm) A. Tranh nhau chỗ ở. B. Ai cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang hơn. C. Tranh nhau làm vua của nông trại. D. Ai cũng tự cho mình là người đẹp đẽ hơn, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại. Câu 4 (MĐ2). Cả hai con gà trống sau khi đánh cãi nhau đã có kết cục như thế nào? (0,5 điểm) A. Cả hai con đều chết. B. Con gà trống thắng cuộc đã được làm vua của nông trại. C. Con gà bại trận còn sống và được làm vua của nông trại. D. Không phân được thắng bại nên cả hai con đều làm vua của nông trại. Câu 5 (MĐ3). Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm) . Bài 2. (MĐ3) Đặt 1 câu cảm để nói về hai chú gà trống trong câu chuyện trên.(0,5 điểm) . Bài 3 (MĐ2) Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (0,5 điểm) "Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét- tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng. Bài 4. (MĐ2) Đọc các câu văn và đoạn thơ dưới đây, tìm các sự vật được so sánh với nhau và hoàn thành bảng sau: (1 điểm) 2
  3. a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b) Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hoả Bão đi thong thả Như con bò gầy. c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện. Câu Sự vật 1 Từ ngữ so sánh Sự vật 2 a b c Bài 5 (MĐ2) Viết lại các từ ngữ sau vào 2 nhóm: từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm: (0,5 điểm) đẹp đẽ nhảy lên hàng rào kiêu hãnh oai phong chim ưng tiếng gáy giỏi giang -Từ ngữ chỉ sự vật: . -Từ ngữ chỉ đặc điểm: . Bài 6 (MĐ3) Điền ch hoặc tr vào ô trống thích hợp và giải các câu đố sau: (1 điểm) Suốt ngày ạy bám trên tường Mình đen mặc áo da sồi Luôn luôn ép miệng buồn thương nỗi gì. Nghe ời uyển động thì ngồi kêu oan. Là con Là con B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm) : Nghe - viết: Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Hai con gà trống (Đoạn từ đầu đến con nào thắng sẽ được làm vua.) 3
  4. . . . . . . . . . II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Đề: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. 4
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (ĐỀ 2) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (4 điểm): II. Đọc hiểu ( 6 điểm): Con cá thông minh Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn. Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực. Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê. Theo Internet Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1.(M1) Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu? (0,5 điểm) A. trong ao B. cái hồ lớn C. ngoài biển D. con suối 2. (M1) Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì (0,5 điểm) A. bất lực B. quá đông C. đau đớn D. đi quanh hồ 3. (M2) Vì sao Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vẫn thấy vô cùng sung sướng? (0,5 điểm) A. diệt được đàn kiến B. giúp đàn kiến được ăn no C. được ăn no D. đàn con được ăn no 5
  6. 4. (M2) Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì? (0,5 điểm) A. gan dạ B. dũng cảm C. hi sinh D. siêng năng 5. (M3) Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ? (0,5 điểm) . Bài 2 (MĐ2). Dựa vào tranh, viết các cặp từ trái nghĩa tương ứng (0,5 điểm) Bài 3 (MĐ2). Đặt câu hỏi Bằng gì? (hoặc để làm gì?) cho bộ phận in đậm: (1 điểm) M: Bạn nhỏ đánh răng bằng bàn chải. =>Bạn nhỏ đánh răng bằng gì? a. Cá quả đã nằm yên cho đàn kiến đốt khắp mình để đàn con được một bữa no nê. b. Cây đào trước cửa được chăm bón bằng đôi bàn tay khéo léo của bác Mai. c. Chiếc áo mẹ mua cho em được làm bằng vải lụa mềm mịn. d. Chúng ta nên trồng nhiều cây xanh để môi trường thêm trong lành. Bài 4. (MĐ2). a. Hãy tìm ra một từ viết sai chính tả trong từng dòng sau và sửa lại cho đúng: (0,5 điểm) a) chạn bát, trạm xá, trách mắng, chông chờ. b) Nhà dông, rung động, chiếc giường, để dành. c) Già dặn, rôm rả, giằng co, dành giật. d) Cơm nắm, khô nẻ, lo ấm, trông nom. b. (MĐ3 )Điền dấu thích hợp vào ô trống trong mẩu chuyện sau: (0,5 điểm) Cái kết cho sự khinh thường 6
  7. Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người. Đầu tiên, tiều phu ra câu đố “Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân ”. Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì. “Tôi cũng không biết ”, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm: “Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi” Học giả vô cùng sửng sốt. Bài 5. (MĐ2) Gạch chân những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó: (1 điểm) a) Quạt nan như lá b) Cánh diều no gió Chớp chớp lay lay Tiếng nó chơi vơi Quạt nan rất mỏng Diều là hạt cau Quạt gió rất dày. Phơi trên nong trời. c) Bão đến ầm ầm d) Ngước mắt trông lên, ta sẽ thấy Như đoàn tàu hoả những dải hoa xoan đã phủ kín cành Bão đi thong thả cao cành thấp, tựa như những áng mây Như con bò gầy phớt tím đang lững lờ bay qua ngõ trúc. 7
  8. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm) : Nghe viết: Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Con cá thông minh (Đoạn từ Một hôm đến ráng chịu đựng.) II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Đề bài: Viết đoạn văn ngắn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường. 8
  9. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2 (ĐỀ 3) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (4 điểm): II. Đọc hiểu ( 6 điểm): Rừng cây trong nắng Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp, ta nghe thấy tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi, bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ. Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên đằm mình vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó rồi lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ Theo Đoàn Giỏi Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. (M1) Bài văn tả về các loài cây cối ở đâu? (0.5 điểm) A. Ở bãi biển B. Ở trong rừng C. Ở cánh đồng D. Ở trên núi 2. (M1) Loài cây nào được nhắc đến trong bài? (0.5 điểm) A. Cây phi lao. B. Cây thông C. Cây liễu. D. Cây tràm. 3. (M1) Rừng cây được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày? (0.5 điểm) A. Buổi sáng sớm B. Buổi trưa C. Buổi chiều tối D. Buổi đêm 4. (M2) Tác giả nghe được những âm thanh gì trong rừng? (0,5 điểm) 9
  10. 5. (M1) Bài văn này miêu tả cái gì? (0,5 điểm) A. Rừng cây. B. Các loài vật. C. Dòng sông D. Các loài côn trùng. 6. (M3) Em yêu thích hình ảnh nào trong bài văn? Vì sao? (0,5 điểm) Bài 2. (MĐ2) Viết các cặp từ ngữ có nghĩa giống nhau trong đoạn văn sau: (1 điểm) Bình theo bố mẹ vào Đồng Tháp. Không bao lâu, Bình nhanh chóng biết được vịt xiêm là con ngan, củ mì là củ sắn, kẹo đậu phộng là kẹo lạc, muối mè là muối vừng, Bài 3 (MĐ3) Viết câu trả lời phù hợp cho các câu hỏi sau: (1 điểm) a. Hồ Gươm ở đâu? b. Hoa phượng nở khi nào? c. Bánh chưng được làm bằng gì? d. Chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục để làm gì? 10
  11. Bài 4. (MĐ1). Nối các câu đã cho ở cột A với kiểu câu thích hợp ở cột B (0,5 điểm) A B Hãy nhìn ngắm vẻ đẹp của chú Câu cảm bướm trắng! Trong ánh nắng mặt trời vàng óng, rừng khô hiện lên với tất cả Câu khiến vẻ uy nghi tráng lệ. Những bông hoa tỏa ra mùi Câu hỏi hương ngọt ngào làm sao! Bạn đã từng đến tham quan một Câu kể khu rừng chưa? Bài 5. (MĐ2). Điền dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thích hợp vào ô trống trong mẩu chuyện sau: (0,5 điểm) Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: Kẹo bông ngon tuyệt! .Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi - Con có thấy đường rất sạch không Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo “Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta ” Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm) : Nghe viết Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Rừng cây trong nắng (Đoạn từ đầu đến bị hun nóng dưới mặt trời.) 11
  12. II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật em yêu thích. 12
  13. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (ĐỀ 4) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (5 điểm): II. Đọc hiểu ( 5 điểm): Chuyện của loài kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. (Theo Truyện cổ dân tộc Chăm) Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. (M1) Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? (0.5 điểm) A. Sống theo đàn B. Sống theo nhóm C. Sống phân chia theo cấp bậc D. Sống lẻ một mình 13
  14. 2. (M1) Việc sống đơn lẻ của loài kiến đã dẫn tới kết quả gì? (0.5 điểm) A. Loài kiến rơi vào tình trạng chết dần chết mòn. B. Những chú kiến bé thường bị loài thú bắt nạt C. Các chú kiến tự mình lao động và giàu lên trông thấy D. A và B 3. (M1) Trước việc giống nòi của mình đang chết dần chết mòn, kiến đỏ đã đưa ra những ý kiến gì? (0.5 điểm) A. Yêu cầu những chú kiến còn sống phải nghe lời mình, tôn mình làm thủ lĩnh. B. Tập hợp những chú kiến còn sống về ở chung với nhau và đào hang dưới đất làm nhà. C. Đề nghị mọi người chú ý rèn luyện sức khoẻ không để bị loài nào bắt nạt nữa. D. Tất cả các ý A, B, C 4. (M2) Hãy sắp xếp các ý sau đây để được thứ tự các công việc mà đàn kiến đã làm? (0.5 điểm) a) Tha hạt cây, hạt cỏ về để dành đồ ăn b) Những con kiến bé nhỏ tập hợp thành đàn c) Con khoét đất, con tha đất đi bỏ, chung sức đào hang. 5. (M3) Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? (0,5 điểm) Bài 2. (MĐ2) Đọc lại bài đọc “Chuyện của loài kiến” và thực hiện các yêu cầu sau: (0,5 điểm) Tìm và viết lại Tìm và viết lại 3 từ ngữ chỉ 3 từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm Bài 3. (MĐ3) Hãy đóng vai là kiến đỏ viết một câu cầu khiến dựa vào chi tiết trong câu chuyện trên. (0,5 điểm) Bài 4. (MĐ2) Điền từ ngữ trong ngoặc thích hợp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh (0,5 điểm) (con thuyền, cái đĩa, hoa sen, hoa ngâu) a) Trăng tròn như 14
  15. Lơ lửng mà không rơi Những hôm nào trăng khuyết Trông giống trôi. (Nhược Thủy) Miệng cười như thể Cái nón đội đầu như thể (Ca dao) Bài 5. (MĐ2) a. Điền d, r hoặc gi thích hợp vào chỗ chấm để giúp chú kiến tha đồ về tổ (0,5 điểm) ôm .ả giản ị anh giới ông bão củ ong .iềng b. (MĐ3) Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu văn sau: (0,5 điểm) - Vì thương dân Chử Đồng Tử và Công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa nuôi tằm dệt vải. - Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi đã về ngay. - Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã bị thua. - Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa. 15
  16. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm): Nghe viết Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Chuyện loài kiến (Đoạn từ Cả đàn nghe theo đến hết.) II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Viết đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em. 16
  17. TRƯỜNG TIỂU HỌC Họ và tên: Lớp: 3 . Thứ ngày tháng năm 20 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 20 . - 20 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 (ĐỀ 5) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc Viết Chung . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM): I. Đọc thành tiếng (5 điểm): II. Đọc hiểu ( 5 điểm): Rước đèn ông sao Tết trung thu đã đến. Mẹ Tâm rất bận nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm cỗ nhỏ: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, để bên cạnh một nải chuối ngự và bó mía tím. Tâm rất thích mâm cỗ. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. Chiều rồi đêm xuống, trẻ con bên hàng xóm bập bùng trống ếch rước đèn. Lúc đó, Tâm lại thấy không thích mâm cỗ của mình bằng đám rước đèn. Tâm bỏ mâm cỗ chạy đi xem. Tâm thích nhất cái đèn ông sao của bạn Hà bên hàng xóm. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. Tâm thích cái đèn quá, cứ đi bên cạnh Hà, mắt không rời cái đèn. Hà cũng biết là bạn thích nên thỉnh thoảng lại đưa cho Tâm cầm một lúc. Có lúc cả hai cùng cầm chung cái đèn, reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh ” (Theo Nguyễn Thị Ngọc Tú ) Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. (M1) Mâm cỗ trung thu của Tâm được bày như thế nào ?(0,5 điểm) A. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh hoa cài một quả ổi chín, một nải chuối ngự và bó mía tím. B. Một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh. C. Một quả bưởi, một quả ổi, một nải chuối ngự. D. Một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, một nải chuối, một lồng đèn, một hộp bánh. 2. (M1) Tâm thích nhất cái gì? (0,5 điểm) 17
  18. A. Mâm cỗ của mẹ. B. Đèn ông sao của bạn Hà. C. Đồ chơi của mình. D. Ba lá cờ con 3. (M1) Chiếc đèn ông sao của bạn Hà có đặc điểm gì? (0,5 điểm) A. Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ trong suốt B. Ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. C. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 4. (M2) Chi tiết nào cho thấy cuộc rước đèn trung thu rất vui? (0,5 điểm) A. Trẻ con bập bùng trống ếch rước đèn. B. Em đem mấy thứ đồ chơi bày xung quanh, nom rất vui mắt. C. Tâm và Hà cùng cầm chung cái đèn, reo : “Tùng tùng tùng, dinh dinh ” D. Trẻ con reo: “Tùng tùng tùng, dinh dinh! ” 5. (M3) Em thích hoạt động nào nhất trong ngày Tết Trung thu? Vì sao? (0,5 điểm) . . . Bài 2. a. (M2 )Xếp các từ ngữ sau vào các nhóm thích hợp: (0,5 điểm) cao lớn, mềm mại, hiền lành, độc ác, dẻo dai, bụ bẫm, vị tha, vuông vắn Từ chỉ đặc điểm Từ chỉ đặc điểm Từ chỉ đặc điểm tính cách hình dáng tính chất . . . . . . . . . . . . . b. (M2) Hãy nối vế câu ở cột A với ý thích hợp ở cột B phù hợp với nội dung bài đọc. (0,5 điểm) A B Mẹ Tâm rất bận bập bùng trống ếch rước đèn. Tâm đem mấy thứ đồ nhưng vẫn sắm cho Tâm một mâm chơi cỗ nhỏ. Trẻ con bên hàng xóm bày xung quanh mâm cỗ. 18
  19. Bài 3. (MĐ3) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1 điểm) Cây răng sư tử Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây răng sư tử. Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh. a. Viết một câu văn nêu đặc điểm về hoa hoặc lá của cây răng sư tử. . . b. Viết lại câu có hình ảnh so sánh có trong bài đọc “Cây răng sư tử”. . . c. Hình ảnh so sánh giúp em cảm nhận được điều gì? . . Bài 4. Điền s hoặc x vào chỗ chấm thích hợp để tưới những chậu hoa giúp bác nông dân nhé! (MĐ2) (0,5 điểm) uýt thịt .iên cái ọt ích oát mích 19
  20. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả (4 điểm) : Nghe viết Hành trình của hạt mầm Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. II. Tập làm văn ( 6 điểm ) Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật quê hương em. 20